Labels (CÁC THỂ LOẠI):

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

MỘT VÀI BẤT CẬP CỦA THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Luật Doanh nghiệp 2005 là văn bản pháp lý quan trọng giúp các nhà đầu tư, kinh doanh dễ dàng hơn trong việc khởi sự một doanh nghiệp. Mặc dù vậy theo tôi luật vẫn còn một vài điểm bất cập gây phiền hà cho các nhà đầu tư, kinh doanh trong giai đoạn khởi sự này.

Đầu tiên cần phải nói đến là đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp theo điểm a, khoản 2, Điều 13: “Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.” Theo tôi, Nhà nước nên loại luôn các đối tượng này ra khởi đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp. Việc chứng minh các tổ chức, cá nhân này có hay không thu lợi riêng cho mình là bất khả thi trong cơ chế quản lý còn nhiều lỏng lẻo của nước ta hiện nay. Việc các công ty lớn của Quân đội như Viettel, Dầu khí độc quyền một số ngành quan trọng của đất nước sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh cùng ngành nghề. Bên cạnh đó, việc các Tổng Giám đốc mang hàm tướng đi kinh doanh tại các đơn vị này tạo nên những tiền lệ “không giống ai.” Họ có thể tận dụng quyền thế, quan hệ của mình để chèn ép các đối thủ trong cùng lĩnh vực. Hiện nay, Bộ Quốc phòng đang quản lý khoảng 104 doanh nghiệp hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam như: Ngân hàng, Viễn thông, Dệt may, Da giày, Dược phẩm, Bất động sản,... Theo tôi đây là một thực tế rất đáng báo động.

Thêm nữa là việc hạn chế những người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, thành viên hợp danh của công ty hợp danh; thành viên hợp tác xã; chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân; vi phạm nghĩa vụ nộp đơn mở thủ tục phá sản hoặc có hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp bị phá sản có thể bị cấm quản lý, thành lập doanh nghiệp trong ba năm sẽ gây khó khăn cho các chủ thể này tiếp tục công việc kinh doanh của mình theo điểm g, khoản 2, Điều 13, Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Phá sản 2014. Ông bà ta thường hay nói “thương trường là chiến trường”, do đó việc các cá nhân, tổ chức nộp đơn xin phá sản là chuyện thường ngày ở huyện. Tuy nhiên do một số vướng mắc trong pháp lý, thủ tục về phá sản doanh nghiệp hiện tại ở nước ta còn nhiều bất cập. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam khi nộp đơn xin phá sản phải mất thời gian lên đến gần năm năm. Điều này dễ tạo ra hiện tượng “bỏ của chạy lấy người” của các doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian gần đây. Theo tôi nghĩ việc vi phạm nghĩa vụ nộp đơn mở thủ tục phá sản hoặc có hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp bị phá sản chỉ nên chế tài bằng cách phạt tiền thật nặng chứ không nên cấm các đối tượng vi phạm thành lập doanh nghiệp thời hạn lên đến ba năm. Điều này gây hạn chế cho việc “thua keo này ta bày keo khác” của các cá nhân, tổ chức khi doanh nghiệp của họ gặp thất bại.

Thứ ba cần phải kể đến là hợp đồng trước đăng ký kinh doanh. Khoản 3, Điều 14 quy định: “Trường hợp doanh nghiệp không được thành lập thì người ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm tài sản về việc thực hiện hợp đồng đó.” Theo tôi, cần phải quy định rõ ràng cho người chịu trách nhiệm trong trường hợp doanh nghiệp không được thành lập. Theo đó, cần quy trách nhiệm cho tất cả các bên liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp. Từ đó cần bỏ quy định người ký kết hợp đồng chịu trách nhiệm tài sản về việc thực hiện hợp đồng đó. Rõ ràng, việc chứng minh các bên liên quan đến việc ký hợp đồng trước đăng ký kinh doanh là rất dễ dàng.

Thứ tư, trong việc thành lập doanh nghiệp thì việc biết được lĩnh vực nào bị cấm kinh doanh theo quy định của Nhà nước là rất quan trọng. Tuy nhiên theo Luật Doanh nghiệp, mà cụ thể là khoản 1, Điều 24 lại nói rất chung chung về lĩnh vực cấm kinh doanh. Theo tôi, Chính phủ nên có nghị định quy định cụ thể về các lĩnh vực này, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi muốn kinh doanh một lĩnh vực mới.

Thứ năm, thực tế trong việc thành lập doanh nghiệp hiện nay, việc kiểm tra vốn điều lệ của các doanh nghiệp rất lỏng lẻo. Điều này có thể gây khó khăn trong việc giải quyết các rắc rối pháp lý phát sinh sau này khi căn cứ vào vốn điều lệ của doanh nghiệp. Tôi có nhiều người bạn cùng nhau thành lập công ty cổ phần, họ thực chất không góp đồng vốn nào vào công ty nhưng vẫn nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với số vốn điều lệ lên đến năm trăm triệu, một tỷ, thậm chí hai tỷ đồng. Theo tôi, tình trạng tồn tại vốn ảo là rất phổ biến tại các doanh nghiệp mới được thành lập hiện nay. Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp đã được thành lập lâu năm, am hiểu về pháp luật nhưng vẫn cố tình đăng ký vốn ảo thật cao cũng chiếm một tỷ lệ lớn. Để khắc phục được tình trạng này, theo tôi việc đăng ký vốn không nên tuỳ tiện như hiện tại. Bên cạnh đó, công tác kiểm toán tài sản của Nhà nước cần được minh bạch, tránh trường hợp khai gian làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các đối tác làm ăn với doanh nghiệp sau này.
 
16.10.2014
Hồ Quốc Nam

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Đôi lời cảm nhận về STARTUP WHEEL 2014

LTS: Bài viết của một người bạn chung nhóm khởi nghiệp, thấy hay và cần thiết để đánh dấu một giai đoạn khởi nghiệp nên lưu lại.

Thật may mắn, tôi biết cuộc thi khởi nghiệp STARTUP WHEEL khi chỉ còn một ngày nữa là hết hạn đăng ký. Vội vàng điền vào tờ đăng ký và nộp cho BTC với niềm phấn khởi, háo hức mong cuộc thi diễn ra. Sự chờ đợi cuối cùng cũng đã đến, tôi được thuyết trình, được giới thiệu về dự án NHA ĐAM AN NHIÊN của nhóm và tiếp sau đó là cả một thời gian thật tuyệt vời với STARTUP WHEEL.


Với tuổi trẻ nhiều khát vọng và chí cầu tiến cao, tôi tự thấy mình kiên trì thì đủ, ý chí thì thừa nhưng vốn sống, kinh nghiệm còn ít nên khi đến với cuộc thi điều tôi mong mỏi nhất là được nghe ý kiến góp ý, nhận xét, đánh giá từ những người đi trước và tìm được người cố vấn cho nhóm để có thể giảm thiểu rủi ro, đi đúng hướng ngay từ những bước đi đầu, hiệu quả hơn và đến thành công nhanh hơn. Lúc đó trong tôi chỉ có một khát vọng duy nhất là tìm cách để phát triển dự án NƯỚC NHA ĐAM AN NHIÊN một cách hiệu quả nhất. Nhưng dường như khi đến cuộc thi tôi có được nhiều hơn những mong muốn lúc đầu. Trước đó tôi có tham gia một vài tổ chức và lớp học bên ngoài nhưng điều lớn nhất, và khác biệt nhất ở BSSC mà tôi cảm nhận đó là sự CHÂN THÀNH, TÂM HUYẾT và thật sự BSSC mong muốn cho chúng tôi cũng như những dự án được phát triển tốt nhất. BSSC đang làm đúng như tên gọi của mình: TRUNG TÂM HỖ TRỢ THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP. Nhiều khi tôi tự hỏi, không biết các anh chị hỗ trợ chúng tôi như vậy thì lấy kinh phí đâu để trang trải. Chúng tôi được đào tạo miễn phí gần một tháng, được tham gia thuyết trình trước nhà đầu tư và trưng bày sản phẩm của mình trong hội trường với sự chuẩn bị chu đáo của BTC. Nhiệm vụ duy nhất của chúng tôi là làm thật tốt dự án của mình, còn những khâu chuẩn bị khác để BTC lo. Và tôi biết để làm được những điều đó BTC cũng phải đầu tư và chuẩn bị cả nhân sự, thời gian, và tiền bạc từ trước đó rất nhiều.


