Nếu cá nhân bất tín trong việc vận động từ thiện, họ có thể bị xử lý hình sự hay không? Có thể làm rõ 02 yếu tố sau đây: 1/ Có yếu tố “dự mưu” hay không? 2/ Có thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản hay không? Thủ đoạn gian dối đó xảy ra vào thời điểm nào? Nếu chứng minh được có một trong hai yếu tố trên thì cá nhân bất tín có thể bị xử lý hình sự.
Về yếu tố “dự mưu” có thể khó chứng minh trừ trường hợp cá nhân kêu gọi từ thiện dựa trên những tình tiết, sự kiện không có thật, ví dụ như bịa đặt ra những câu chuyện không có thật như chuyện Bác sĩ Khoa rút ống thở cha mẹ ruột của mình. Đây là tình tiết, sự kiện rõ ràng để chứng minh có yếu tố “dự mưu”. Đối với thủ đoạn gian dối có thể chứng minh được bằng nhiều phương thức, trong đó có phương thức sao kê tài khoản - một phương thức mà chúng ta có thể nghe nhiều trong thời gian gần đây.
Tôi không mong ai có thể bị xử lý hình sự nhưng tôi ủng hộ một xã hội văn minh. Một xã hội càng bớt đi những điều dối trá thì xã hội ấy càng văn minh hơn. Trước khi viết bài này, tôi cũng đã tự đặt ra câu hỏi, giả sử như sự việc tương tự như thế này xảy ra ở một xã hội văn minh, thì cá nhân bất tín có thể bị xử lý như thế nào? Hay đơn giản, người ta sẽ im lặng và cho qua mọi việc.
05/09/2021
Hồ Quốc Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét