Trong xã hội chúng ta ngày hôm nay, bất cứ cái gì
cũng có thể ăn cắp được. Nói nôm na là
biến cái của người khác thành cái của mình, sau đó ngang nhiên khẳng định đó là
sản phẩm của lao động, của trí tuệ hay cho là “sự trùng hợp một cách ngẫu
nhiên” cũng được.
Đối với tầng lớp
bình dân, nói đến từ “ăn cắp” thì có lẽ ai cũng hiểu. Nhưng đối với tầng lớp
trí thức như sinh viên, giảng viên hay như tầng lớp văn nghệ sĩ thì người ta
dùng từ “đạo” cho có vẻ “sang” hơn và “văn học” hơn.
“Đạo
ở đâu?”
Công nghệ thông
tin càng phát triển, xã hội càng phát triển thì chúng ta càng có cơ hội tiếp
xúc với kho tàng trí tuệ của nhân loại hơn. Ngày nay, chỉ cần một vài cái
“clíc” chuột là bạn có thể đến bất cứ đâu trên thế giới, khoảng cách về địa lý
dường như không còn là trở ngại nữa.
Internet, sách,
báo… chính là những kho tàng trí thức vô giá của nhân loại nhưng cũng được các
“Đạo” sử dụng triệt để để biến cái của người khác thành của mình.
Ai
“đạo”?
Như đã nói ở
trên, internet, sách, báo là những nguồn chính để các “Đạo” thực hiện hành động
trộm cắp của mình.
Như vậy thì
những người “đạo” ấy chắc chắn phải có một chúc kiến thức về lĩnh vực mà mình
đạo. Ít nhất họ cũng phải có khả năng sử dụng các phương tiện trên như một công
cụ tác nghiệp của mình.
Điều đáng buồn
trong xã hội ta ngày nay là những người được cho là trí thức nhất trong xã hội, lại có những hành động phản trí thức
nhất. Họ là ai? Sinh viên? Nhà giáo? Tầng lớp văn nghệ sĩ?
Sinh
viên “đạo”
Trước tiên phải
nói đến là sinh viên. Những người được tiếp thu trí thức của thời đại và là
tầng lớp ưu tứu mới của đất nước. Sinh viên có “đạo” hay không? Sinh viên có
đạo hay không thì có lẽ tầng lớp giảng viên của chúng ta là những người hiểu rõ
nhất. Là một giảng viên, bạn hãy cho sinh viên một đề tài tiểu luận về nhà, thu
bài lại thấy những bài có đến mười lăm trang, thậm chí hai mươi, ba mươi trang.
Nếu chịu khó đọc những “bài luận” do những cô cậu sắp trở thành “tân cử nhân”
này các giảng viên sẽ cảm thấy giật mình. Đa số các bài viết của các em là
“đạo”…
Ông Trần Ngọc
Trân, giảng viên khoa Báo chí & Truyền thông, ĐH. KHXH&NV TP.HCM khẳng
định, “Tôi không cho sinh viên đem bài tập về nhà làm, nhất là làm tiểu luận,
làm nhóm vì đa số các bài này đều là sạo”…
Giảng
viên “đạo”
Khoảng thời gian
gần đây dư luận hết sức bức xức với tình trạng “đạo” sách của một số giảng viên
của các trường đại học lớn trong nước, trong đó có những người đã là tiến sĩ,
giáo sư. Họ, những nhà trí thức lớn của đất nước sẵn sàng “đạo qua đạo lại”.
Người trình độ kém một chút thì “đạo” của đồng nghiệp trong nước. Người trình
độ cao hơn một chút thì “đạo” của đồng nghiệp nước ngoài.
Người dân chỉ
biết thở dài ngao ngán khi xảy ra trường hợp, người mới bị bạn đồng nghiệp
trong nước “đạo” tác phẩm của mình, sau đó lên báo chí tuyên bố hùng hồn, lên
án việc “đạo” như vậy là phản khoa học, phản giáo dục thì mấy hôm sau lại bị
công chúng phát hiện là “đạo” gần như nguyên xi tác phẩm của bạn đồng nghiệp nước ngoài.
Văn
nghệ sĩ “đạo”
Văn nghệ sĩ
chính là những người quan trọng nhất quyết định những định hướng và giá trị của
nền văn hóa đương đại. Họ chính là những người làm nghệ thuật và định hướng
công chúng thông qua tài năng của mình.
Tiếc là trong
thời gian gần đây, sau khi một số nghi án “đạo” được phui trong và ngoài nước
thì hàng loạt “nghi án đạo” khác cũng bị công chúng phát hiện. Dường như căn
bệnh “đạo” đã trở thành một trong những căn bệnh khó trị nhất của nền văn học nghệ
thuật Việt Nam đương đại. Nếu điểm qua hầu hết các mặt trận nghệ thuật của nước
ta hiện nay, có thể thấy hầu hết các mặt trận này ít nhiều xuất hiện các “nghi
án đạo”.
Làm
sao để tránh tình trạng “đạo” tràn lan?
Sinh viên, giảng
viên, văn nghệ sĩ vốn là những trí thức của đất nước. Bản thân họ chính là
những đại diện ưu tứu nhất của cả dân tộc.
Vậy tại sao
“đạo” vốn là hành động phản khoa học, phản giáo dục nhất lại xảy ra đa số ở
tầng lớp này? Phải chăng nhà nước ta cần có một luật mới hơn để ngăn chặn tình
trạng này?
Tuyên truyền,
giáo dục, pháp luật có làm cho tình trạng “đạo” tràn lan như hiện nay giảm đi
không? Có lẽ hãy để những câu trả lời này cho các cơ quan chức năng và bản thân
mỗi sinh viên, giảng viên và tầng lớp văn nghệ sĩ.
18/5/2010
Hồ Quốc Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét