Lời tâm sự:
Bạn muốn là một người giàu có hay một nhà lãnh đạo?
Cổ nhân có câu, “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, nói nôm na ra có nghĩa là: Ngọc không mài thì không sáng, con người không có học hành thì không có trí tuệ, không biết lý lẽ phải trái và không hiểu được đạo lý. Việc mài dũa một viên ngọc cũng tương tự như giáo dục một con người. Ngọc càng được mài dũa thì càng sáng, con người càng học tập thì càng tiến bộ. Tất cả các nước trên thế giới, từ nước giàu đến nước nghèo, từ dân tộc đã được xem là văn minh cho đến dân tộc chưa được xem là văn minh đều hiểu được vai trò của giáo dục tác động như thế nào đến nhân cách và sự hình thành một con người. Nhưng nếu Ngọc được mài không đúng cách và con người được dạy dỗ, học hành không đúng cách thì đó quả nhiên là một điều tai hại.
Chúng ta cũng cần nhìn nhận lại một cách hết sức nghiêm khắc: chúng ta, ai cũng muốn thành đạt, ai cũng muốn có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đó là mong muốn chính đáng của tất cả mọi người. Người Pháp có câu, "Vouloir c'est pouvoir" (muốn là được), điều đó có nghĩa là nếu mong muốn của con người nếu chính đáng thì họ hoàn toàn có khả năng đạt được điều đó. Bạn muốn thành đạt? Bạn muốn có một gia đình ấm no hạnh phúc? Đó là mong muốn của bạn và tôi hoàn toàn không phản đối. Nếu bạn muốn thành đạt và giàu có và thật sự quyết tâm tôi tin chắc là bạn sẽ đạt được điều đó. Những người giàu có xung quanh bạn có đầy rẫy, phàm thì trung bình cứ mười người thì có đến hai người giàu có và tổng tài sản của hai người đó có thể bằng tổng sổ tài sản của cả tám người còn lại cộng chung lại với nhau. Người giàu có thì có đầy rẫy xung quanh chúng ta nhưng những bậc vĩ nhân, những nhà lãnh đạo kiệt xuất của đất nước thì mấy trăm năm mới xuất hiện một lần. Vậy bạn mong muốn là một người giàu có bình thường hay là một bậc vĩ nhân, một nhà lãnh đạo kiệt xuất?
Tại sao tôi lại đến đây?
Trước đây tôi quan niệm công việc lãnh đạo như thế nào?
Tôi đến đây là để mong muốn làm lãnh đạo vì trước đây tôi đã có khao
khát làm lãnh đạo. Trước đây tôi quan niệm, nếu bạn là một nhân viên
bình thường thì thành công của bạn rất có thể chỉ là của riêng bạn nhưng
khi bạn là một nhà lãnh đạo kiệt xuất thì thành công của bạn cũng chính
là thành công của công ty, tổ chức nơi bạn làm việc. Như vậy không có
lý do gì để tôi không trở thành nhà lãnh đạo vì tôi muốn thành công và
đem lại thành công cho người khác. Dân gian có câu, “Nhà dột là dột từ
nóc”, nếu tầng lớp lãnh đạo ngu si, nhân dân chắc chắn phải nghèo khó,
dân tộc chắc chắn phải chịu lầm than.
Sau mười ngày học tập, tôi quan niệm công việc lãnh đạo như thế nào?
Sau mười ngày học tập, tôi quan niệm công việc lãnh đạo như thế nào?
Có thể nói sau mười ngày thì tôi rất hài lòng với những gì mà các giáo
sư dạy cho tôi. Những kiến thức mà các giáo sư dạy có thể trước đây tôi
đã được đọc trong sách rồi hoặc có nghe người khác nói đôi lần rồi nhưng
dường như tất cả chỉ là “gió thoảng mây trôi” hoặc là tôi chưa đủ can
đảm để làm điều đó vì thiếu niềm tin hay chưa nhận được sự dạy dỗ đúng
cách. Tôi nhận ra sự khác biệt lớn của một người tự học và một người học
trong môi trường giáo dục chính quy. Tôi nhận được giá trị đào tạo và
giá trị đạo đức từ các giảng viên, các bậc đàn anh, những người đã thành
công và có kinh nghiệm giảng dạy trong nước cũng như quốc tế. Nhân đây
cũng xin nhắc đến một người mà tôi cực kì yêu mến, kính trọng và đã đọc
và chiêm nghiệm nhiều tác phẩm của ông, Nguyễn Hiến Lê (1912–1984), ông
là nhà văn, học giả, dịch giả, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc
lập. Tuy nhiên theo quan điểm của tôi thì quan điểm và cách nhìn nhận
của Nguyễn Hiến Lê cũng có nhiều chỗ sai và nhiều chỗ chưa hợp lí vì đơn
giản ông là một người tự học.
Vậy thành công lớn nhất của tôi trong mười ngày qua là gì?
Sau mười ngày học tập và làm việc, có thể nói có hai điều đã làm cho tôi tâm đắc và thích thú nhất:
Thứ nhất, NHÀ LÃNH ĐẠO HƯỚNG THIỆN của thầy Nguyễn Thành Nhân. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi được nghe về cụm từ này. Trước đây tôi đã đọc nhiều sách về làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo; cách làm giàu như thế nào; thế nào là sống đẹp; cách thức và ngôn ngữ tư duy toàn cầu; những nguyên tắc, lý lẽ để bạn có thể trở nên giàu có; cách khai phá nguồn nội lực của bản thân… nhưng có lẽ điều làm tôi thích thú nhất chính là thế nào là một một NHÀ LÃNH ĐẠO HƯỚNG THIỆN. Trước đây tôi có khao khát làm lãnh đạo, ngọn lửa ấy cứ âm ỉ cháy trong lòng nhưng không thể bùng sáng lên và cháy lên một cách mạnh mẽ được vì tôi chưa trả lời được câu hỏi, “TÔI ĐỌC NHỮNG THỨ ẤY ĐỂ LÀM GÌ?” – “ĐỘNG LỰC NÀO LÀ LỚN NHẤT KHIẾN CHO TÔI QUYẾT TÂM MÌNH PHẢI LÀM BẰNG ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ?”
Hãy trả lời một số câu hỏi nhỏ và tưởng tượng một số viễn cảnh sau đây:
“Khi làm lãnh đạo tôi có thực sự muốn giúp người khác chứ? Và giúp bằng cách nào? Tôi sẽ hành xử như thế nào khi mà cấp dưới của tôi làm sai việc – đôi lúc họ làm những việc thật sự ngớ ngẩn? Tôi sẽ đứng trên vai người khác để làm việc chứ? Tôi sẽ thừa hưởng thành quả của nhóm vì họ chỉ đơn giản là những người làm thuê cho tôi – không hơn, không kém. Tôi sẽ quan sát hay làm việc chung với họ như một thành viên của nhóm?”
“Liệu tôi có thể dùng gậy bóng chày đập tung của kính phòng hợp và quát
thẳng vào mặt các nhân viên trong một cuộc hợp cao cấp của công ty? Tôi
sẽ dùng chân đạp tung thùng rác nằm gần đó, dùng tay đập bàn, chỉ thẳng
vào mặt các nhân viên vì họ làm sai việc? Kí một vài lá đơn buộc một số
người thôi việc vì làm việc không hiệu quả. Trong lúc đó thì các nhân
viên chỉ làm một công việc duy nhất là ngồi đó lắng nghe, nhìn họ thật
tội nghiệp…”
“Khi làm lãnh đạo thì tôi sẽ vơ vét và bỏ túi riêng được nhiều hơn? Tôi sẽ có một gia đình hạnh phúc, giàu có và thành đạt?”
“Ôi một viễn cảnh mơ mộng…”
Đương nhiên là không? Tôi hiểu được điều đó, và đó là giá trị đào tạo
lớn nhất mà tôi có được sau mười ngày. Điều mà tôi nhận ra và tâm đắc
nhất là, “LÀM LÃNH ĐẠO LÀ PHẢI BIẾT HI SINH”.
Hoan hô, vậy là giấc mơ và khát vọng làm lãnh đạo lại cháy lên một lần nữa và mạnh mẽ hơn bao giờ hết…
Hoan hô, vậy là giấc mơ và khát vọng làm lãnh đạo lại cháy lên một lần nữa và mạnh mẽ hơn bao giờ hết…
Thứ hai, “MADE IN VIETNAM” (theo thầy Nguyễn Trần Quang thì cụm từ này
có nghĩa là “TỰ HÀO VIỆT NAM”). Trước đây, tôi và bạn đã nhiều lần thậm
chí rất nhiều lần bắt gặp cụm từ này ở một nơi nào đó: trong trường học,
phòng khách, nhà vệ sinh, nhà hàng, siêu thị, rạp chiếu bóng, nhà ga,
sân bay, hay trên một trang quảng cáo nào đó của nước ngoài, hay tại một
hội nghị quốc tế… Nếu là một người hay xem bóng đá và có lần bạn xem
đội bóng thành Luân Đôn Arsenal thi đấu tại sân nhà Emirates bạn sẽ thấy
một dòng chữ nhỏ thỉnh thoảng chạy ngang các biển quảng cáo trên sân,
“HOANG ANH GIA LAI VIET NAM”.
Trước đây tôi và bạn có nhiều lần khi đi mua một món hàng nào đó, có đôi
khi chúng ta nhìn thấy dòng chữ “made in vietnam” trên bao bì của sản
phẩm rồi nhẹ nhàng đặt sản phẩm đó xuống đi tìm một món hàng khác theo
chúng ta là hợp lý hơn, đáng để mua hơn vì theo chúng ta, cứ cái gì hễ
“made in vietnam” là dở, là kém chất lượng.
Tôi xin kể cho bạn nghe một câu chuyện cổ tích giữa cuộc sống hiện đại
đời thường sau đây: Trong cuộc Khủng hoảng kinh tế châu Á những năm 1997
– 1999, đất nước Hàn Quốc lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng: nợ
nước ngoài khổng lồ; các công ty nước ngoài rút các khoản đầu tư lớn ra
khỏi các dự án thuộc Hàn Quốc; các công ty trong nước nợ các ngân hàng
trong nước; các ngân hàng trong nước lại nợ các ngân hàng nước ngoài;
thị trường chứng khoán bị tê liệt; đồng Won mất giá liên tục so với USD…
Điều kiện kinh tế hiện tại dễ dẫn đến sự đổ vỡ hàng loạt do chính quản
lý kinh tế vĩ mô yếu kém, bong bóng đầu tư kinh tế đã đến hồi đỗ vỡ
(hiệu ứng Domino và bong bóng trong kinh tế). Hàn Quốc từ một quốc gia
được mệnh danh là Rồng châu Á phút chốc bỗng trở thành… “Rồng giấy”. Vậy
giữa lúc “dầu sôi lửa bỏng” đó, đất nước Hàn Quốc đã làm gì? Người dân
Hàn Quốc đã làm gì? Họ từ bỏ thói quen uống cà phê, ngay cả giới công
chức văn phòng vốn đã quen với việc dùng cà phê và cà phê lúc này đã là
một thức uống ưa thích. Chính phủ thực hiện chính sách “thắt lưng buộc
bụng” và khuyến khích người dân trong nước xài hàng quốc nội chứ không
xài hàng ngoại quốc để kiến thiết đất nước. Chính phủ huy động quốc dân
quyên góp tiền vàng ủng hộ chính phủ. (Dân tộc Việt Nam đã làm được điều
này năm 1945). Cả dân tộc Hàn Quốc lúc này bắt tay vào việc kiến thiết
đất nước trước tên hết bằng những hành động nhỏ nhất “MADE IN KOREA”.
Vậy là sau hai năm kể từ cuộc đại khủng hoảng nổ ra (1999), Hàn Quốc là
nước đầu tiên ở châu Á thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và đến năm 2000
thì Hàn Quốc đã trả hết nợ của nước ngoài. Trong cuộc khủng hoảng Kinh
tế - Tài chính toàn thế giới 2007 – 2010, sau đúng gần một thập niên,
cũng bằng những chính sách tương tự, đất nước Hàn Quốc lại một lần nữa
là nước đầu tiên thoát khỏi khủng hoảng nhanh hơn rất nhiều so với các
nước khác trên thế giới. Một lần nữa người dân của xứ sở Kim Chi đã viết
nên “kì tích sông Hàn”, thật đáng khâm phục!
Vậy thì bạn và tôi, những người công dân Việt Nam, những con người tự
hào mình là “con rồng cháu tiên”, chúng ta vẫn tự hào mình là một trong
những dân tộc thông minh, gan dạ và dũng cảm nhất thế giới vì đã từng
đánh bại những nước thực dân và đế quốc hùng mạnh nhất thế giới trong
thế kỉ 20. Chún ta sẽ làm gì để chấp cánh cho cánh diều Việt Nam bay
trên bầu trời thế giới? Chỉ bằng những suy nghĩ, tính toán, hay những
câu hô khẩu hiệu dường như vô hồn và đã quá NHÀM CHÁN với tất cả chúng
ta? Không, chúng ta PHẢI HÀNH ĐỘNG… Chỉ có hành động mới là cách đem lại
lợi ích và hiệu quả thiết thực nhất.
Có nhiều bạn trẻ đã nói với tôi, “THẾ HỆ NÀY (THẾ HỆ CỦA CHÚNG TA) LÀ
THẾ HỆ DẤN THÂN”, càng nghĩ tôi càng thấy thích thú và tâm đắc với câu
nói đó. Tôi muốn gửi gắm thông điệp đó đến các bạn. Đương nhiên, “sự dấn
thân nào cũng nên có tổ chức”.
22/6/2010
22/6/2010
Hồ Quốc Nam