Labels (CÁC THỂ LOẠI):

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Nghĩa vụ chứng minh vi phạm thuộc về ai?

Các loại vi phạm pháp luật vẫn hiện hữu từng ngày trong đời sống chúng ta. Khoa học pháp lý Việt Nam chia vi phạm pháp luật thành: vi phạm hình sự, dân sự, hành chính và kỷ luật. Trong các loại vi phạm trên thì vi phạm pháp luật hình sự được xem là nghiêm trọng nhất, với biện pháp chế tài nặng nhất. Chủ thể vi phạm pháp luật hình sự có thể bị tù cải tạo (hạn chế quyền công dân, tước đoạt quyền tự do đi lại, quyền cư trú), nặng hơn chủ thể vi phạm có thể bị tước đoạt mạng sống (tử hình).

Trong từng loại vi phạm pháp luật, yếu tố cơ bản nhất để xác định vi phạm là yếu tố lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật. Khoa học pháp lý định nghĩa lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý hoặc vô ý. Việc chứng minh chủ thể vi phạm pháp luật có hay không có lỗi, lỗi cố ý hay lỗi vô ý là điều kiện tiên quyết để cơ quan tư pháp định tội cho tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật.

Các quy phạm pháp luật của nước ta vẫn chưa quy định rõ ràng về việc chứng minh lỗi trong một vi phạm pháp luật thuộc về ai. Ở các quốc gia có nền tư pháp độc lập như Bắc Mỹ và Âu Châu thì việc chứng minh lỗi thuộc trách nhiệm của cơ quan công quyền (đối với vi phạm pháp luật hình sự), hoặc tổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (đối với các loại vi phạm pháp luật còn lại.)

Các nguyên tắc như không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật và suy đoán vô tội được xem là nền tảng cơ bản của một nền công lý pháp quyền. Một người vì bất cứ lý do gì phải đứng trước vành móng ngựa cũng không được xem mặc nhiên là có tội trước khi có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Một vài sự việc thu hút được sự chú ý của dư luận trong thời gian gần đây thể hiện sự sơ hở của tư duy pháp lý khi quy trách nhiệm chứng minh không vi phạm về phía người vi phạm. Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong hằng hà sa số những vi phạm pháp luật mà người dân có nguy cơ phải hứng chịu. Điều này tạo tâm lý bất ổn cho người dân khi mặc nhiên nếu không chứng minh được mình vô tội thì người dân sẽ có tội. Quả thật, đây là một tư duy ngược cần được khắc phúc để Việt Nam có thể bắt kịp trình đồ lập pháp của các quốc gia tiên tiến trên thế giới, cũng là cách để người dân cảm nhận một nền pháp quyền mà chúng ta đang cố công xây dựng ngày càng rõ ràng hơn.

12.5.2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét