Labels (CÁC THỂ LOẠI):

Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2010

Môn “Khai thác thông tin trên Internet” quan trọng tới mức nào?

(Note này gửi đến thầy Thông)

Dear thầy!

Hôm trước trong một tiết học, em có nghe thầy “hù dọa” là sẽ bỏ môn “Khai thác thông tin trên Internet” hay cắt ngắn nó lại, đưa nó vào một học phần để học chung với một học phần khác tạo thành một môn học mới. Nghe xong em đau xót dễ sợ.

Nay em viết note này để đưa ra các suy nghĩ của mình nhằm thuyết phục thầy giữ lại môn học này (thậm chí chúng ta cần phải chăm chút nó kĩ hơn một chút xíu nữa) như sau:

1. Sau khi chứng kiến một SV BCK07 (nhân vật xin được giấu tên) (em nghĩ là đa số) không biết cách tìm một bài báo trên mạng có tựa đề là ABC đăng trên báo giấy DEF vào ngày XYZ. SV đó phải vào trực tiếp trang điện tử của báo DEF đó và tìm (một cách thủ công không thể tưởng tượng được) bài báo ABC đó!

Hơn một thanh công cụ tìm kiếm, Google là một cỗ máy tìm kiếm thật sự
 
2. Nếu SV (mà sau này là các nhà báo) đi tác nghiệp ở nước ngoài, thì hiểu biết về các thanh công cụ tìm kiếm là vô cùng bổ ích. Giả sử ở một quốc gia mà họ dùng một thanh công cụ tìm kiếm khác không phải là những thứ mà chúng ta thường hay đang dùng chẳng hạn. Lúc đó, sinh viên cần hiểu được những cái bên trong của cỗ máy tìm kiếm đó: Ai đang điều khiển cỗ máy này? Tại sao nó đưa ra các kết quả này mà không phải là các kết quả khác? Các yếu tố nào đang tác động đến việc sắp xếp các kết quả này? Các kết quả bạn đang thấy được sắp xếp như thế nào? Việc sắp xếp theo kiểu này đang làm lợi (làm hại) cho những ai?...

3. Phối kiểm thông tin và đọc (nghe, nhìn) các loại tài liệu đặc biệt (không phải là dạng text thông thường) là công việc quan trọng của nghề làm báo. Em chưa có khảo sát chính thức, nhưng biết là có rất nhiều SV BC (thậm chí cả nhà báo) không biết cách tìm lại một bài báo nói về một sự kiện được đăng trên một trang điện tử và đã bị xóa. Hay cách tìm một video, một bài hát, một đoạn phát biểu của một nhân vật quan trọng đã được đưa lên trên mạng.

4. Google không phải là một công cụ tìm kiếm thông thường mà nó là một cỗ máy tìm kiếm. Ai dám chắc chúng ta đã hiểu hết về Google? Trong khi đó, hầu hết tất cả các máy tính đều để trang Google, Yahoo, Bing làm trang chủ. Nếu hiểu sai về công dụng và cách thức hoạt động của một cỗ máy tìm kiếm thì có hại nhiều hơn có lợi.

Em chúc thầy có hai ngày cuối tuần ở Vũng Tàu thật vui vẻ!

Hồ Quốc Nam (BCK07)

05/11/2010
Hồ Quốc Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét