MỤC LỤC
Tôi
xin chân thành cám ơn Công ty cổ phần Truyền thông Lasta, Kênh Truyền hình VTC9
– Let’s Việt đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi học tập, tác nghiệp trong
suốt khoảng thời gian vừa qua.
Tôi xin chân thành cám
ơn trường Đại học KHXH&NV TP. HCM, Khoa Báo chí và Truyền thông đã tạo điều
kiện cho tôi sẵn sàng bước vào kỳ thực tập thuận lợi nhất.
Tôi xin chân thành cám
ơn anh Phạm Cao Cường, anh Phạm Tường Huy là hai đàn anh đi trước đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt kì thực tập.
Tôi xin chân thành cám
ơn cô Triệu Thanh Lê – Giáo viên hướng dẫn đã có những hướng dẫn kịp thời giúp
tôi hoàn thành tốt kì thực tập này.
TP.HCM, tháng
09/2010
Hồ Quốc
Nam
Tôi đã được Công ty cổ phần Truyền thông Lasta tạo điều kiện thuận lợi để
làm việc và cộng tác với Kênh Truyền hình VTC9 – Let’s Việt.
Môi trường
làm việc của Phòng Biên tập Kênh Truyền hình VTC9 – Let’s Việt
rất thân thiện, tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt
kì thực tập này.
Tôi
được các Biên tập viên hướng dẫn tận tình trong thời gian thực tập.
Áp
lực công việc cao.
Khó
hòa nhập trong khoảng thời gian đầu.
Thời
lượng phát sóng chương trình Chuyện
không của riêng ai còn hạn chế, tối đa hai kịch bản/tuần.
Qua
ba tháng thực tập tôi đã được làm quen với môi trường làm Game (Chương trình
Chuyện không của riêng ai) và môi trường làm tin, phóng sự (Phòng biên tập Kênh
truyền hình VTC9 – Let’s Việt).
Khoảng
thời gian đầu là khoảng thời gian khó khăn nhất, sinh viên cần cố gắng vượt
qua.
Ø 4
kịch bản truyền hình (HTV7)
Ø 7
tin (VTC9 – Let’s Việt)
Ø 6
phóng sự (VTC9 – Let’s Việt)
Tổng
số: 17 (kịch bản, tin, phóng sự)
Trước
khi đăng kí thực tập Khoa nên tạo điều kiện cho sinh viên đến thăm cơ quan mình
sắp đăng kí thực tập.
Giáo
viên hướng dẫn nên thường xuyên liên hệ với phòng ban, cơ quan thực tập của
sinh viên, hỏi tình hình của sinh viên để nắm bắt thông tin đa chiều và thể
hiện sự quan tâm đối với sinh viên.
TỐT:
Tôi đã cố gắng hết sức trong khoảng thời gian tại cơ quan thực tập và luôn tìm
kiếm cơ hội để cộng tác với các đơn vị bên ngoài.
TP.HCM ngày ....tháng ….năm 2010
Hồ Quốc
Nam
STT
|
THỂ LOẠI
|
TÊN TÁC PHẨM
|
Đơn vị phát sóng
|
Ghi chú
|
1
|
Kịch
bản truyền hình
|
Tôi
có được nhập hộ khẩu thành phố
|
HTV7
|
Xem
chi tiết phần B
|
2
|
Kịch
bản truyền hình
|
Thế
chấp uy tín
|
HTV7
|
Xem
chi tiết phần B
|
3
|
Kịch
bản truyền hình
|
Con
hư… tại mẹ?
|
HTV7
|
Xem
chi tiết phần B
|
4
|
Kịch
bản truyền hình
|
Con
dại… chú mang
|
HTV7
|
Xem
chi tiết phần B
|
Làm
trợ lý trường quay chương trình Chuyện không của riêng ai:
Lần
1: Từ ngày 07/06 – 09/06/2010 – 15 số, phát trên HTV7
Lần
2: Từ ngày 23/07 – 25/07/2010 – 15 số, phát trên HTV7
STT
|
THỂ LOẠI
|
TÊN TÁC PHẨM
|
NGÀY PHÁT
|
Ghi chú
|
1
|
Tin
|
Thông
tin tuyển sinh nguyện vọng 2 TP.HCM
|
28/08/2010
|
|
2
|
Phóng
sự
|
Những
cán bộ, công chức thân thiện
|
28/08/2010
|
Xem
chi tiết phần B
|
3
|
Phóng
sự
|
Phòng
chống cao huyết áp
|
30/08/2010
|
Xem
chi tiết phần B
|
4
|
Tin
|
Phòng
chống và ngăn ngừa dịch bệnh
|
02/09/2010
|
Xem
chi tiết phần B
|
5
|
Tin
|
Các
hoạt động văn hóa chào mừng 02/09
|
03/09/2010
|
Xem
chi tiết phần B
|
6
|
Tin
|
Hợp
tác thương mại xuất khẩu Sắn Việt Nam – Trung Quốc
|
09/09/2010
|
Xem
chi tiết phần B
|
7
|
Phóng
sự
|
Tận
dụng cơ hội trong Hiệp định Thương mại tự do FTA
|
09/09/2010
|
Xem
chi tiết phần B
|
8
|
Phóng
sự
|
Phòng
chống dịch Heo tai xanh tại TP.HCM
|
11/09/2010
|
Xem
chi tiết phần B
|
9
|
Tin
|
Nhà
văn hóa thanh niên – Hành động xanh
|
15/09/2010
|
Xem
chi tiết phần B
|
10
|
Tin
|
Thành
đoàn thực hiện kế hoạch tổ chức tết trung thu cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó
khăn
|
16/09/2010
|
Xem
chi tiết phần B
|
11
|
Phóng
sự
|
Tái
lập mặt đường ẩu
|
18/09/2010
|
Xem
chi tiết phần B
|
12
|
Phóng
sự
|
Lễ
ra quân chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 2010
|
20/09/2010
|
Xem
chi tiết phần B
|
13
|
Tin
|
Bắt
hai hung thủ giết người dã man
|
21/09/2010
|
Xem
chi tiết phần B
|
BTV
Hồ Nam
Tham
gia làm Điểm báo cho chương trình Let’s Cà Phê phát sóng từ 6 – 8h hàng ngày
trên kênh VTC9 – Let’s Việt:
-
Lần 1: Ngày 28/08/2010
-
Lần 2: Ngày 02/09/2010
-
Lần 3: Ngày 06/09/2010
-
Lần 4: Ngày 10/09/2010
-
Lần 5: Ngày 16/09/2010
-
Lần 6: Ngày 21/09/2010
Tôi đã tham gia ghi
hình tổng cộng 15 số cho chương trình Hãy chọn giá đúng – VTV3, Đài truyền hình
Việt Nam từ ngày 16 – 18/07/2010.
GHI
CHÚ: Xem kịch bản chi tiết ở PHẦN C - PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM
Bút
danh: Hồ Quốc Nam
Trong khoảng thời gian thực tập tôi có tham gia cộng
tác với Báo Đại học quốc gia TP.HCM.
GHI
CHÚ: Xem nội dung chi tiết ở PHẦN C – PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM
Bút
danh: Quốc Nam
GHI CHÚ: Xem nội dung
chi tiết ở PHẦN B – NỘI DUNG CHI TIẾT
Bút danh: Hồ Quốc Nam
GHI CHÚ: Xem nội dung chi tiết ở PHẦN B – NỘI DUNG CHI TIẾT
Bút danh: Hồ Quốc Nam
GHI CHÚ: Xem nội dung chi tiết ở PHẦN B – NỘI DUNG CHI TIẾT
Chủ
đề: Về quản lý hộ khẩu (Điều kiện nhập hộ khẩu vào
thành phố theo Nghị định 56/2010/NĐ-CP ngày 24/05/2010)
Tình
huống: Những khó khăn của người dân trong việc không
có hộ khẩu thành phố và điều kiện để nhập hộ khẩu thành phố
Nhân
vật:
ANH
TOÀN:
Nhân viên rửa chén, thật thà, chất phát, hay mơ mộng
DÌ
SÁU: Chủ quán cơm, tham tiền nhưng cũng có lòng thương
người
Chữ
in nghiêng là hành đồng và lời thoại bắt buộc.
(Toàn
đang rửa chén tại nhà sau của một quán cơm, trong khi đó vợ Toàn thì làm phụ
bếp)
TOÀN:
(Toàn
vừa rửa chén vừa nghêu ngao hát:)
Non cao đất rộng biết đâu mà tìm
Đường đời mịt mời vạn nẻo về đâu
Mong chờ duyên kiếp đưa lối bắc cầu…”
(lúc
đó vợ Toàn bê một chồng chén từ trên nhà trên xuống)
VỢ
TOÀN: (Vợ Toàn hát chen vào:)
“Anh ơi nếu mộng không
thành thì đây
Một đống chén bát đang
chờ anh nè…”
TOÀN:
Bà
đó, suốt ngày cứ cắt ngang cái nguồn cảm hứng thi – ca sĩ bất tận của tôi không
à…
VỢ
TOÀN: Cảm hứng cái gì mà cảm hứng… suốt ngày cứ hết mơ rồi
tới mộng… Quán xá lúc này ế ẩm lắm đó. Ông cẩn thận không thôi là bà chủ cho 2 vợ
chồng nghỉ việc là xong luôn đó. Ở đó mà cứ mơ với mộng suốt ngày…
TOÀN:
Bà
bởi vậy không biết gì hết trơn đó, làm con người phải biết mơ mộng chứ. Phải mơ
mộng thì mới có động lực để làm việc tốt được…
VỢ
TOÀN:
Mơ mộng kiểu ông tài quá ha… Vợ chồng bán hết ruộng đất ở dưới quê lên thành
phố “Quyết chí mần ăn” tới nay đã 3 năm rồi. Vậy mà nhà cửa cũng chưa có. Phải
đi ở trọ… Phải chi lúc trước đừng có nghe lời ông thì bây giờ đỡ khổ biết mấy…
TOÀN:
Khổ
cái gì mà khổ… Rồi đây nhà mình sẽ có nhà ở thành phố… Bà với con Lan sẽ có xe
Dream, àh không xe SH để đi chơi…
VỢ
TOÀN: Có môn mà “ếch ộp” thì có. Hai vợ chồng è đầu è cổ
ra làm việc mỗi tháng được có 4 triệu… Với số tiền lương như bây giờ, tôi với
ông có rửa chén cả đời cộng với nhịn ăn, nhịn uống không biết có đủ tiền mua
được cái… nền nhà thành phố chưa nữa chứ nói gì nhà…
TOÀN:
Bà đúng là phụ nữ, không biết “nhìn xa trông rộng” gì hết… Biết bao nhiêu người
có giấc mộng một đêm? Biết bao nhiêu người mua vé số rồi trúng mấy tỉ đồng? Đây
nè, bà thấy không? Ngày nào tui cũng mua mấy tờ vé số hết. Đây nè, còn 2 tờ vé
số mua hôm qua tui chưa dò nữa… Nó mà trúng 1 tờ thôi là tôi với bà “lên đời”
liền…
VỢ
TOÀN: Trời, tiền không có cho con Lan đi học nữa mà ông
để mua vé số. Tui thiệt hết nói nổi ông luôn…
TOÀN:
Ủa, mà bà nhắc tới chuyện đi học của con Lan tôi mới nhớ. Cái chuyện cho con
Lan vô lớp 1 bà làm tới đâu rồi?
VỢ
TOÀN: Hổm rày tôi cứ chạy lên, chạy xuống hoài à. Bên
trường họ nói là phải có hộ khẩu thì họ mới cho con mình vô học. Không có hộ
khẩu là chắc con mình không có học được đâu!
TOÀN:
Vậy là họ đòi mình phải có hộ khẩu mới được hả? Thiệt tình, bây giờ ra đường cái
gì cũng đòi hộ khẩu hết. Tui cũng tính để dành một ít tiền để mua
một chiếc xe máy nhỏ để hai vợ chồng đi làm cho bớt cực khổ, mà tôi nghe hình
như là phải có hộ khẩu thì mới đăng ký xe được.
VỢ
TOÀN: Thôi mệt quá àh, tiền đâu mà tính tới chuyện mua xe?
Tiền mua quần áo, sách vở cho con chưa có nữa.
TOÀN:
Sao mà không có? Bây giờ bà cần bao nhiêu? 10 ngàn, 20 chục, 30, 40 hay 50?
VỢ
TOÀN: 40 hay 50 gì đó ông dành đi uống cà phê đi. Lấy
tiền cho con đi học mà làm như đi chợ không bằng…. Coi bộ ông nói với bà chủ
cho vợ chồng mình ứng trước lương đi. Nhà mình tháng này hết trơn tiền rồi…
TOÀN:
Ủa,
tháng này mình đâu có xài gì đâu mà sao mau hết tiền nhanh vậy?
VỢ
TOÀN: Thì tiền lương của vợ chồng mình ít mà phải chi cho
bao nhiêu thứ: tiền ăn uống, tiền nhà, tiền điện, tiền nước… Tháng này tiền nhà
trọ chưa đóng nữa. Còn phải chuẩn bị thêm tiền cho con đi học nữa. Ông tính làm
sao thì tính đi, không ấy là con mình thất học luôn đó…
TOÀN:
Biết
rồi, bà cứ từ từ. Thôi để tôi lên nhà trên gặp bà chủ để xin ứng trước tiền. Bà
ở đây chờ tôi nha… Suốt ngày cứ cằn nhằn hoài làm sao mà tôi có đầu óc mà tính
chuyện mua nhà, mua xe?
VỢ
TOÀN: Xe “ếch ộp” của ông đó hả? Đi lẹ lên đi…
(Do
hàng quán buôn bán xui xẻo quá nên bà Sáu đang đốt phong long để xả xui cho
quán)
DÌ
SÁU: Úm ba la, úm ba la… ông bà ông vãi, người khuất mặt
khuất mày phù hộ cho quán con làm ăn phát đạt nha… Chứ ế kiểu này hoài chắc con
dẹp tiệp luôn quá ông bà, ông vãi ơi… Úm ba la, úm ba la…
(lúc
đó thì Toàn từ nhà dưới bước lên, do không để ý nên bà Sáu đốt vào chân Toàn)
TOÀN:
Dì
Sáu, dì Sáu, dì tính đốt chết con hả dì Sáu… Trời ơi, cháy hết lông chân của
con rồi…
DÌ
SÁU:
Ai kêu mày ở nhà dưới lên mà không cho hay trước… Tao không đốt chết là mai
rồi…
TOÀN:
Dì Sáu, dì Sáu, tiền lương tháng này có chưa dì Sáu?
DÌ
SÁU:
Cái gì? Còn 3 ngày nữa mới tới ngày trả lương mà sao đòi sớm vậy con? Dì chưa
thu tiền của mấy chủ hụi, tiền đâu mà trả?
TOÀN:
Dì Sáu thông cảm, tại con của con sắp vô lớp 1. Gia đình con phải mua cho con
đủ thứ quần áo, sách vở… rồi chuẩn bị tiền cho con con đi học nữa…
DÌ
SÁU: Ủa, nói mới nhớ nha. Vậy là con Lan năm nay cũng tới
tuổi đi học rồi. Sao vợ chồng mày không lo chạy trường cho con nhỏ đi học?
TOÀN:
Vợ
chồng con cũng chạy dữ lắm rồi dì Sáu. Mà bên trường họ nói có hộ khẩu thì mới nhận
vô học, bây giờ gia đình con cũng đang lo cái hộ khẩu lắm nè dì Sáu.
DÌ
SÁU: Đúng rồi, bây giờ mà không có hộ
khẩu thì làm cái gì cũng khó lắm con ơi. Con Dì đây nè, có nhà, có hộ khẩu ở
thành phố đàng hoàng mà dì còn lo cho nó chết lên, chết xuống. Thôi coi bộ dì
thấy chắc hai đứa đưa cho con Lan nó về quê học với ông bà đi. Chứ ở thành phố
không có hộ khẩu mà muốn học lớp 1 coi bộ khó lắm con ơi.
TOÀN:
Dì nói vậy chứ làm sao được dì Sáu. Vợ chồng con bỏ làng bỏ xớm quyết chí lên
đây làm ăn gần 3 năm nay rồi. Đi đâu vợ chồng con cũng đem con Lan theo, bây
giờ cho nó về quê luôn thì vợ chồng con chịu sao nỗi?
DÌ
SÁU: Không chịu nỗi thì ráng làm sao lo cho được cái hộ
khẩu đi. Thôi, coi bộ 2 vợ chồng mày tính làm sao thì tính đi. Nhưng mà dì nói
trước nha, không có hộ khẩu thành phố thì chắc khó lòng cho con nhỏ học ở đây
được.
TOÀN:
Dạ, chắc vợ chồng con phải tính lẹ thôi dì Sáu. Thôi con xin phép xuống dưới
bếp phụ vợ con làm việc…
DÌ
SÁU:
Thôi đi xuống nhà dưới nhanh lên để tao đốt phong long quán coi. Mấy tháng nay
làm ăn thất bát quá… Úm ba la… úm ba la… Ông bà, ông vãi phù hộ cho quán con
nha…
HẾT.
CHUYỆN
KHÔNG CỦA RIÊNG AI
Chủ
đề:
Về quản lý hộ khẩu (Xử phạt vi phạm về quản lý hộ khẩu theo nghị định
73/2010/NĐ-CP ngày 24/05/2010)
Tình
huống:
Chủ nhà trọ đòi tiền khi người ở trọ muốn xin nhập hộ khẩu thành phố
TÌNH
HUỐNG 2: “THẾ CHẤP UY TÍN”
Tác
giả: Hồ Quốc Nam
Nhân
vật:
Ø Dì Năm: Chủ nhà trọ, hung dữ, tham
tiền
Ø Anh Toàn: Người thuê nhà trọ, phụ
hồ, thật thà, chất phát, hay mơ mộng hảo huyền
Ø Dì Sáu: Chủ quán cơm, tham tiền
nhưng cũng có lòng thương người
Chữ in nghiêng là hành
đồng và lời thoại bắt buộc.
DÌ
SÁU: Ủa, dì Năm qua ăn cơm
hả dì Năm?
DÌ
NĂM: Đâu có đâu dì Sáu, tôi qua đây là để đòi tiền chứ ăn
cơm cái gì?
DÌ
SÁU: Ở đây ai thiếu tiền bà mà qua đòi? Ăn nói gì kì
không!
DÌ
NĂM:
Thì phải có người thiếu thì tôi mới qua đây đòi chứ. Bà gọi thằng Toàn ra dùm
tôi. Tiền nhà tháng này trễ mấy ngày rồi còn chưa đóng…
DÌ
SÁU: Có vậy mà bà không nói sớm… Để tôi gọi thằng Toàn ra
cho nó nói chuyện với bà… Uống nước nha, uống cà phê, sinh tố, nước ngọt, nước
dừa hay trà đá?
DÌ
NĂM: Thôi khỏi, ở nhà tôi toàn uống nước lọc không àh…
DÌ
SÁU: Toàn ơi, Toàn, ra để dì Năm nói chuyện nè con. Mang cho dì Năm một ly nước lọc luôn nha
con…
TOÀN:
Dạ, con ra liền nè Sáu ơi…
DÌ
NĂM: (nói lẩm nhẩm
trong miệng) Biết ngay mà, lần nào qua đây cũng bị
gài hàng uống nước hết… Biết vậy hồi nãy nói ở nhà uống bia xem thử quán bả có
không… mà dám là bả đem bia ra luôn lắm àh…
(Toàn ở trong nhà chạy ra, trên tay cầm một ly
nước lọc đầy phân nữa sau đó đặt lên bàn)
TOÀN:
Dạ, con chào dì Năm, con mời dì Năm uống nước.
DÌ
NĂM:
Để đó đi… Sao rồi, tháng này có tiền đóng chưa con? Tháng này trễ hết 3 ngày
rồi đó nha.
TOÀN:
Dạ, chắc dì Năm để thêm cho con khoảng 2 – 3 ngày nữa nghe dì Năm. 2 – 3 ngày
nữa con mới lãnh lương lúc đó mới có tiền đóng cho dì Năm…
DÌ
NĂM:
Tháng nào cũng đóng tiền trễ, tháng nào cũng phải bắt dì đi đòi mấy lần mới
chịu đóng… Mấy người tưởng tui rảnh lắm hả? Suốt ngày đi tìm mấy người đòi tiền
hoài. Tui còn biết bao nhiêu chuyện phải làm nữa chứ bộ. Thiệt tình, có hai vợ
chồng với một đứa con thôi làm ăn quanh năm suốt tháng mà cũng không đủ tiền
đóng nhà trọ cho tôi là làm sao trời?
TOÀN:
Dạ, vợ chồng con làm ăn quanh năm suốt tháng… tiền lương thì ít mà trong khi đó
phải chi cho biết bao nhiêu thứ. Mà thời buổi này cái gì cũng tăng giá hết… Giá
thì tăng mà lương không tăng, nên vợ chồng con làm bao nhiêu cũng không đủ dì
Năm…
DÌ
SÁU: Trời, tháng nào tôi cũng tăng lương cho nó mà nó nói
là không có tăng. Tháng nào dì cũng tăng cho vợ chồng mày mỗi người 5 ngàn, 10
ngàn, có tháng lên tới 20 chục ngàn luôn mà nói là không có tăng lương là làm
sao?
TOÀN:
Dạ, có tăng nhưng mà tiền tăng không đủ cho con uống cà phê nữa dì Sáu…
DÌ
NĂM: Thôi mệt quá à, chút nữa để tui về rồi chủ tớ mấy
người hãy cãi lộn… Bây giờ có tiền đóng cho tôi chưa?
TOÀN:
Dạ, chắc tháng này gia đình con đóng trễ lắm đó dì Năm. Tại vợ chồng con còn
phải để dành tiền để lo làm cái hộ khẩu để cho con con đi học nữa…
DÌ
NĂM:
Hộ khẩu hả? Tưởng gì, dễ ợt, thôi để tiền làm hộ khẩu đó đưa cho dì. Dì cho gia
đình con nhập hộ khẩu vô nhà trọ của dì đó. Để coi, lấy rẻ thôi, 10 triệu mỗi
người, vậy 3 người là 30 triệu…
DÌ
SÁU:
Trời, tôi nhớ là nhà bà đâu có bán cơm gà đâu mà sao cắt cổ dữ vậy bà Năm?
DÌ
NĂM:
Cắt cổ cái gì mà cắt cổ? Tôi có nhà, tôi lấy uy tín của tôi ra để đảm
bảo cho gia đình nó nhập hộ khẩu mà cắt cổ cái gì? Cái đó gọi là tiền “thế chấp
uy tín”. Tôi phải lấy uy tín của tôi ra để đảm bảo cho gia đình nó được nhập
khẩu chứ bộ…
TOÀN:
Dì Năm, cái vụ hộ khẩu đó. Con thấy không ấy dì Năm cho con của con nhập thôi.
Con với vợ con không có đi học nên chắc cũng không cần hộ khẩu.
DÌ
NĂM:
Ah, vậy phải không. Thôi được rồi. 3 người nhập, mỗi người tính giá 10 triệu.
Còn nếu một người nhập thì tính giá khác, 15 triệu.
DÌ
SÁU:
Thôi, dì nói cho con nghe nè Toàn… không ấy con Lan vô nhà dì đi con. Dì tính
rẻ thôi. 10 triệu… 10 triệu dì không lấy một lần đâu nha, trả góp từ từ… mỗi
tháng dì trừ vào tiền lương một ít…
TOÀN:
Dạ như vậy coi bộ có vẻ được đó dì Sáu… chứ bây giờ bắt con chạy một lượt 10
triệu chắc con chạy không nổi…
DÌ
NĂM:
(lồng lộn lên) Cái gì? Bộ 2 người
tính chuyện chơi hả? Bộ hộ khẩu là muốn nhập vô đâu thì nhập hả?
DÌ
SÁU:
Vậy chứ làm sao? Bà có nhà bà cho nó nhập, tôi cũng có nhà tôi cũng cho nó nhập
được vậy…
DÌ
NĂM:
Ê, bà đừng có bài đặt phá giá nha… Bán cơm thì lo bán cơm đi còn bài đặt tranh
giành với tôi… Con Lan mà nhập vô nhà bà thì tôi lấy nhà trọ lại luôn. Xem tụi
nó ở đâu… Bà có ngon thì đem cả gia đình nó qua nhà bà luôn đi…
TOÀN:
Dạ thôi được rồi dì Năm. Bao nhiêu cũng được, miễn sao con của con đi
học được là được rồi. Vậy dì Năm cho con Lan nhập khẩu vô nhà dì Năm
thôi. Bây giờ thì con chưa có tiền… Để con đi về quê mượn thêm tiền của bà con
lối xớm, bạn bè ở dưới quê rồi lên đưa cho dì Năm…
DÌ
NĂM:
Nói như thằng Toàn vậy có được không? Vậy là 15 triệu nha. Nói thiệt, dì cũng
thấy thương cho gia đình mấy đứa lắm đó. Giá đó là giá hữu nghị lắm rồi đó.
Thôi dì về. Khi nào có tiền thì đem qua nhà dì để dì nhập hộ khẩu cho nghe
chưa? (quay sang nói với dì Sáu) Ly
nước này nhiêu tiền vậy dì Sáu?
DÌ
SÁU:
Tính rẻ thôi, 5 ngàn…
DÌ
NĂM:
Trời ơi, có ly nước lọc không mà cũng lấy 5 ngàn… hèn chi quán xá buôn bán cả
năm mà không thấy người khách nào… (nói
xong dì Năm bỏ về)
DÌ
SÁU:
Tôi tính giá đó là hữu nghị lắm rồi đó… (gọi với theo) Bà Năm, bà Năm, chừng nào
mà bên nhà bà bán cơm gà nhớ kêu tôi qua ăn với nha… Thiệt tình, người gì đâu
mà tham lam thấy sợ luôn à…
HẾT.
CHUYỆN
KHÔNG CỦA RIÊNG AI
Chủ
đề:
Luật phòng chống ma túy (sửa đổi năm 2008) và Nghị định 94/22009/CĐ-CP ngày
26/10/2009
Tình
huống:
Con nghiện bị nghiện ma túy, gia đình không trình báo với cơ quan chức năng
Kịch
bản: CON HƯ… TẠI MẸ?
Tác
giả: Hồ Quốc Nam
Nhân vật:
Ø Bà Hai Lài: Giám đốc một công ty tư
nhân, 50 tuổi, chồng đã mất
Ø Hải: Con bà Hai, 21 tuổi, nghiện ma
túy
Ø Long: bạn Hải, 21 tuổi, nghiện ma túy
Ø Cường: bạn Hải, 21 tuổi, nghiện ma
túy
Ø Chú Ba: Hai lúa miền tây, 40 tuổi,
thật thà, chất phát, em rể bà Hai Lài
Cảnh
1: Phòng Hải - Nội – Ngày
(Hải mặc áo sơ mi trắng. Long, Cường mặc đồ tự do)
Tiếng
nhạc xập xình, điên loạn, ba đối tượng đang chơi Heroin. Trên bàn là những dụng cụ dùng cho việc chơi này (một thứ
bột trắng nằm trong một tờ giấy nhỏ trên bàn, hộp quẹt, thuốc lá, bia, rượu). Hải đang hút thuốc lá, khuôn mặt ngẩng lên trần nhà, đờ đẫn. Long, Cường cúi mặt xuống sàn nhà, lắc
đầu liên tục theo nhịp nhạc
LONG
(nhìn
qua Cường): Đổi nhạc đi Cường, nghe hoài mấy bài này
chán quá!