Nhóm chúng tôi may mắn được nhận giải DỰ ÁN ĐƯỢC NHIỀU NHÀ ĐẦU TƯ NHẤT. Đó là một điều bất ngờ cũng như niềm tin để chúng tôi bước tiếp con đường phía trước của mình. Nếu nói lời cám ơn BTC và BSSC rất nhiều thì có lẽ chưa diễn đạt lên hết thành ý cũng như tình cảm của tôi dành cho nơi này. Và cho dù có nói bao nhiêu lời cám ơn đi nữa thì cũng sẽ không đủ bằng những hành động, việc làm của mình. Và điều đầu tiên mà tôi cũng như An Nhiên có thể làm là mỗi ngày một lỗ lực hơn, học hỏi, trao dồi nhiều hơn để ngày càng phát triển, giỏi hơn mỗi ngày và làm được nhiều điều có ý nghĩa hơn để không khỏi phụ lòng những người đã yêu thương và giúp đỡ mình. Mong rằng cả An Nhiên cũng như mọi người sẽ thật đoàn kết để cùng nhau vững bước đi trên con đường của mình từ đó tạo ra nhiều giá trị hơn cho cuộc sống.

Thân!
TPHCM, 17/9/2014
By Nguyen Hue

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

“Pháp trị” – Một vài điều còn nhầm lẫn!

Nhiều bạn bè của tôi vẫn phủ nhận vai trò của Pháp luật để đảm bảo một xã hội có kỷ cương. Họ nói nhiều về “pháp trị”, “đức trị”, “nhân trị”… nhưng có vẻ không đủ kiến thức để thật sự hiểu những khái niệm rất căn bản của Luật học này. Dĩ nhiên tôi nói “không đủ kiến thức” không nhằm mục đích phê phán mà chỉ muốn làm rõ một số sự vật, hiện tượng, đưa nó về đúng bản chất của nó. Tôi cũng chẳng phải hay ho gì nhưng ít ra là người được đào tạo bài bản về Luật. Trong bài viết này, tôi sẽ nêu lên một vài điểm mà một số người còn nhầm lẫn.

Trong bài viết này, tôi xin tập trung nói về “pháp trị.” Khi nói đến “pháp trị”, chúng ta không thể bỏ qua một nhân vật cực kì quan trọng là Hàn Phi, học trò của Tuân Tử, sống vào cuối đời Chiến Quốc. Mặc dù Tuân Tử sùng bái Đạo Nho, vốn đề cao khí tiết Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của người quân tử để xây dựng một xã hội phong kiến thịnh trị thì Hàn Phi lại phủ định tính đạo đức của Đạo Nho. Ông tự sáng lập ra triết lý chính trị riêng, có giá trị rất đáng kể trong việc xây dựng học thuyết Pháp trị của nhà nước phong kiến Trung Hoa tập quyền. Học thuyết Pháp trị của Hàn Phi không những ảnh hưởng mạnh mẽ ở Trung Quốc mà còn tạo được dấu ấn tại các nước lân bang như Triều Tiên, Nhật Bản và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác trong đó có Việt Nam.

Học thuyết Pháp trị của Hàn Phi có ba điểm chính: Thứ nhất, mọi pháp luật đều do vua, quan ban ra và người dân phải tuân theo; thứ hai, thưởng phạt của cấp trên dành cho cấp dưới phải công minh dựa trên công và tội; thứ ba, pháp luật đại diện cho lẻ công bằng của xã hội và đại diện uy quyền tối thượng của nhà vua.

Hàn Phi

Học thuyết của Hàn Phi có nhiều mặt tích cực cũng như tiêu cực trong hoàn cảnh xã hội Trung Quốc đương thời có nhiều rối ren do sự tranh giành của các chư hầu. Để quy giang sơn về một mối và an nhiên thiên hạ sau một cuộc bể dâu của hơn 500 năm thời Xuân Thu và Chiến Quốc thì học thuyết của ông đã tỏ ra có giá trị. Người hâm mộ cuồng nhiệt nhất, áp dụng học thuyết của Hàn Phi một cách triệt để là Tần Thuỷ Hoàng. Sau khi diệt được các kình địch là Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Nguỵ, vua, quan nhà Tần đã đặt ra pháp luật một cách hà khắc để cai trị dân đen. Và hậu quả của nhà Tần ra sao thì chắc hậu thế cũng đã rõ.

Ngày nay, khi nhắc đến “pháp trị”, nhiều người còn lầm tưởng về một thời kỉ luật sắt với những thanh gươm dính đầy máu. Thực tế khi nhắc đến pháp trị ngày nay, người ta muốn đề cập đến những quốc gia có nền pháp trị ổn định, là những quốc gia có nền pháp luật được xây dựng dựa trên những giá trị tự do dân chủ thời hiện đại như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp, Đức…

Nền pháp trị hiện đại không dựa trên nền tảng sắt, máu của Hàn Phi Tử hơn 2.000 năm trước mà được xây dựng trên tư tưởng của các Triết gia về Pháp quyền hiện đại như Montesquieu, Jean-Jacques Rousseau, Niccolò Machiavelli, John Locke, Thomas Hobbes, Denis Diderot… Học thuyết của các thuyết gia trên được Triết gia hậu bối là Max Weber tổng kết trong những ngôn từ thật ngắn gọn nhưng đầy đủ: “Ưu thế của luật pháp!.”

Montesquieu nổi tiếng với lý thuyết tam quyền phân lập

Để phân biệt hai khái niệm pháp trị của Hàn Phi Tử và các học giả về Triết học pháp quyền, các học giả phương Tây ngày nay chia pháp trị ra làm hai loại: Rule by Law (cai trị bằng pháp luật), đại diện tiêu biểu là Hàn Phi và Rule of Law (sự thống trị của pháp luật), đại diện là các học giả tiêu biểu mà tôi đã nêu. Sống dưới xã hội cai trị bằng pháp luật, người dân phải chịu đựng sự hà khắc của pháp luật mà vua, quan đặt ra. Luật pháp là ưu thế của nhà cầm quyền do giai cấp thống trị xã hội quyết định. Còn sống dưới một xã hội mà pháp luật thể hiện được vị trí thượng tôn của mình thì mọi người đều phải ở dưới pháp luật và chịu sự chi phối của pháp luật. Theo nghĩa thứ hai, pháp trị sẽ hoàn toàn mang ý nghĩa tốt đẹp vốn có của nó và đảm bảo ba chức năng: Thứ nhất: pháp trị là công cụ quản trị xã hội và là cán cân điều chỉnh quyền lực của nhà nước để tránh một chế độ độc tài, lạm quyền; thứ hai, pháp trị như là cán cân công lý và mọi người đều được bình đẳng; thứ ba, pháp trị là thẩm quyền tài phán phải được tuân thủ theo thủ tục tố tụng đã định trước trên nguyên tắc số đông.

