Labels (CÁC THỂ LOẠI):

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Tôi muốn cả thế giới biết - TÔI ĐANG YÊU

Tôi yêu những mùa thi!!! Yêu những lúc bận rộn. Yêu những tháng ngày này.

Thích nhất là thầy Trân dạy môn Kinh Tế. Thầy àh, em cám ơn thầy, "NO FOOD IS AVAILABLE ON THE TABLE."

Tôi kính trọng thầy Hiển dạy môn Nội chính. Em cần phải SỐNG chứ không phải là TỒN TẠI đúng không thầy?

Thương cô Thảo dạy môn MC.

Thích được viết kịch bản cho chương trình Giải trí...

Thích được long nhong cùng Bí trên khắp các nẻo đường của thành phố Sài Gòn chật hẹp quay những thước film cho môn Nghệ thuật.

Tôi thích những lúc bận rộn vì đơn giản tôi yêu công việc của tôi đang làm.

Tôi đang yêu - đang yêu - đơn giản quá! Tình yêu thật là đẹp...

25/5/2010
Hồ Quốc Nam

Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Ai “đạo”, “đạo” của ai?



Trong  xã hội chúng ta ngày hôm nay, bất cứ cái gì cũng có thể  ăn cắp được. Nói nôm na là biến cái của người khác thành cái của mình, sau đó ngang nhiên khẳng định đó là sản phẩm của lao động, của trí tuệ hay cho là “sự trùng hợp một cách ngẫu nhiên” cũng được.

Đối với tầng lớp bình dân, nói đến từ “ăn cắp” thì có lẽ ai cũng hiểu. Nhưng đối với tầng lớp trí thức như sinh viên, giảng viên hay như tầng lớp văn nghệ sĩ thì người ta dùng từ “đạo” cho có vẻ “sang” hơn và “văn học” hơn.

“Đạo ở đâu?”
Công nghệ thông tin càng phát triển, xã hội càng phát triển thì chúng ta càng có cơ hội tiếp xúc với kho tàng trí tuệ của nhân loại hơn. Ngày nay, chỉ cần một vài cái “clíc” chuột là bạn có thể đến bất cứ đâu trên thế giới, khoảng cách về địa lý dường như không còn là trở ngại nữa.

Internet, sách, báo… chính là những kho tàng trí thức vô giá của nhân loại nhưng cũng được các “Đạo” sử dụng triệt để để biến cái của người khác thành của mình.

Ai “đạo”?
Như đã nói ở trên, internet, sách, báo là những nguồn chính để các “Đạo” thực hiện hành động trộm cắp của mình.

Như vậy thì những người “đạo” ấy chắc chắn phải có một chúc kiến thức về lĩnh vực mà mình đạo. Ít nhất họ cũng phải có khả năng sử dụng các phương tiện trên như một công cụ tác nghiệp của mình.

Điều đáng buồn trong xã hội ta ngày nay là những người được cho là trí thức nhất trong  xã hội, lại có những hành động phản trí thức nhất. Họ là ai? Sinh viên? Nhà giáo? Tầng lớp văn nghệ sĩ?

Sinh viên “đạo”
Trước tiên phải nói đến là sinh viên. Những người được tiếp thu trí thức của thời đại và là tầng lớp ưu tứu mới của đất nước. Sinh viên có “đạo” hay không? Sinh viên có đạo hay không thì có lẽ tầng lớp giảng viên của chúng ta là những người hiểu rõ nhất. Là một giảng viên, bạn hãy cho sinh viên một đề tài tiểu luận về nhà, thu bài lại thấy những bài có đến mười lăm trang, thậm chí hai mươi, ba mươi trang. Nếu chịu khó đọc những “bài luận” do những cô cậu sắp trở thành “tân cử nhân” này các giảng viên sẽ cảm thấy giật mình. Đa số các bài viết của các em là “đạo”…

Ông Trần Ngọc Trân, giảng viên khoa Báo chí & Truyền thông, ĐH. KHXH&NV TP.HCM khẳng định, “Tôi không cho sinh viên đem bài tập về nhà làm, nhất là làm tiểu luận, làm nhóm vì đa số các bài này đều là sạo”…

Giảng viên “đạo”
Khoảng thời gian gần đây dư luận hết sức bức xức với tình trạng “đạo” sách của một số giảng viên của các trường đại học lớn trong nước, trong đó có những người đã là tiến sĩ, giáo sư. Họ, những nhà trí thức lớn của đất nước sẵn sàng “đạo qua đạo lại”. Người trình độ kém một chút thì “đạo” của đồng nghiệp trong nước. Người trình độ cao hơn một chút thì “đạo” của đồng nghiệp nước ngoài.

Người dân chỉ biết thở dài ngao ngán khi xảy ra trường hợp, người mới bị bạn đồng nghiệp trong nước “đạo” tác phẩm của mình, sau đó lên báo chí tuyên bố hùng hồn, lên án việc “đạo” như vậy là phản khoa học, phản giáo dục thì mấy hôm sau lại bị công chúng phát hiện là “đạo” gần như nguyên xi tác phẩm của bạn đồng  nghiệp nước ngoài.

Văn nghệ sĩ “đạo”
Văn nghệ sĩ chính là những người quan trọng nhất quyết định những định hướng và giá trị của nền văn hóa đương đại. Họ chính là những người làm nghệ thuật và định hướng công chúng thông qua tài năng của mình.

Tiếc là trong thời gian gần đây, sau khi một số nghi án “đạo” được phui trong và ngoài nước thì hàng loạt “nghi án đạo” khác cũng bị công chúng phát hiện. Dường như căn bệnh “đạo” đã trở thành một trong những căn bệnh khó trị nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam đương đại. Nếu điểm qua hầu hết các mặt trận nghệ thuật của nước ta hiện nay, có thể thấy hầu hết các mặt trận này ít nhiều xuất hiện các “nghi án đạo”.

Làm sao để tránh tình trạng “đạo” tràn lan?
Sinh viên, giảng viên, văn nghệ sĩ vốn là những trí thức của đất nước. Bản thân họ chính là những đại diện ưu tứu nhất của cả dân tộc.

Vậy tại sao “đạo” vốn là hành động phản khoa học, phản giáo dục nhất lại xảy ra đa số ở tầng lớp này? Phải chăng nhà nước ta cần có một luật mới hơn để ngăn chặn tình trạng này?

Tuyên truyền, giáo dục, pháp luật có làm cho tình trạng “đạo” tràn lan như hiện nay giảm đi không? Có lẽ hãy để những câu trả lời này cho các cơ quan chức năng và bản thân mỗi sinh viên, giảng viên và tầng lớp văn nghệ sĩ.

18/5/2010
Hồ Quốc Nam

Thứ Hai, 3 tháng 5, 2010

Hồi kí: Những năm tháng học sinh

Năm tôi học lớp 10
Trong lớp học Anh Văn, tôi bắt đầu nhìn chằm chằm vào em, người con gái đang ngồi kế bên tôi. Tôi gọi em là “người bạn tốt nhất”. Tôi nhìn vào em rất lâu, mái tóc dài, óng mượt, và tôi bắt đầu nghĩ, phải chi, chúng tôi không chỉ là bạn của nhau. Nhưng có lẽ, em không nghĩ như tôi. Sau giờ học, em đến gần tôi và hỏi mượn một số bài mà em đã bỏ lỡ vào ngày hôm trước. Em nói, “Cảm ơn anh” và hôn nhẹ lên má tôi. Tôi muốn nói với em, tôi muốn em biết rằng, tôi không muốn em và tôi chỉ là bạn, tôi rất thích em nhưng tôi quá mắc cỡ, và tôi cũng không biết tại sao?

Năm tôi học lớp 11
Điện thoại reo. Bên đầu dây bên kia là em. Em đang khóc, em kể cho tôi nghe về chuyện người yêu của em đã làm tổn thương em như thế nào. Em không muốn ở một mình trong một hoàn cảnh như vậy, em gọi tôi đến, và tôi đã đến. Khi chúng tôi ngồi kế bên nhau trên ghế sô pha, tôi nhìn thẳng vào đôi mắt yếu đuối ấy, và ước gì chúng tôi là của nhau. Sau hai giờ đồng hồ, chúng tôi đã xem xong một bộ phim của nữ diễn viên Drew Barrymore, ăn hết ba bịch khoai tây chiên sắc lát mỏng, và em muốn đi ngủ. Em nhìn vào mắt tôi, và nói, “Cảm ơn anh”, và hôn nhẹ lên má tôi. Tôi muốn nói với em, tôi muốn em biết rằng, tôi không muốn em và tôi chỉ là bạn, tôi rất thích em nhưng tôi quá mắc cỡ, và tôi cũng không biết tại sao?

Năm cuối cấp
Ngày hôm trước buổi tiệc chia tay trước khi ra trường em đã đến trước cửa nhà tôi và nói, “Người bạn mà em hẹn đi chung hôm nay bệnh rồi, anh ấy sẽ không đi chung với em, chúng ta đi với nhau nhé!”. Tôi cũng chẳng có ai để hẹn đi chơi cùng, và khi còn là học sinh lớp bảy, chúng tôi đã hứa với nhau, nếu cả hai chúng tôi đều không có bạn khi đi đâu đó, chúng tôi sẽ đi cùng với nhau với tư cách là “bạn tốt nhất”. Chúng tôi đã đi với nhau trong đêm đó, sau khi buổi tiệc kết thúc, tôi đưa em về nhà. Chúng tôi nhìn vào mắt nhau, mắt em lúc này trong như một viên pha lê. Tôi ước gì, lúc đó, chúng tôi không chỉ là bạn của nhau, nhưng có lẽ em đã không nghĩ như tôi, và tôi biết điều đó. Em nói, “Em đã có một buổi tối thật vui vẻ, cám ơn anh!” và em nhẹ nhàng hôn lên má của tôi. Tôi muốn nói với em, tôi muốn em biết rằng, tôi không muốn em và tôi chỉ là bạn, tôi rất thích em nhưng tôi quá mắc cỡ, và tôi cũng không biết tại sao?

Ngày lễ tốt nghiệp
Một ngày trôi qua, một tuần trôi qua, rồi một tháng trôi qua. Thời gian trôi nhanh như một cái chớp mắt, vậy là ngày lễ tốt nghiệp cũng đã đến rồi. Tôi ngắm nhìn “người bạn tốt nhất” của tôi trên bục nhận bằng tốt nghiệp. Tôi ước gì, lúc đó, chúng tôi không chỉ là bạn của nhau, nhưng có lẽ em đã không nghĩ như tôi, và tôi biết điều đó. Trước khi mọi người trở về nhà, bận nguyên bộ đồ trong ngày lễ tốt nghiệp, em đã đến gần tôi, em đã khóc khi tôi ôm em vào lòng. Em nhấc đầu ra khỏi vai tôi và nói, “Anh là người bạn tốt nhất của em đấy, cám ơn anh!”, và em nhẹ nhàng hôn lên má của tôi. Tôi muốn nói với em, tôi muốn em biết rằng, tôi không muốn em và tôi chỉ là bạn, tôi rất thích em nhưng tôi quá mắc cỡ, và tôi cũng không biết tại sao?

Một vài năm sau đó
Bây giờ thì tôi đang ngồi trong nhà thờ. Hôm nay là ngày lễ kết hôn của “người bạn thân nhất” của tôi. Tôi đã chứng kiến giờ phút em ấy nói với đức cha, “Con đồng ý”. Từ đó tôi bắt đầu rời xa em thật sự, em đã kết hôn với một người đàn ông khác. Tôi đã từng ước chúng tôi không chỉ là bạn của nhau, nhưng có lẽ em đã không nghĩ như tôi, và tôi biết điều đó. Trước khi bước lên xe hoa, em đến bên tôi và nói, “Cám ơn vì anh đã đến tham dự!”, em hôn nhẹ nhàng lên má của tôi. Tôi muốn nói với em, tôi muốn em biết rằng, tôi không muốn em và tôi chỉ là bạn, tôi rất thích em nhưng tôi quá mắc cỡ, và tôi cũng không biết tại sao?

Tại tang lễ
Nhiều năm trôi qua, tôi nhìn xuống chiếc quan tài của người phụ nữ mà tôi đã từng gọi là “người bạn tốt nhất”. Trong tang lễ, họ đọc một đoạn nhật ký của em viết khi còn học ở mái trường cấp ba. Những dòng ấy như sau, “Tôi chăm chú nhìn vào anh và ước gì chúng tôi không chỉ là bạn tốt nhất của nhau, nhưng có lẽ anh không nghĩ như tôi, và tôi biết điều đó. Tôi muốn nói với anh, tôi muốn chúng ta không chỉ là bạn của nhau, tôi rất thích anh, nhưng tôi quá mắc cỡ, và tôi cũng không biết, tại sao? Tôi ước gì anh nói, anh cũng rất thích tôi.” Tôi ước gì tôi đã nói những lời như vậy với em, và… tôi đã khóc…

03/5/2010
(dịch)
Hồ Quốc Nam

Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2010

Cốc sữa – Một câu chuyện cảm động có thật

 
Có một cậu bé hàng ngày vẫn bán hàng rong để lấy tiền đi học. Một ngày kia, khi trong túi chỉ còn có một xu duy nhất, vừa đói, vừa khát, cậu bé liều lĩnh gõ cửa một ngôi nhà mà cậu ta tình cờ đi ngang qua để xin một bữa ăn. Bước từ trong nhà ra là một người phụ nữ trẻ, đẹp. Cậu bé hết sức lúng túng, và thay vì xin một bữa ăn, cậu bé chỉ xin một ít nước uống để có thể giúp mình vượt qua cơn đói đang cồn cào.

Người phụ nữ ấy trông thấy cậu bé có vẻ đang rất đói, khát. Bà ta mang cho cậu một cốc sữa. Cậu bé uống cốc sữa một cách chậm chạp rồi ngước nhìn người phụ nữ và hỏi:

- Thưa bà, tôi đã nợ bà bao nhiêu?

- Cậu không nợ gì tôi cả, mẹ chúng tôi đã dạy là không nên nhận bất cứ thứ gì khi giúp đỡ người khác – Người phụ nữ trả lời.

- Cám ơn bà…

Khi Howard Kelly rời khỏi ngôi nhà, cậu ta cảm thấy trong người khỏe hẳn, đức tin vào chúa và tình yêu thương của con người tràn ngập trong lòng cậu bé.

Nhiều năm sau, người phụ nữ đã cho Howard Kelly cốc sữa năm nào bỗng nhiên mắc một chứng bệnh hiểm nghèo. Các bác sĩ tại địa phương nơi bà cư trú đã hết cách cứu chữa và quyết định chuyển bà đến một thành phố lớn, nơi có các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao hơn. Họ sẽ nghiên cứu về chứng bệnh hiếm gặp của Daysi. Và bác sĩ Howard Kelly đã được mời đến để tham vấn.

Khi vị bác sĩ nghe tên của thị trấn mà người phụ nữ ấy đến. Một thứ ánh sáng kì lạ tràn ngập trong mắt ông. Trong bộ trang phục bác sĩ, ông ta vội vã đi đến phòng của Daysi. Và Howard Kelly đã gặp lại người phụ nữ của năm xưa. Ông ta trở lại phòng tham vấn và quyết định sẽ làm mọi cách để cứu sống bà. Kể từ đó, vị bác sĩ chuyên tâm nghiên cứu để cứu sống người phụ nữ. Sau nhiều lần cố gắng, cuối cùng, họ đã thành công…

Bác sĩ Kelly đã yêu cầu phòng kinh doanh cho ông được nhận hóa đơn thanh toán viện phí và ông sẽ chi trả viện phí cho Daysi. Ông ta nhìn vào tờ hóa đơn, rồi viết một thông điệp gì đó lên một góc của nó. Tờ hóa đơn được gửi đến phòng của Daysi. Bà hết sức lo lắng khi nghĩ đến khoản viện phí khổng lồ mà mình sắp phải chi trả. Nó có thể tiêu tốn hết số tiền mà bà ta phải làm trong suốt quãng đời còn lại của mình.

Daysi phát hiện ra một thông điệp gì đó trên một góc của tờ hóa đơn. Bà đọc được những từ sau đây: “Đã trả đầy đủ cho một cốc sữa.” Bác sĩ Howard Kelly đã ký…

Những giọt nước mắt hạnh phúc chảy ra trên khuôn mặt khắc khổ của người phụ nữ và bà ta bắt đầu cầu nguyện: “Con cám ơn chúa, chính tình yêu của người đã cứu rỗi nhân loại.”

02/5/2010
(dịch)
Hồ Quốc Nam

Những thành phố đẹp nhất thế giới

Cambride của Anh và Tokyo của Nhật Bản
Những con phố nhộn nhịp, một ngôi trường đại học nổi tiếng và những công viên thoáng ẩn hiện, hình ảnh những người bình dân và những khoảng sân nhỏ tất cả tạo nên thành phố Cambridge, nước Anh. Nằm về hướng bắc thành phố Luân Đôn, điểm nhấn của thành phố Cambridge là dòng sông Cam chảy qua địa phận của thành phố. Những tòa nhà hiện đại và cổ kính, như công trình lịch sử King's College Chapel và trung tâm khoa học Toán của trường Đại học Cambridge.
Công trình kiến trúc King's College Chapel nhìn từ sông Cam, thành phố Cambridge, Anh Quốc
Sông Cam dài khoảng 40 dặm và chảy qua thành phố Cambridge. Sông Cam cung cấp nước tưới cho một khu vực có diện tích 761.5 km¬2, tức tương đương với một khu vực khoảng 17 dặm vuông. Tàu bè có thể đi lại trên sông Cam xuyên qua thành phố Cambridge – mực nước sông Cam được kiểm soát rất kĩ càng bởi một hệ thống đập ngăn nước. Công trình kiến trúc King's College Chapel được xây theo kiểu kiến trúc Gô-thích và là một trong những công trình kiến trúc nổi bật nhất của thành phố Cambridge. Bắt đầu xây dựng từ năm 1446 và hoành thành vào năm 1515, trải qua nhiều đời vua của nước Anh (từ vua Henry thứ sáu đến vua Henry thứ tám). King's College Chapel được ca ngợi là “một công trình đồ sộ và vĩ đại của trí tuệ nhân tạo”.

Thành phố Tokyo, Nhật Bản về đêm
Các thành phố lớn trên thế giới thường được đánh giá là đẹp. Thành phố Tokyo, thủ đô của Nhật Bản, thành phố của những ngôi nhà 50 tầng cao chọc trời và những ngôi biệt thự truyền thống. Kiến trúc của Tokyo không phải là đặc trưng duy nhất cho vẻ đẹp của thành phố này. Thành phố còn là nơi của những ý thức và trật sự xã hội khi mà mọi người gặp nhau luôn cuối đầu chào và mĩm cười. Nhưng ngày nay, vẻ đẹp của Tokyo cũng đang bị hủy hoại bởi những đường phố chật hẹp dần xuất hiện và ánh sáng của những bóng đèn Neon trong đêm tối.

Cả hai thành phố trên đều nằm trong danh sách những thành phố đẹp nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn. Ngoài Cambridge của Anh và Tokyo của Nhật Bản thì còn có các thành phố: Paris (Pháp), Vancouver (Canada), Sydney (Úc), Florence và Venice (Ý) được Forbes bình chọn là các thành phố đẹp nhất trên thế giới.

Những thành phố của ánh sáng
Paris là một trong những thành phố rộng và đẹp nhất thế giới với những hàng cây xanh dọc theo các đại lộ. Paris nổi tiếng với cuộc sống thường nhật trên các con phố và lối kiến trúc hình tượng như công trình kiến trúc Grand Palais. Grand Palais còn là một công trình lịch sử và nghệ thuật. Ngày nay nó là một trong những bảo tàng lớn nhất của thành phố Paris, Pháp và là địa điểm thu hút khách du lịch đông nhất của thủ đô Paris. Kiến trúc của Grand Palais là một đặc trưng tiêu biểu tương phản so với lối kiến trúc của Anh vốn được chấp vá từ nhiều lối kiến trúc khác nhau.

Phong cách kiến trúc thẩm mỹ của Paris trong khoảng thế kỉ 19 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách kiến trúc thế giới trong giai đoạn này. Mặt chính của các công trình kiến trúc được cách điệu hóa chính là đặc trưng cơ bản của những tiêu chuẩn kiến trúc trong giai đoạn này.

Toàn cảnh bảo tàng Grand Palais nhìn từ tháp Eiffel, Pháp
Sức mạnh của thành phố Paris chính là tính khuôn mẫu và giống nhau của các công trình kiến trúc. Điều đó làm nên sự thu hút mãnh liệt đối với những công trình vô cùng to lớn và duy nhất trên thế giới. Các công trình này cũng đã gây nhiều tranh cãi tại thời điểm đó như tháp Eiffel, trung tâm văn hóa bảo tàng Pompidou (được xây dựng bởi các kiến trúc sư người Anh và người Ý) và học viện du Monde Arab. Hơn nữa, do tính chất của lịch sử, hầu hết chiều cao của các công trình trong thành phố đều bị giới hạn.

Một góc của thành phố Vancourver, Canada
Trong khi Paris nổi tiếng với những những công trình và lối kiến trúc nhân tạo thì Vancouver lại được chú ý nhiều hơn do vẻ đẹp tự nhiên của nó. Tính mở của thành phố có được do nằm dọc theo bãi biển – từ khuôn viên xanh nằm tận cùng phía tây của trường đại học British Columbia cho đến công viên Stanley nằm ngoài rìa khu trung tâm. Ngoài ra, cả dãy núi Coast Mountains tuyết phủ và biển Thái Bình Dương đã tạo nên một bối cảnh tươi đẹp cho thành phố. Tính chất đa dạng của nền văn hóa và nền ẩm thực làm cho Vancouver đạt được tiếng tâm vang dội như ngày nay. Không gian mở đã làm cho thành phố biển trở nên đặc biệt. Nhà hoa tiêu nổi tiếng người Anh Francis Drake cho rằng mũi đất nhô ra ngoài biển ở Vancouver là mũi đất nhô ra biển đẹp nhất trên thế giới. Thảo cầm viên Kirstenbosch, và đỉnh núi Table Mountain có độ cao 3.500 feet so với mặt nước biển đem lại một cảnh quan hấp dẫn và sinh động cho thành phố. Levitt, một kĩ sư về môi trường khen ngợi hệ sinh thái của thành phố Vancouver là một hệ sinh thái ít có sự tác động của con người và đó là kết quả của một cơ chế quản lí chặt chẽ.

Những cây Jacaranda đã ra hoa trên đường phố Sydney, Úc
Sydney được ca ngợi là một trong những thành phố mang vẻ đẹp tự nhiên. Hầu hết các cảng nước sâu của thành phố đều có thể trông thấy được từ các ngọn đồi trong thành phố. Nhiệt độ trung bình của Sydney quanh năm đều ấm áp. Sydney đẹp nhất khi các bông hoa trong thành phố bắt đầu nở rộ. Vào khoảng tháng 11 cho đến tháng 12 hàng năm, vẻ đẹp của Sydney được tôn lên hoàn hảo nhất khi hàng nghìn cây Jacaranda trên các con đường trong thành phố bắt đầu nở rộ và cho ra những bông hoa màu tím làm thay đổi hoàn toàn khung cảnh của thành phố Sydney.

Những viên ngọc của nước Ý
Bảo tàng Uffizi Gallery, thành phố Venice, Ý

Hai thành phố Florence và Venice xinh đẹp của nước Ý cũng nằm trong danh sách những thành phố đẹp nhất thế giới. Florence cho ta thấy một khung cảnh của lối kiến trúc mang đậm tính lịch sử với phong cách Gô-thích như nhà thờ Basilica di Santa Maria del Fiore hay như bảo tàng Uffizi Gallery. Sự lưu thông bằng đường bộ trong thành phố được thực hiện một cách dễ dàng. Khi đi bộ các du khách có thể đến được hầu hết các địa điểm tham quan đẹp và nổi tiếng của thành phố. Florence còn là quê hương của những chiếc bánh Pizza khổng lồ được bài bán la liệt tại các quán cà phê và xung quanh những công trình đẹp lộng lẫy như lâu đài Palazzo Vecchio nằm gần quảng trường Piazza della Signoria. Món bánh Pizza của thành phố Florence được xem là ngon nhất trên thế giới.

Thuyền là phương tiện giao thông công cộng chủ yếu ở Venice, Ý
Venice, một thành phố giàu tính lịch sử và nổi lềnh bềnh trên mặt nước (Venice từng là một nước cộng hòa riêng biệt không thuộc nước Ý). Thuyền là phương tiện giao thông chủ yếu của thành phố này vì hầu hết diện tích của thành phố đã bị ngập trong nước. Venice được xem là khu vui chơi giải trí Disneyland dành cho người lớn. Những công trình kiến trúc cổ được xây dựng một cách tinh vi và khác biệt nhau do màu sắc của các công trình đã bị phai mờ theo thời gian. Những công trình bằng đá xung quanh các cửa lớn và các cửa sổ hướng về phía các con sông và những con đường bộ nhỏ được xây dựng từ thời trung cổ làm tăng thêm vẻ đẹp huyền bí của một thành phố đầy sứ quyến rũ như Venice.
Những vẻ đẹp của nước Mỹ và Luân Đôn, thủ đô nước Anh

Cầu cổng vàng (golden gate) của thành phố San Francisco, Mỹ về đêm
Vẻ đẹp của thành phố San Francisco được ca ngợi bởi những cây cầu, ngọn đồi, hệ thống cáp dành cho xe hơi (một hệ thống giao thông điển hình cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 duy nhất còn sót lại trên thế giới) và những cảnh đẹp tự nhiên được nước bao bọc xung quanh. Thành phố Chicago nổi tiếng với những không gian công cộng xanh như công viên Millennium với vô số những cây xanh đang được trồng.
Thành phố New York với những công trình kiến trúc nổi tiếng, khu trung tâm Manhattan, những công trình lịch sử tương phản với những công trình kiến trúc hiện đại như cao ốc Bank of America. Hai mươi năm trước đây New York không được liệt vào danh sách những thành phố đẹp nhất trên thế giới nhưng sự suy giảm của tỉ lệ tội phạm đã giúp cho mọi người có thể đi ra đường và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các con phố trong thành phố.

Một góc thành phố Luân Đôn, Anh Quốc nhìn từ trên cao
Luân Đôn, thủ đô của Anh Quốc được liệt vào danh sách các thành phố đẹp nhất thế giới. Nếu như Paris nổi tiếng với lối kiến trúc theo khuôn mẫu nhất định thì Luân Đôn hoàn toàn khác biệt. Luân Đôn được xem là thành phố của những mảnh chấp vá. Thành phố phát triển qua hàng trăm năm và không hề có một lối kiến trúc nào là chủ đạo và xuyên suốt. Lối kiến trúc của Luân Đôn là kết quá của nhiều lối kiến trúc riêng biệt trải qua một giai đoạn dài của lịch sử. Nhưng đâu đó, du khách vẫn tìm thấy được vẻ đẹp quyến rũ của thành phố này.

02/5/2010
Hồ Quốc Nam (tổng hợp)

Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2010

Quyền được tự do

Ngắm nhìn những đứa trẻ đang mải mê chơi đùa và đang cố gắng bắt những chú bướm bay vào một buổi chiều tháng Tám. Một kí ức buồn về quãng đời thơ ấu bất chợt trở về trong tôi. Khi tôi còn là một cậu bé mới 12 tuổi sống ở miền Nam Carolina, một sự kiện quan trọng đã xảy ra, kể từ đó, tôi không bao giờ đặt bất kì một sinh vật nào (một sự sống) vào một chiếc lồng. Hay nói cách khác là cướp đi quyền tự do của chúng.

Những chú chim Mocking ngoài thiên nhiên
Thuở bé, gia đình tôi sống gần một bìa rừng. Cứ mỗi chiều khi hoàng hôn buông xuống, những chú chim Mocking (một giống chim sống ở Bắc Mỹ, có khả năng bắt trước tiếng kêu của các loài chim khác – lời người dịch) sẽ bay đến nghỉ ngơi trên những tán cây và bắt đầu ca hát. Thật sự sẽ không có một loại nhạc cụ nào do con người tạo ra lại có thể sánh bằng tiếng hát của loài chim Mocking này. Tôi luôn ao ước có một chú chim Mocking non và sẽ đặt nó vào trong một cái lồng riêng của mình. Như vậy, tôi sẽ có một nhạc công riêng. Cuối cùng thì mơ ước của tôi cũng trở thành hiện thực. Tôi bắt được một chú chim Mocking con và đặt nó vào trong cái lồng của riêng tôi. Ban đầu, chú chim nhỏ cứ sợ hãi và vỗ cánh bay liên tục quanh khắp lồng. Nhưng cuối cùng chú chim non bé nhỏ cũng ngoan ngoãn xếp đôi cánh lại và yên vị trong ngôi nhà mới của mình. Tôi cảm thấy rất hài lòng với bản thân mình và trông chờ vào một ngày kia, chàng nhạc sĩ trẻ tài năng này sẽ cất vang lên những ca khúc trữ tình.

Vào ngày thứ hai ở trong lồng của chú chim nhỏ, với thức ăn trong miệng của mình, một con chim Mocking mẹ bay đến chiếc lồng của tôi và bắt đầu mớm mồi cho con nó ăn. Chim con ăn hết mọi thứ mà chim mẹ mang đến. Tôi rất hài lòng khi trông thấy cảnh đó. Dĩ nhiên chim mẹ sẽ biết nhiều hơn tôi về việc cho con của nó ăn như thế nào.

Tất cả muôn loài đều có quyền được tự do Nguyên văn: "All living creatures have a right to live free." - lời người dịch.
Buổi sáng tiếp theo, tôi đi đến chiếc lồng để xem thử chú chim non của mình đang làm gì. Tôi phát hiện ra nó nằm trong lồng và đã chết tự bao giờ. Tôi rất ngạc nhiên và không biết chuyện gì đã xảy ra. Rõ ràng là tôi đã chăm sóc nó rất tốt kia mà, hay có lẽ chỉ là tôi đã nghĩ như vậy mà thôi.

Tình cờ ngày hôm đó, chú Arthur Wayne, một chuyên gia nghiên cứu về các loài chim đến thăm cha tôi. Chú nghe tôi khóc về cái chết của chú chim non. Chú đến bên tôi và bắt đầu giải thích, “Một con chim Mocking mẹ khi thấy con của mình bị nhốt vào một cái lồng, đôi khi nó sẽ mang đến cho con của mình những trái độc. Chim mẹ nghĩ rằng cái chết sẽ tốt hơn cho chú chim con nếu nó phải chịu sống trong cảnh lao tù.”

Kể từ đó, tôi không bao giờ bắt một sự sống nào và đặt nó vào trong một cái lồng nữa. Tất cả muôn loài đều có quyền được tự do.

01/5/2010
Hồ Quốc Nam (dịch)