Ngay sau bài viết "Thơ gửi hiệp hội bất động sản" của Tiến sĩ Alan Phan đăng trên VNExpress, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã lên báo công khai công kích ông Alan về những luận điểm của ông.
Alan, về kinh tế học, nhiều điều ông nói có lý
Phân tích bài viết của Tiến sĩ Alan Phan, tôi thấy đây chỉ là góc nhìn của một người làm kinh tế về quản lý kinh tế theo chủ nghĩa thị trường tự do. Tôi không phân tích đúng sai quan điểm trong bài viết của ông Alan Phan, chỉ thấy bài viết của ông Alan Phan có tính vững chắc và logic vấn đề khá tốt.
Xem hai bài viết tôi đề cập trong bài:
-
Tại đây:
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quan-diem/2013/03/tien-si-alan-phan-phan-hoi-1-000-hoi-vien-bat-dong-san/page_1.asp
- Và tại đây: http://giaoduc.net.vn/ntd-thong-thai/bau-duc-ong-alan-phan-noi-nhu-cau-sv-day-toan-cho-gs-ngo-bao-chau/288884.gd
Kinh tế học có nhiều quan điểm khác nhau về thị trường, tuy nhiên, tôi ủng hộ quan điểm của ông Alan Phan về góc nhìn nền kinh tế thị trường tự do. Theo đó, thị trường sẽ quyết định: cung, cầu và giá. Ở đâu có cầu, ở đó có cung. Với một sản phẩm, khi có giá cả hợp lý, nói theo ông bà ta là "thuận mua, vừa bán" thì giao dịch xảy ra. Bất động sản không bán được là do thiếu một trong hai yếu tố "thuận mua", "vừa bán", hoặc thê thảm hơn là thiếu cả "thuận mua" và "vừa bán".
Bài học về bất động sản sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu được luật chơi và tính cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường. Ngày nay chúng ta không phải chỉ cạnh tranh với những doanh nghiệp trong nước, khu vực, mà còn cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu đầy tính khốc liệt. Do đó, bài học về thị trường là cần thiết hơn bao giờ hết.
Theo tôi, các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đã tự đào hố chôn mình khi dự đoán sai về cung, cầu thị trường. Chỉ vì cái lợi trước mắt khi giá bất động sản cao, lợi nhuận sinh ra kếch xù, các doanh nghiệp bất động sản đã ồ ạt đầu tư vào thị trường này. Từ 1995 - 2006 được xem là giai đoạn hoàng kim cho các doanh nghiệp bất động sản Việt khi cầu lớn, lượng cung có hạn dẫn đến việc bán bất động sản được giá.
Ông bà ta thường hay nói "được voi đòi tiên," trường hợp của các doanh nghiệp bất động sản cũng không phải là ngoại lệ. Lẽ ra các doanh nghiệp bất động sản phải biết như thế nào là "đủ" khi thị trường đã giải quyết xong phần lớn nhu cầu về nhà ở cho những người có khả năng chi trả trong suốt giai đoạn này. Do không biết thế nào là "đủ", hoàng loạt những người có tiền thi nhau đầu tư vào bất động sản. Khi lượng cung đã vượt quá lượng cầu, cộng thêm với việc giá quá cao, bong bóng kinh tế về thị trường bất động sản phải đến hồi đổ vỡ.
Bên cạnh đó, hai yếu tố quan trọng góp phần làm bong bóng bất động sản nhanh chóng nổ tung là hiện nay Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng cả về kinh tế lẫn chính trị. Người nghèo nhiều, thất nghiệp tràn lan, không riêng gì bất động sản, hầu hết các doanh nghiệp khác gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây. Tính đến thời điểm hiện tại, khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam ngày càng xấu đi và chưa có dấu hiệu hồi phục.
Dẫu biết còn nhiều khó khăn nhưng bài học "nền kinh tế thị trường" cho các doanh nghiệp bất động sản Việt thật sự là một viên thuốc đắng. "Thuốc đắng giã tật", theo tôi, viên thuốc này là cần thiết để các doanh nghiệp bất động sản Việt hiểu và tôn trọng luật chơi của nền kinh tế thị trường hơn.
Chỉ qua vài lời nói, người ta lại nhớ rõ hơn về quá khứ của một trùm lâm tặc
Quay lại bài trả lời của ông Đoàn Nguyên Đức, chỉ qua một bài phỏng vấn ngắn ngủi, tôi thấy được hai điều sau đây ở ông: 1. Cảm tính (dân gian thường gọi là "đàn bà." - không có ý xúc phạm chị em phụ nữ, điều này là dân gian nói, không phải tôi nói.); 2. Ngu dốt. Thể hiện qua việc ông không biết ngay cả những quy luật cơ bản nhất của kinh tế học.
Trong bài trả lời phỏng vấn của mình, thay vì tập trung vào việc phân tích đúng sai quan điểm của ông Alan Phan, ông Đức tập trung vào đả kích cá nhân ông Alan. Đây là thói ngụy biện nguy hiểm và thấp hèn nhất. Nó chứng tỏ kẻ công kích đuối lý và không thể tìm được lý lẽ nào hấp dẫn hơn để có thể tiếp tục tranh luận với đối thủ cũng như biện minh cho mình.
Hãy phân tích phát biểu sau đây của ông Đức: “Không có Nhà nước nào bỏ tiền ra hỗ trợ cho bất cứ một doanh nghiệp
nào, trong quá khứ không có và tương lai cũng sẽ không bao giờ có. Tiền
này là Chính phủ hỗ trợ cho những người mua nhà và những người thu nhập
thấp có điều kiện mua nhà để ở. Chính phủ hoàn toàn không can thiệp vào
doanh nghiệp, không trực tiếp đưa tiền cho doanh nghiệp”- Bầu Đức cam
đoan. Qua phát biểu trên, tôi thấy rằng đây là một kẻ không hề có một tí hiểu biết gì ngay cả những quy luật cơ bản nhất của kinh tế học.
Câu “Không có Nhà nước nào bỏ tiền ra hỗ trợ cho bất cứ một doanh nghiệp
nào, trong quá khứ không có và tương lai cũng sẽ không bao giờ có," đầy chủ quan và cảm tính. Nó thể hiện tầm tư duy của một kẻ vốn khởi nghiệp từ công việc đốn gỗ, phá rừng.
Hãy phân tích "Chính phủ hỗ trợ cho những người mua nhà và những người thu nhập
thấp có điều kiện mua nhà để ở." Vậy Chính phủ hỗ trợ cho những người mua nhà và những người thu nhập thấp bằng hình thức nào? Ở đây là cho vay với lãi suất 6%/năm, kỳ hạn 3 năm. Sau đó, Ngân hàng nhà nước sẽ công bố mức hỗ trợ mới theo từng thời điểm.
Giả sử mức lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam trong những năm tới là từ 11 - 14%/năm, như vậy Chính phủ đã hỗ trợ từ 5 - 9% lãi suất cho người dân vay mua nhà. Động thái này của Chính phủ tạo ra một lượng cầu mới cao hơn lượng cầu cũ trên thị trường bất động sản. Xét về mặt kinh tế học đây là số tiền nhà nước chi để cùng nhau gồng gánh những sai lầm kinh tế do các doanh nghiệp bất động sản gây ra. Nhà nước không phải cho người dân vay để làm ăn, buôn bán mà là vay kèm theo điều kiện phải dùng số tiền đó để mua bất động sản.
Thay vì để giá bất động sản rớt theo giá thị trường, Chính phủ lại dùng Ngân sách (từ tiền thuế của dân mà có) bơm vào thị trường bất động sản đang chết lâm sàng do đặc tính quá tham lam của những người tạo ra nó. Thay vì tôn trọng quy luật cung, cầu và giá thị trường, Chính phủ lại dùng tiền Ngân sách (từ tiền thuế của dân mà có) làm bình ô-xy cho bệnh nhân "Bất Động Sản" đã đến hồi "bất động đậy." Do đó, về kinh tế học, tiền này một phần chảy vào túi người dân, một phần chảy vào túi các doanh nghiệp bất động sản.
Bài toán về nhà ở cho người thu nhập thấp cần có một cách giải khác, chứ không phải là cách giải hiện tại mà Chính phủ áp đặt. Giá cả và chất lượng là hai tham số quan trọng trong phương trình nhà ở dành cho người thu nhập thấp. Với bài toán này, tự thân thị trường sẽ có lời giải và đáp án.
Ta có thể nói Chính phủ đã dùng tiền để cứu doanh nghiệp bất động sản. Việc nhà nước cho dân vay với lãi suất 6%/năm để mua bất động sản chỉ là hình thức, không phải là bản chất vấn đề. Đẳng cấp trí tuệ của một kẻ từng là lâm tặc chỉ nhìn thấy được hình thức bên ngoài, không nhìn được bản chất của sự vật, sự việc, hiện tượng.
Làm kinh tế thì phải biết nơi nào thật sự cần tiền
Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng của Chính phủ dành cho doanh nghiệp bất động sản có hai điều thiếu khôn ngoan:
Một: Giữa lúc kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp cần vốn để đầu tư và tái đầu tư, thì gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng của Chính phủ với mức lãi suất hấp dẫn như trên lẻ ra nên chảy về túi các doanh nghiệp chân chính cần vốn làm ăn thật sự thì nay lại dùng để gồng gánh cho những sai lầm về mặt tính toán của các doanh nghiệp bất động sản.
Hai: Chính phủ cho dân vay tiền để mua nhà ở, mà nhà ở trong kinh tế học là sản phẩm cuối cùng, không phải sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trung gian. Mà đã không phải là sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trung gian thì không thể đầu tư để có thể tiếp tục sinh lợi nhuận. Xét về mặt kinh tế học, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng của Chính phủ cho người dân mua nhà là thiếu khôn ngoan, có nhiều cách đầu tư khác sẽ sinh lợi nhuận cao hơn.
19.4.2013
Hồ Quốc Nam