Một vài người cho rằng chúng ta không thể xây dựng được một xã hội pháp trị tốt đẹp do dân ngu, dân hèn, dân dốt… Nói chung là họ đỗ mọi tội lỗi cho người dân. Đứng trên góc độ của một người học Luật, tôi cho rằng chúng ta sẽ xây dựng được xã hội dân sự đáng mơ ước, chỉ cần chúng ta xây dựng được cơ chế tốt cho việc lập pháp được diễn ra theo một cơ chế có khoa học dựa trên các học thuyết dân chủ hiện đại. Ở đó, hệ thống lập pháp sẽ như một cơ thể chính trị có khả năng tự miễn dịch, tự đào thải được những căn bệnh thăm căn cố đế của xã hội. Dĩ nhiên, để tạo được một cơ thể lập pháp tốt, chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi rất nhiều những quốc gia tiến bộ hơn chúng ta cả trăm năm về trình độ lập pháp mà không cần phải “sáng tạo” như cách chúng ta vẫn đang làm. Nói đến đây, nhiều người lại cho rằng Việt Nam có những cái riêng biệt, cái đặc thù, tôi cho rằng đó là sự nông cạn do thiếu hiểu biết khi tự cho mình là ngoại lệ khi không tin vào các giá trị mang tính phổ quát của nhân loại.
 
04.9.2014
Hồ Quốc Nam
http://hoquocnam.blogspot.com

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Mác – Lê đã lỗi thời!

Lênin là một chính trị gia thuần tuý, không có gì đóng góp cho Triết học thì không đáng bàn. Những lời lẻ của các chính trị gia màu mè, hoa, lá, cành… không có giá trị khoa học thì không đáng để quan tâm. Viết lách để phục vụ cho mục đích chính trị của mình thì tôi xem đó là những thằng điếm chính trị. Chỉ có khoa học được thực chứng một cách rõ ràng mới là thước đo cho sự đúng đắn, lỗi lạc của một con người.

Còn Mác được xem là một Triết gia. Vậy ông đóng góp được gì cho nền Triết học? Nhiều người cho rằng đóng góp lớn nhất của Mác cho Triết học là Học thuyết Giá trị thặng dư. Nhiều người xếp Mác vào hàng Kinh tế gia hơn là Triết gia bởi những đóng góp của ông cho Kinh tế học.

Xin thưa ai học về Kinh tế, cộng với một cái đầu biết suy nghĩ, cộng với một ít lương tri sẽ thấy được nhiều sai sót nghiêm trọng của cái gọi là Học thuyết Giá trị thặng dư. Ai không có cơ hội học Kinh tế, chỉ cần đọc một vài cuốn sách cơ bản về Kinh tế vi mô, động não một tí cũng sẽ phát hiện ra cái sai trong học thuyết của Mác. Điều kiện đặt ra ở đây là người đọc sách phải có đầu óc bình thường, không mơ tưởng mình đang ở trên mây, không mơ tưởng về một thiên đường giả tạo!

Giá trị thặng dư là cái gì?

Học thuyết giá trị thặng dư là phát minh quan trọng thứ hai sau biện luận duy vật lịch sử của Marx. Nội dung chính của học thuyết phát biểu rằng sản xuất và chiếm hữu giá trị thặng dư là hình thức đặc biệt trong chủ nghĩa tư bản về sản xuất và chiếm hữu sản phẩm thặng dư, nghĩa là hình thức cao nhất của sự tha hóa con người đối với hoạt động của mình, đối với sản phẩm từ hoạt động đó, đối với chính mình, đối với người khác.

Trong học thuyết này Marx đưa ra công thức T-H-T’ (tiền-hàng hóa-tiền) để minh họa cho sự biến đổi của vốn (tư bản) dạng tiền sang dạng hàng hóa và cuối cùng quay trở lại dạng tiền ở mức cao hơn mức ban đầu một lượng ΔT (nghĩa là T’=T+ ΔT). Bởi tất cả giá trị được tạo thành trong quá trình biến đổi thông qua sản xuất hàng hóa là do lao động (theo Thuyết giá trị về lao động), mà chủ yếu là lao động của người làm thuê, nên giá trị thặng dư ΔT cũng là giá trị do lao động kết tinh. Tuy nhiên, giá trị này không được chia đều cho những người trực tiếp làm ra nó, mà thuộc quyền sở hữu của chủ tư bản.

Có một số người cho rằng giá trị thặng dư hoàn toàn là của người làm thuê tạo ra trong khi nhà tư bản không đóng góp chút gì. Để tránh được sự hiểu lầm như trên ta nên đi sâu tìm hiểu phân tích thêm về cả một guồng máy nào đã tạo nên giá trị thặng dư:

Nó sai như thế nào?

Ta gọi toàn bộ số tiền dôi ra trong quá trình kinh doanh sản xuất nói chung là giá trị thặng dư: ΔT=m thì ta nên phân tách m thành nhiều phần nhỏ là các thành tố trong toàn bộ bộ máy (doanh nghiệp) đã tạo ra m như sau:

m= m1 + m2 + m3 +m4 + m5 + m6 + m7 + m8 + m9 + m10 +...

Trong đó:
m1: là phần tiền bù đắp cho tỉ lệ lạm phát để đảm bảo giá trị của đồng tiền theo thời gian |Tt|=|Ts+m1| (chẳng hạn là năm sau thì 11 đồng mới có giá trị bằng 10 đồng năm trước)
m2: giá trị thặng dư của lao động quá khứ tích lũy trong tư bản (được hiểu là tiền đẻ ra tiền mà không phải làm gì cả ví dụ được tính tương đương với lãi suất trái phiếu chính phủ hoặc lãi suất ngân hàng trừ đi tỉ lệ lạm phát. Do đó LSNH=m1+m2;
m3: công của nhà tư bản đã có ý tưởng và có công xây dựng nên bộ máy (công ty chẳng hạn) sản xuất ra giá trị thặng dư này
m4: Chi phí trả cho sự mạo hiểm do nhà tư bản đã đầu tư vốn
m5: Trả cho nhà tư bản đã có công quản lý vận hành đào tạo công nhân.
m6: Trả cho các lao động đặc biệt của nhà tư bản mà các lao động này người công nhận không thể làm thay được.
m7: trả lại tiền ăn học cho nhà tư bản.
m8: trả cho công của nhà tư bản đã tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo đà phát triển cho xã hội giảm tỷ lệ thất nghiệp đỡ tránh các tệ nạn do bần cùng hóa xã hội như: ăn xin, trộm cắp,thất học, buôn gian bán lậu...
m9: thuế. Tại sao phải đóng thuế? Các sắc thuế ngoài việc thu về các phần đóng góp của quốc gia trong hoạt động của doanh nghiệp còn có ý nghĩa điều tiết lại giá trị thặng dư nhà tư bản đã bóc lột nhân công (nếu có)
m10: của người lao động tạo ra.

Xin các ngài đừng tiếp tục ôm xác chết! Mỗi lần nghe đến Học thuyết Mác - Lê là tôi muốn nôn mửa!

21.8.2014
Hồ Quốc Nam

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

Bút lực

Gần đây, sức viết của mình bắt đầu trì trệ. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân trực tiếp, sâu xa nhất thì chính mình mới hiểu. Đó là sự trì trệ về cả tâm hồn lẫn thể xác, về những mối quan tâm vô bổ, không tập trung, không đóng góp thiết thực cho sự phát triển về nhân cách, tinh thần một cách lâu dài.

Khi chúng ta sống không như một người đàn ông, một người có trách nhiệm thực sự thì đừng mong gì những bài viết chứa đựng nhiều kiến thức, những việc tầm thường nhất chúng ta cũng sẽ làm không xong. Mình rơi vào trạng thái đó cũng đã khá lâu khi công tâm nhìn lại những bài viết của mình trong thời gian vừa qua.

Phải tự đánh thức mình dậy, phải tự lấy lại cân bằng trong cuộc sống, sống như một người đàn ông thực thụ có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Những điều mình vừa nói nghĩ có vẻ đơn giản nhưng để thực hiện được nó phải mất cả một đời người.

Mình còn nhiều ước mơ, dự định thật đẹp phía trước!
 
Cố lên!

24.7.2014
Hồ Quốc Nam

Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Môn Văn học và cây bàng mùa đông

Nghe lời than thở của đứa em vừa thi xong môn Văn, đại học khối D, chợt nhớ đến câu nói của thầy Vũ Thành Tự Anh: “Nếu học sinh được phép tả cây bàng mùa đông đúng như chúng quan sát thì có thể chúng ta đã có một nền giáo dục khác.”

Gọi điện cho đứa em vừa thi đại học xong hỏi làm bài như thế nào, nó trả lời Văn không làm được do thầy cô ôn không trúng đề. Hôm qua nghe Toán, Anh làm được thấy mừng mừng – mặc dù đề Toán, Anh năm nay được đánh giá khá cam go - hôm nay nghe không làm được cũng tội nghiệp con nhỏ.

Đêm qua trước khi thi mình đã dặn nó môn Văn nghĩ như thế nào thì viết như thế nấy. Lập dàn bài cho kỹ càng để cho ý tứ, cách triển khai vấn đề mạch lạc là được. Mình thắc mắc, học Văn mà ôn theo tủ, theo dạng đề là chết chắc. Vì môn Văn chỉ cần sửa vài chữ là chúng ta đã có một cách ra đề, một dạng đề mới.

Theo mình nghĩ môn Văn thì không có đúng, sai, miễn sao các em trình bày bài viết, quan điểm của mình một cách rõ ràng, lô-gíc là được. Thầy cô nên tập cho học sinh phân tích, bình luận vấn đề để mở rộng tư duy, đào sâu suy nghĩ hơn là cứ nhại đi, nhại lại theo văn mẫu.

Có vẻ đó là thực tế đúng khi hầu hết cử nhân các ngành như Báo Chí, Ngữ Văn, Sư phạm Văn, Luật… những ngành được xem là hổ báo môn Văn học - vì các em này thi khối C, D và trong bốn năm ở giảng đường đại học các em sử dụng kỹ năng viết lách khá nhiều - đến khi ra trường bảo viết bài bình luận 1.000 chữ về một vấn đề xã hội làm cũng không xong.

Lướt qua đề thi môn Văn khối D năm nay mình thấy đề thi ra khá hay, không ép học sinh phải học thuộc lòng mà tập trung vào kỹ năng phân tích, triển khai vấn đề của các em. Đề thi năm nay đã theo hơi hướng cách ra đề của đề thi tốt nghiệp Phổ thông trung học của Pháp và đề thi đại học của Hoa Kỳ mà mình đọc được. Đề thi của Pháp có thể xem ở đây: http://triethoc.edu.vn/vi/ban-tin-triet-hoc/thoi-su-triet-hoc/thi-thpt-2014-cac-chu-de-triet-hoc_383.html. Còn đây là đề thi của Hoa Kỳ: http://hocthenao.vn/2014/06/26/de-thi-dai-hoc-co-le-la-kho-nhat-the-gioi-tran-tuan-minh/.

Có lẽ do cách dạy và học Văn như hiện nên ngữ pháp, chính tả, đặc biệt là cách triển khai, nhìn nhận vấn đề của các tân cử nhân cực kì kém. Đọc văn bản của một số bạn mình không thể hiểu với kiến thức hổ lốn như thế thì làm sao các em có thể thi đậu đại học khi ngành học đòi hỏi phải thi đầu vào môn Văn.

Mặc dù nêu ra một số điểm còn hạn chế về cách dạy và học Văn của chúng ta nhưng mình vẫn lạc quan về nền giáo dục nước nhà. Nhớ lại từ lúc mình thi đại học năm 2007, đến nay đã bảy năm, theo mình chúng ta đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Mình lạc quan là với tốc độ phát triển như hiện tại, khoảng 100 năm nữa – gần bằng 1/20 khoảng thời gian từ lúc chúa Giêsu ra đời đến nay - trình độ giáo dục của Việt Nam sẽ bằng với Hàn Quốc, Singapore ngày… hôm nay. Được như vậy theo mình đã là quý lắm rồi! Một số bạn cho rằng mình bi quan nhưng mình cho rằng mình và bạn cùng lạc quan nhưng bạn lạc quan nhiều hơn mình.

http://hoquocnam.blogspot.com
Hồ Quốc Nam
10.07.2014

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Nghìn lần tan vỡ

Con tim anh tan nát cả nghìn lần
Nhưng anh vẫn đau khi thêm một lần đỗ vỡ
Em ơi em tình yêu của anh nhiều hi vọng
Là tôn thờ là tất cả em ơi

Biết nói gì đây khi anh không nói nỗi một câu
Là tiếng nói trong lòng khi anh đắng họng
Là những lúc anh thấy mình có lỗi
Là những lúc thẫn thờ mong em hiểu được lòng anh

Tình yêu của anh như một viên pha lê
Anh trân trọng, giữ gìn nhưng sơ ý
Rồi vô tình anh vô tình đánh rớt
Em ơi em tim anh tan vỡ gấp nghìn lần

Là nghìn lần, nghìn lần tan vỡ em ơi!
Sài Gòn, Hè năm 2014
06.6.2014
Hồ Quốc Nam

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Lá thư gửi cho một người em

LTS: Lá thư gửi cho một người em thân quen hồi còn học đại học. Lưu lại để làm điều răng mình.
 
Yêu nhiều thì khổ nhiều em à.

Khi em yêu một ai đó, tin tưởng người ta xong chia tay, mình sẽ rất đau khổ, hụt hẫng. Đây là tâm lý thông thường thôi. Đau thật, nhưng một vài lần thì em sẽ quen.

Con người ta sợ nhất là chai sạn tâm hồn, cảm xúc. Những người đã bị chai sạn tâm hồn, cảm xúc rồi thì họ sắt đá, thực dụng lắm.

Nếu em bị đứt tay lần đầu, ắt sẽ rất đau. Đứt 10 lần thì những lần sau sẽ cảm thấy đỡ đau hơn. Đứt 1000 lần, nếu em không giữ được mình thì có hai hướng: 1 là em thành phật, 2 là em thành một con quái vật. Trong bất kì tình huống nào thì em cũng phải giữ mình, đừng để mình trở thành con quái vật.

Gia đình là điều quan trọng nhất nên khi anh nghe nói em về với mẹ do mẹ hay đau yếu thì anh không dám cản. Ba anh đã mất. Anh nhận ra rằng người mất đi thì sẽ không bao giờ sống lại. Vì vậy nên trân trọng những người thân của mình em à. 7, 8 tháng đầu sau khi ba anh mất, anh vẫn không tin đó là sự thật vì anh nghĩ chắc con người không dễ chết đến thế. Nhưng sự thật là họ rất dễ chết, rất dễ biến mất khỏi cuộc đời em.

Một buổi chiều vui vẻ em nhé!

05.6.2014
Hồ Quốc Nam

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Luật chết

Qua cách tranh luận tại tòa vừa qua của những người thuộc cơ quan công quyền như tôi đề cập ở bài trước được cho là... nát bét, vô phương cứu chữa, mọi người có thể đọc thêm về Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003. Đôi khi có những việc đã được luật hóa rồi nhưng khi người ta không tuân theo thì vẫn không có cách nào chế tài. Đó được gọi là luật gì? Luật chết... vì nó không thể sống được ở đời sống thực tế của chúng ta. Khi cơ quan công quyền có quyền lực vô hạn, đứng trên cả Hiến pháp và pháp luật thì không điều gì có thể ngăn cản họ vi phạm pháp luật. Và pháp luật lúc này không còn giá trị phải được thượng tôn như đúng bản chất của nó nữa.

Điều 218. Đối đáp

Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến.

Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án.

Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.

29.5.2014
Hồ Quốc Nam

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

“Điệp khúc” của chủ tọa đại án bầu Kiên: “Không cần phải trả lời”

LTS: Nếu đúng như bài báo này viết thì nền tư pháp của Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nát bét, vô phương cứu chữa! Bản án đã có nghị quyết, không cần tranh tụng, không cần luật sư. Chủ tọa phiên tòa nên in bản án ra, rồi đọc nhanh để khỏi phải mất thời gian xét xử.

“Điệp khúc” của chủ tọa đại án bầu Kiên: “Không cần phải trả lời”
 
Thứ Ba, ngày 27/5/2014 - 15:55
(PLO) Trái với dự kiến ban đầu, sáng nay (27-5), chủ tọa phiên tòa Nguyễn Hữu Chính tuyên bố HĐXX sẽ tiếp tục phần xét hỏi thay vì chuyển qua phần tranh luận như đã thông báo chiều qua do nhận được một số đơn kiến nghị của luật sư cho rằng còn nhiều vấn đề luật sư chưa được hỏi.

Chủ tọa Nguyễn Hữu Chính phát biểu: "Hôm qua HĐXX tuyên bố kết thúc phần xét hỏi của các luật sư chứ chưa tuyên bố kết thúc phần xét hỏi. Xét đơn đề nghị của các luật sư, để bảo đảm dân chủ, HĐXX quyết định tiếp tục phần xét hỏi của các luật sư".

Chủ tọa phiên toà lần này cũng gây ấn tượng với những người dự khán vì mức độ yêu cầu “chuyển câu hỏi khác” và “bị cáo không cần trả lời câu hỏi này” lặp lại khá nhiều lần trong phần thẩm vấn của các luật sư.

"Chuyển câu hỏi khác", "không cần phải trả lời"

Sáng nay, ngay khi luật sư đặt câu hỏi đối với ông Trần Đình Long (tức bầu Long), chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát- người có liên quan đến việc định tội lừa đảo đối với bầu Kiên: “Hôm qua cuối giờ, ông muốn nói gì với HĐXX đúng không?”

Thì chủ tọa gạt ngay: Không cần thiết phải trả lời.

Luật sư “khiếu nại”: -Lời khai của ông Long với tôi rất quan trọng, trong việc xác định ý chí của ông Kiên. Nếu HĐXX không cho tôi hỏi, không cho trả lời thì làm sao tôi chứng minh hành vi khách quan. Tôi đề nghị HĐXX cho ông Long trả lời ý kiến cá nhân của ông đối với hành vi lừa đảo của ông Kiên?

Nhưng chủ tọa vẫn dứt khoát: Xin mời luật sư khác.

Chiều ngày 26-5, luật sư Vũ Xuân Nam cũng hỏi ông Trần Đình Long:

-Đã bao giờ anh nghĩ anh Kiên lừa anh chưa?

+Với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, tôi có được nói không ạ? Ngày 21-5, khi HĐXX hỏi tôi và anh Dương là có biết số cổ phần này bị thế chấp hay không, vì HĐXX yêu cầu giải thích ngắn gọn nên chúng tôi chỉ trả lời là “không”, vì vậy gây ra sự hiểu nhầm… Ông Long đáp.

Nghe đến đây chủ tọa cắt lời ông Long:“không cần phải trả lời nữa”.

Trước đó, trong phần thẩm vấn của luật sư với bầu Kiên sáng ngày 26-5, khi luật sư hỏi những vấn đề liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản : Nội dung thỏa thuận giữa bị cáo Kiên và ông Long, chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát thế nào, đặc biệt liên quan đến việc hoán chuyển cổ phần giữa Công ty cổ phần bất động sản Á châu và Công ty cổ phần Thép Hòa Phát... Tuy nhiên chủ tọa cũng đã bác: Câu này HĐXX đã hỏi, bị cáo Kiên không trả lời, yêu cầu hỏi câu hỏi khác .

Luật sư:- Cho đến khi bị bắt, bị cáo đã thực hiện thỏa thuận ấy thế nào? –Chủ tọa: Yêu cầu luật sư chuyển câu hỏi khác.

Câu hỏi tiếp sau đó: -Thời điểm 25-12-2008, bị cáo có biết QH sẽ ra NQ về vấn đề miễn thuế TNCN hay không? Chủ tọa nhắc: Câu hỏi này hỏi rồi.

-Ý kiến của bị cáo về bản giám định của cơ quan thuế thế nào? Bầu Kiên đang trả lời thì chủ tọa nhắc nhở: Bị cáo dừng lại. Chuyển câu hỏi tiếp.



-Bị cáo đang bị truy tố về tội trốn thuế. Ý kiến của bị cáo? - Chủ tọa nhắc nhở: Câu hỏi này hỏi rồi, đề nghị luật sư hỏi câu khác.

Ở một câu hỏi khác, luật sư hỏi: Ý kiến của bị cáo thế nào đối với tội cố ý làm trái mà VKSNDTC truy tố bị cáo?

Chủ tọa: Câu hỏi này bị cáo đã trả lời. Ngay từ đầu, các bị cáo đã khẳng định là không có tội nên không cần phải nói nữa.

Bầu Kiên đề nghị: Thưa HĐXX, cho tôi được nói…

Tuy nhiên chủ tọa không đồng ý: Thôi được rồi, không phải nói nữa.

Và khi bị cáo Nguyễn Đức Kiên đang trả lời luật sư về việc căn cứ vào luật nào để thành lập và đăng ký kinh doanh? Chủ tọa đã “gút”: Bị cáo không cần trả lời bởi lẽ tất cả thủ tục thành lập DN bị cáo đã làm đúng thủ tục.

Luật sư cũng đành “gút” theo: nếu HĐXX không cho bị cáo trả lời, tôi xin kết thúc phần xét hỏi.

Hội đồng xét xử của phiên tòa. Ảnh: Thu Nguyệt

Đặc biệt, trong phần thẩm vấn Huỳnh Thị Huyền Như của luật sư tại phiên thẩm vấn sáng ngày 24-5, khi Huyền Như còn đang lúng túng “Hồ sơ phát nhiều, thời gian đã lâu tôi không nhớ hết. Tôi chỉ biết những gì tôi đã khai với cơ quan điều tra là đúng.” Thì chủ tọa “gà bài”: “Chị Như có quyền trả lời tôi không nhớ nếu không nhớ, hoặc là Tôi không trả lời” (?!)

-HĐXX đã gợi ý cho chị rồi. Lệnh chuyển tiền giả không có lệnh đó ngân hàng VietinBank có thể chuyển tiền được không ? Luật sư “dỗi”

Và Huyền Như đã “nghe lời” chủ tọa: "Tôi không trả lời".
PV
28.5.2014
Hồ Quốc Nam

Đóng cửa facebook vì cảm thấy nhạt nhẽo

Mình không còn thiện cảm với Facebook nữa. Những thông tin, trạng thái đến từ những con người vô hồn, nhạt nhẽo, cơ hội khiến mình phát ngán chốn hỗn loạn này.

Càng nghe nhiều những người không ra gì phát ngôn chỉ làm mình ngày càng tệ đi chứ không khá hơn chút nào hết.

Đây sẽ là ngôi nhà duy nhất, chốn riêng tư duy nhất của mình trong thế giới ảo.

Mình vừa đổi mô tả trang này từ "all about my personal life and careers" thành "I write, therefore I exist." Đúng vậy, viết là cách thể hiện mình đang tư duy, mình đang tồn tại.

Mình mới tìm được một người viết rất hay nữa là Giáp Văn Dương. Mình đã theo dõi anh ấy và mong chờ bài viết của anh ấy. Những bài viết mình tin là sẽ làm thay đổi cuộc đời mỗi người đọc ít nhiều.

Chào tạm biệt Facebook và không hẹn ngày gặp lại!

28.5.2014
Hồ Quốc Nam

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Cẩn trọng về thời gian

Đối với một số người thì việc hẹn thời gian là một chuẩn mực trong cuộc sống. Cần phải chú ý khi làm việc với những người này.

Làm việc với những người tiếp thu nền văn hóa công nghiệp khác với những người bị ảnh hưởng nhiều bởi nền văn minh lúa nước.

Cần phải cẩn trọng để được tôn trọng! 

26.5.2014
Hồ Quốc Nam

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Bùi Tiến Dũng và bê tông cốt tre

Ngày xưa Thánh Gióng dùng tre để đánh đuổi giặc ngoại xâm. Ngày nay Bùi Tiến Dũng dùng tre để xây cột bê tông nhằm ăn bớt sắt thép. Một người bạn nói với tôi như vậy. Người đó còn hỏi thêm: "Đó có phải là nỗi nhục của mỗi người Việt Nam chúng ta?".

Sự việc đã qua lâu, không chắc nhiều người còn nhớ. Thế trận cuộc đời vẫn mãi xoay, người ta không thể tự mình kiểm soát mọi thứ. Ngày nay chúng ta đặt ra vô số luật lệ, đó là luật nhân tạo. Nhưng luật nhân tạo thì mãi mãi không thể nào thắng được luật tự nhiên, đó là luật của trời.

Trong câu chuyện mà tôi vừa kể thì Thánh Gióng dùng tre để đánh đuổi giặc Ân chính là đại diện cho luật tự nhiên. Ở đó, lòng yêu nước của nhân dân xuất phát một cách vô vụ lợi. Người ta có xu hướng bảo vệ nơi chôn nhau, cắt rốn, cũng như sinh tồn của mình. Đặc điểm này không chỉ có ở loài ngoài mà dường như loài động vật bậc cao nào cũng có.

Luật tự nhiên tồn tại mọi lúc, mọi nơi trong đời sống của chúng ta. Nó chi phối mọi hoạt động trong đời sống hàng ngày. Nó có những sự trừng phạt vô cùng ghê ghớm mà có khi chúng ta không đủ minh triết để nhìn nhận thấy.

Theo tôi, nếu muốn dùng luật nhân tạo để thay đổi luật tự nhiên thì đó là ảo tưởng và luật tự nhiên sẽ trừng phạt chúng ta một cách ghê ghớm. Theo tôi, đề ra mô hình Xã hội chủ nghĩa với cách sống như trên thiên đường là sai lầm ghê ghớm của Marx. Trong học thuyết tư tưởng của Marx, thì con người không còn đơn thuần tuân theo luật tự nhiên nữa mà là con người của thần thánh. Điều này dễ bắt gặp trong nhiều loại đạo trên thế giới này như Phật, Hồi, Thiên chúa. Nếu phân tích theo kiểu này thì cũng dễ hiểu khi nhiều người cho rằng Chủ nghĩa Cộng sản cũng là một tôn giáo.

20.5.2014
Hồ Quốc Nam
http://hoquocnam.blogspot.com

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Nghĩa vụ chứng minh vi phạm thuộc về ai?

Các loại vi phạm pháp luật vẫn hiện hữu từng ngày trong đời sống chúng ta. Khoa học pháp lý Việt Nam chia vi phạm pháp luật thành: vi phạm hình sự, dân sự, hành chính và kỷ luật. Trong các loại vi phạm trên thì vi phạm pháp luật hình sự được xem là nghiêm trọng nhất, với biện pháp chế tài nặng nhất. Chủ thể vi phạm pháp luật hình sự có thể bị tù cải tạo (hạn chế quyền công dân, tước đoạt quyền tự do đi lại, quyền cư trú), nặng hơn chủ thể vi phạm có thể bị tước đoạt mạng sống (tử hình).

Trong từng loại vi phạm pháp luật, yếu tố cơ bản nhất để xác định vi phạm là yếu tố lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật. Khoa học pháp lý định nghĩa lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý hoặc vô ý. Việc chứng minh chủ thể vi phạm pháp luật có hay không có lỗi, lỗi cố ý hay lỗi vô ý là điều kiện tiên quyết để cơ quan tư pháp định tội cho tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật.

Các quy phạm pháp luật của nước ta vẫn chưa quy định rõ ràng về việc chứng minh lỗi trong một vi phạm pháp luật thuộc về ai. Ở các quốc gia có nền tư pháp độc lập như Bắc Mỹ và Âu Châu thì việc chứng minh lỗi thuộc trách nhiệm của cơ quan công quyền (đối với vi phạm pháp luật hình sự), hoặc tổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (đối với các loại vi phạm pháp luật còn lại.)

Các nguyên tắc như không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật và suy đoán vô tội được xem là nền tảng cơ bản của một nền công lý pháp quyền. Một người vì bất cứ lý do gì phải đứng trước vành móng ngựa cũng không được xem mặc nhiên là có tội trước khi có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Một vài sự việc thu hút được sự chú ý của dư luận trong thời gian gần đây thể hiện sự sơ hở của tư duy pháp lý khi quy trách nhiệm chứng minh không vi phạm về phía người vi phạm. Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong hằng hà sa số những vi phạm pháp luật mà người dân có nguy cơ phải hứng chịu. Điều này tạo tâm lý bất ổn cho người dân khi mặc nhiên nếu không chứng minh được mình vô tội thì người dân sẽ có tội. Quả thật, đây là một tư duy ngược cần được khắc phúc để Việt Nam có thể bắt kịp trình đồ lập pháp của các quốc gia tiên tiến trên thế giới, cũng là cách để người dân cảm nhận một nền pháp quyền mà chúng ta đang cố công xây dựng ngày càng rõ ràng hơn.

12.5.2014

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Khi Viện kiểm sát giữ quyền công tố!

Khi Viện kiểm sát giữ quyền công tố, công tố viên dõng dạc trước tòa: "...đại diện Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữ quyền công tố," thì cái thế yếu đã nằm về phía Nhân dân!

Nếu có cơ hội tham dự một phiên xét xử của tòa án, chúng ta sẽ thấy vị thế của chủ tọa, bồi thẩm đoàn, công tố viên so với luật sư và bị cáo như thế nào. Và nếu có điều kiện tham dự một phiên tòa ở Hoa Kỳ, ta sẽ thấy luật sư và công tố viên được đặt ở vị trí ngang hàng nhau như thế nào.

Khi thể chế vẫn rổn rảng "đất đai thuộc sở hữu của toàn dân" tức là đã giăng sẵn một cái bẫy chết người đẩy người dân luôn rơi vào thế yếu khi tham gia giao dịch dân sự có liên quan đến vấn đề đất đai với chính quyền. Cần phải hiểu "toàn dân" ở đây là AI? Nếu không định nghĩa được AI là TOÀN DÂN thì thế yếu luôn rơi về phía NHÂN DÂN.

28.4.2014
Hồ Quốc Nam

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Vụ 5 công an đánh chết người: Áp dụng pháp luật ra sao?

Vụ 5 công an viên dùng nhục hình làm chết người ở Phú Yên có 3 điều cần lưu ý:

1. Giám định pháp y cho thấy, anh Ngô Thanh Kiều (nạn nhân) bị hơn 70 thương tích trên cơ thể, trong đó có nhiều tổn thương não do bị dùi cui tác động mạnh nhiều lần.

2. Luật Hình sự năm 1999, tại Điều 299, khoản 1 có quy định: “Người nào dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” Điều này có nghĩa là việc dùng nhục hình trong bất cứ tình huống nào cũng là trái luật. Khoản 3, Điều này còn quy định thêm: “Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.” Mạng sống của anh Ngô Thanh Kiều chính là dấu hiệu cho thấy tính chất đặc biệt nghiêm trọng do hành vi vi phạm pháp luật của năm công an viên gây ra. Nhưng liệu việc tước đoạt mạng sống của một con người có đủ được xem là rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng? Tôi xin để câu trả lời này cho các nhà làm luật Việt Nam. Cần phải nói thêm là theo quy định của Bộ Luật hình sự 1999, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Liệu Chủ tọa tại phiên xử của TAND TP Tuy Hòa vừa qua đã lập luận rằng mạng sống của anh Ngô Thanh Kiều, cùng các dấu hiệu vi phạm pháp luật của 5 công an viên chưa đủ yếu tố để cấu thành tội phạm theo khoản 3, Điều 299?

3. Bộ Luật Hình sự 1999, Điều 97, khoản 1 quy định: “Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.” Rõ ràng, hành vi của 5 công an viên đã đủ yếu tố cấu thành tội giết người chứ không còn là dùng nhục hình như bản án của TAND TP Tuy Hòa tuyên nữa. Trong phiên xử phúc thẩm (có thể là giám đốc thẩm), liệu cơ quan tư pháp có áp dụng điều luật này cho 5 công an viên? Xin hãy để hồi sau phân giải!

Từ những lập luận trên cho thấy bản án của TAND TP Tuy Hòa vừa tuyên là chưa đúng người, đúng tội, xem thường mạng sống của người khác.

Người đứng đầu Nhà nước – Đương kim Chủ tịch nước Trương Tấn Sang – đã lên tiếng, liệu công lý có được thực thi?

23.4.2014
Hồ Quốc Nam
http://hoquocnam.blogspot.com

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Hiến pháp Việt Nam, Triều Tiên và Cuba

Hiến pháp Việt Nam, Triều Tiên và Cuba có nhiều điểm tương đồng thú vị.

- Khoản 1, Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2013:
Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

- Điều 11, Hiến pháp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên:
Tạm dịch:
Tất cả hoạt động của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên.

Article 11

The Democratic People’s Republic of Korea shall conduct all activities under the leadership of the Workers’ Party of Korea.

Tham khảo: http://www1.korea-np.co.jp/pk/061st_issue/98091708.htm

- Điều 5, Hiến pháp nước Cộng hòa Cuba:
Tạm dịch:
Đảng Cộng sản Cuba, lực lượng theo đuổi tư tưởng Mati và chủ nghĩa Mác-Lênin (nghe quen quen) , lực lượng tiên phong của đất nước, là lãnh đạo tối cao của xã hội và quốc gia, tổ chức và dẫn dắt các lực lượng chung để đạt được mục tiêu cao nhất của Xã hội chủ nghĩa và tiến lên Cộng sản chủ nghĩa.

Tham khảo: http://www.constitutionnet.org/files/Cuba%20Constitution.pdf

Tinh thần Quốc tế vô sản, "vừa là đồng chí, vừa là anh em" thật đáng khâm phục!

17.4.2014
Hồ Quốc Nam
http://hoquocnam.blogspot.com

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Putin độc tài hay thiên tài?

Thông tin thú vị và quan trọng: http://www.washingtonpost.com/blogs/answer-sheet/wp/2014/03/18/russias-plagiarism-problem-even-putin-has-done-it/

Và: http://world.time.com/2013/02/28/putins-phd-can-a-plagiarism-probe-upend-russian-politics/

Ông Cử nhân Luật (Luật quốc tế) Putin (đã) sẵn sàng thay đổi (hay chà đạp?) lên Hiến pháp nước Nga để quay lại làm Tổng thống nhiệm kì 3, và có thể cả nhiệm kì 4.

Thêm nữa là ông Phó tiến sĩ Kinh tế (Luận án của Putin được xem là có liên quan đến Kinh tế: Economics tiếng Anh và Ekonomicheskikh trong tiếng Nga) Putin với luận án được cho là "đạo" của mình (theo thông tin từ các tờ báo có uy tín ở Mỹ như Washingtonpost, Time...) đã và đang dẫn dắt nước Nga từ hoang tàn đổ nát của Liên bang Xô Viết lấy lại vị thế của một đất nước hùng cường?

Ai ủng hộ thì ủng hộ, tán dương thì tán dương nhưng bản thân tôi nghĩ ông Putin có dấu hiệu của một kẻ độc tài. Chẳng lẻ dân tộc Nga vĩ đại đã hết người tài rồi hay sao mà để ông Putin hết 2 nhiệm kì tổng thống 4 năm, lại thêm 1 nhiệm kì thủ tướng 4 năm, rồi tiếp tục 1 (có khi đến 2) nhiệm kì tổng thống 6 năm?

Không, nước Nga không hết người tài. Nước Nga có rất nhiều người đủ kiến thức, tài năng để lãnh đạo đất nước, đưa đất nước đi lên. Họ chỉ thiếu cơ hội do phải sống ở một đất nước do một Putin độc tài (nhưng đầy tài năng và kiêu hãnh) lãnh đạo.

Công của Putin thì lớn nhưng tội cũng không phải nhỏ. Chính Putin đã tạo tiền đề thuận lợi cho đất nước Nga sản sinh ra những tên độc tài do Hiến pháp không chặt chẽ trong việc giới hạn nhiệm kì tổng thống. Rồi những tên độc tài mà tiền đề do Putin tạo ra sẽ làm trì trệ đất nước này. Gấu Nga mãi mãi không có cửa khi so sánh với đại bàng Mỹ về tự do, dân chủ.

Và nếu Gấu Nga còn tự hào và tự huyễn hoặc mình về Chủ nghĩa Putin thì Nga mãi mãi không thể là đất nước đáng để sống.

11.4.2013
Hồ Quốc Nam

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Như một lời chia tay

Chào các bạn! Mình tên là Hồ Quốc Nam, mã số sinh viên 1367010254, là thành viên lớp 13E. Thật khó khăn khi phải viết những dòng này. Trong thời gian tới, Nam sẽ không còn là thành viên chính thức của lớp mình nữa. Do không sắp xếp được thời gian, mình đã viết đơn xin nghỉ học và đang chờ thầy hiệu trưởng duyệt. Thật sự thì thời gian học chung với lớp mình không nhiều nên Nam vẫn chưa có cơ hội được quen với nhiều bạn. Nhưng tất cả những gì đã trải qua với lớp sẽ luôn là một phần kí ức tươi đẹp trong Nam. Mong là Nam sẽ có thời gian đến lớp để nghe thầy cô giảng như một thành viên của lớp 13E thật sự. Mong là các bạn vẫn xem mình như là một thành viên chưa từng tách rời của lớp.

Ngữ văn Anh là ngôi nhà chung mà Nam sẽ luôn hướng về. Nam chỉ tạm thời xa ngôi nhà thân yêu này thôi. Trong 2 năm tới, nếu không có gì thay đổi, Nam sẽ quay lại và sẽ trở thành sinh viên khóa 15. Chúc các bạn trong lớp chúng ta chân cứng đá mềm, học thật giỏi, gặt hái thật nhiều kiến thức trong những năm tiếp theo ở ngôi trường này! Và hãy luôn nhớ đừng bỏ phí thời gian, công sức gần 3 năm mà không lấy được bằng hoặc học có bằng mà không lĩnh hội đầy đủ kiến thức nhé! Cám ơn Lý và chị lớp phó, những người bạn tận tình. Thật sự thì các sinh viên văn bằng 2 ở bất kì ngôi trường nào cũng cần những người bạn tận tụy như Lý và chị lớp phó.

Trân trọng!

07.04.2014
Hồ Quốc Nam

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Huyền Chip nhận học bổng toàn phần từ Standford

Huyền Chip nhận học bổng toàn phần từ Standford. Chúc mừng em! Thật sự vừa ngưỡng mộ, vừa đầy tự hào về em. Standford cũng là ngôi trường mà anh mơ ước kể từ lúc anh bắt gặp Steve Jobs đọc diễn văn tốt nghiệp ở ngôi trường danh tiếng này.

Chúng ta không nên nói nhiều mà hãy tập trung suy nghĩ, hành động. Khi thành quả đến tự khắc người khác sẽ nhìn mình bằng một con mắt khác. "Action speaks louder than words," đúng và mãi mãi đúng. Thái độ và thành kiến của họ về em sẽ thay đổi và sẽ mãi mãi thay đổi khi em đạt được thành quả này Chip à!

Không hiểu sao thông tin em nhận được học bổng toàn phần từ Standford đáng để lưu tâm hơn nhiều mà các trang mạng lại không gây nhiều ồn ào như trước nữa. Báo chí nước mình vẫn còn mắc bệnh cái gì cần đưa thì không cần/dám đưa. Cái gì không nên đưa thì lại phao tin ầm ĩ.

Rồi tất cả những người đã, đang hò hét em, giận dữ với em, chống lại em, lăng mạ em phải im lặng hoàn toàn trước những gì em đã làm được.

Vinh quang của em là động lực rất mạnh mẽ mà ngày hôm nay anh nhận được.

Cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho quốc gia, cho thế giới này em nhé!

Một lần nữa thành thật chúc mừng em!

02.04.2014
Hồ Quốc Nam

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Cuộc sống vốn dĩ không công bằng

“Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó.”

Đó là Bill Gates nói, không phải tôi nói. Nhưng ngày tôi càng thấy câu nói này của ông đúng và sẽ cố gắng sống theo lời khuyên của ông.

Gần đây đọc một số trang mạng và phát hiện ra nhiều quan chức Việt Nam dùng bằng thạc sĩ, tiến sĩ dỏm của Hoa Kỳ để thăng quan tiến chức. Tò mò và cũng muốn tìm ra câu trả lời cho mình, tôi tìm kiếm trên mạng và phát hiện ra các vị ấy vẫn đang giữ những chức vụ rất chủ chốt của đất nước này: Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (người thay Dương Chí Dũng). Ôi xã hội này đã loạn đến như vậy sao?

Người ta dùng bằng cấp để thăng quan, tiến chức. Người ta dùng bằng cấp để giữ ghế nóng cho mình. Trớ trêu thay, họ lại đang nắm giữ những chức vụ có thể quyết định cả vận mệnh dân tộc. Cơ chế nào đã sinh ra những điều đau lòng đến vậy? Chẳng lẽ chúng ta phải sống lâu dài trong một xã hội không công bằng vậy sao?

Tiếp tục nhắm mắt, tiếp tục thở dài để lắng nghe vết trượt còn dài thường thượt của dân tộc chúng ta? Không nên như vậy bạn à! Hãy hành động, dù chỉ là những hành vi nhỏ nhoi, nếu bạn nghĩ rằng chúng tốt đẹp cho đất nước và con cháu chúng ta bạn nhé!

25.03.2014
Hồ Quốc Nam

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Một đêm không đi học

Không biết từ bao giờ mình đã quen với việc hàng đêm đều đến trường để học.

Tối nay, do chủ quan trong việc sắp xếp thời gian nên mình đã không đến được lớp Anh Văn.

Một đêm không đi học còn dài hơn cả ngày làm việc.

Còn quá nhiều dự định chưa thể hoàn thành được. Dự án kinh doanh cũng còn nhiều thứ phải làm, phải chỉnh sửa. 

Sau tất cả những khó khăn, mình tin rồi mùa hoa trái cũng sẽ tới!

24.03.2014
Hồ Quốc Nam

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Hãy theo đuổi đam mê


Thời gian gần đây Nam có theo dõi sự kiện "Flappy Bird" của Nguyễn Hà Đông. Nam có tải về chơi thử nhưng chưa đầy 30 giây là đã chán. Cảm nhận đầu tiên là không có gì mới mẻ. Và thật sự là hoàn toàn không có gì mới mẻ về mặt công nghệ như các chuyên gia trong lĩnh vực của Đông thừa nhận. Thế nhưng Đông đã làm được điều mà nhiều người mơ ước và có được số tài sản khổng lồ. Mặc cho các sự kiện khác như Bộ Tài chính truy thu thuế, hãng game Nitendo của Nhật (có thể) kiện Đông và cái chết đến quá nhanh với "chú chim điên", thì thành công của Đông là rất đáng ghi nhận và khích lệ. Bài học Nam rút ra được từ thành công của Đông là: "Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn", như một vài trang báo đã giật tít. Thành công của "Flappy Bird" không phải là cố gắng trong một ngày, một tháng, một năm mà là sự theo đuổi đam mê một cách miệt mài suốt ba, bốn năm của chàng lập trình viên trẻ tuổi.

Tính đến thời điểm này chúng ta cũng đã đi cùng nhau được một khoản thời gian. Thành công thì chưa có nhưng ai cũng nung nấu quyết tâm và tin tưởng. Nam hi vọng từng thành viên trong nhóm chúng ta đủ đam mê, đủ tin tưởng để cùng nhau chúng ta biến giấc mơ thành hiện thực. Không còn đam mê, không còn tin tưởng thì chúng ta sẽ không thể vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

Năm 2013 vừa qua, Nam nhìn nhận mình còn nhiều điểm hạn chế và sẽ cố gắng khắc phục. Nam thấy mình chưa đủ già dặn để có thể làm mọi thứ và cũng không còn quá trẻ để bắt đầu gầy dựng cơ nghiệp, theo đuổi đam mê, giấc mơ của mình. 2014 là năm Nam biết mình phải cố gắng để thay đổi bản thân mình rất nhiều, cũng như làm việc để có được thành công cho nhóm chúng ta.

Năm nay là năm con ngựa. Con ngựa là biểu tượng cho tài, lộc, vượng vì nó rất khỏe và chạy nhanh. Người xưa hay chúc nhau "mã đáo thành công" là do vậy. Năm mới này, Nam chúc nhóm chúng ta sẽ như những chú ngựa ngoan cường, phi thật nhanh và thật xa đến những cái đích mà chúng ta mong muốn! Và hãy luôn luôn nhớ rằng: "Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn."

09.02.2014
Hồ Quốc Nam
http://hoquocnam.blogspot.com

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Đừng tin vào những gì không bền vững

Vừa gặp một cô bé sinh năm 1995 hiện làm bán hàng đa cấp. Mình không đánh giá thấp bán hàng đa cấp và những người bán hàng đa cấp. Do muốn tìm hiểu thêm nên có dành chút thời gian trò chuyện cùng cô bé. Không mất nhiều thời gian để khơi gợi, cô ta say sưa nói về mạng lưới của mình. Rõ ràng là mình thấy mạng lưới của cô ấy không bền vững vì nó không dựa trên những nền tảng cơ bản nhất của kinh tế học. Ngẫm đi, ngẫm lại mới thấy đôi lúc người ta có niềm tin và tình yêu mù quáng vì thiếu hiểu biết. Kinh tế học sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tỉnh táo hơn về cuộc đời.

Cô bé ấy còn kể cho mình nghe lòng tốt của "sếp" của mình. Anh ta là người có thu nhập 60 triệu/tháng mà không phải làm gì cả. Chỉ hàng ngày giảng dạy, tạo cảm hứng và chăm sóc cho các thành viên mới vào. Mỗi tháng anh chàng ấy bỏ ra từ 15 - 20 triệu cho "lính" của mình hợp mặt. Nghe bao nhiêu đấy thôi là mình đã không muốn nghe nữa.

Một bài học tự rút ra cho mình: Thành công ở đời không thể xây dựng từ những gì không bền vững, không dựa trên nền tảng kinh tế đàng hoàng (mà chính yếu là cung - cầu). Thàng công cũng không thể dựa vào tình cảm, lòng tốt của người khác, nó đòi hỏi bạn phải nỗ lực, phải đem đến giá trị cho cuộc sống, cho người khác.

2014 lại tiếp tục khởi nghiệp!

01.01.2014
Hồ Quốc Nam