Cường tiến đến chỗ dàn nhạc, bấm đầu đĩa
nhả CD ra ngoài. Trong lúc đó, có tiếng chuông từ ngoài cửa vọng vào
Ngoài
cổng nhà Hải – Ngoại – Ngày
Một
người đàn ông trạc 40 tuổi, ăn mặc quê mùa, một tay cầm một giỏ sách bàn, tay
còn lại đưa vào bấm chuông cổng
Trở
lại phòng Hải - Nội – Ngày
HẢI
(nhìn
vào mặt Long): Chết, coi chừng mẹ tao về đó mày!
LONG
(chạy
về hướng cửa sổ, nhìn về cổng nhà Hải): Không phải mẹ mày, một
ông nào đó ăn mặc hai lúa lắm.
CƯỜNG
(Cường vẫn đứng ngay
chỗ đầu DVD, nói với Long): Ông ăn xin hay bán vé
số gì đó, mày ra ngoải cho ổng năm ngàn rồi biểu ổng đi chỗ khác để tụi mình
còn chơi nữa.
Cổng
nhà Hải – Ngoại – Ngày
Từ
trong nhà, Long chạy ra mở cổng
LONG
(hách
dịch): Ông kia, ở đây không phải chỗ để ông ăn xin hay bán
vé số, đi chỗ khác đi, làm phiền người ta quá…
CHÚ
BA (tức giận): Tao
tới đây không phải để đi ăn xin hay bán vé số, tao đi tới đây để chuẩn bị ăn
đám giỗ anh Hai tao.
LONG:
Ở
đâu tới đâu mà nói xui xẻo vậy, ai là anh Hai ông? Đừng có lôi thôi nữa, đi lẹ
đi, tôi đang bận lắm, không có thời gian để đôi co với ông đâu.
CHÚ
BA: Tao
là em rể của bà Hai Lài, chú ruột của thằng Hải nè, mày là cái gì ở cái nhà
này?
LONG
(vẻ mặt khinh bỉ, vừa
nói vừa lấy hai tay sờ lên áo, giỏ sách bàn của chú Ba) :
Cái gì? Nói dóc vừa vừa thôi cha, ông như gì mà nói là chú ruột của thằng Hải
“đại gia” hả? Khó tin à nha!
Một
chiếc xe hơi đỗ lại trước cổng nhà Hải, bước trong xe hơi ra là một người phụ
nữ trạc 50 tuổi, ăn mặc lịch sự, người phụ nữ đó quay đầu vào trong xe nói vài
câu gì đó với tài xế xe, tài xế xe gật gật rồi cho xe chạy
BÀ
HAI LÀI (quay
mặt về phía Long và chú Ba, tươi cười, vừa nói vừa tiến lại gần): Ủa,
chú Ba ở quê mới lên đó hả? Sao không kêu thằng Hải nó mở cửa cho dô nhà, đứng
ở đây chi cho nó nắng vậy chú Ba?
CHÚ
BA (quay mặt về
phía bà hai Lài, lúc này Long rón rén
chạy mất): Nãy giờ tôi gọi muốn chết mà đâu có dô
được thím. Nãy giờ có cái cậu này cứ đứng chặn cửa lại không cho tôi dô nè.
CHÚ
BA (quay mặt về
phía sau lưng): Ủa, sao mới nói tới nó là nó chạy đâu
mất tiêu rồi kìa?
BÀ
HAI LÀI (tươi
cười, vừa nói vừa nắm tay chú Ba dắt vô nhà): Thằng
Long, bạn thằng Hải, chắc nó không biết chú. Thôi dô nhà đi chú ba, có gì rồi
chị em mình nói tiếp, ở đây nắng quá.
Phòng
khách nhà Hải – Nội – Ngày
Tiếng
nhạc từ phòng Hải vọng ra
BÀ
HAI LÀI: Để tui cho thằng Hải nó chào chú. Coi bộ cũng hai ba
năm gì rồi chú mới lên đây đó nha.
CHÚ
BA (vừa nói vừa
bước vào nhà): Mới mần xong mùa lúa chị Hai ơi, năm nay
mấy con rầy nó ăn lúa dữ quá, mai mà được giá, mới bán xong hôm qua là tui đi
xe đò lên liền đó chị.
Trong
phòng Hải đã say thuốc nằm dài ra
trên ghế đầu tóc rối mù, áo sơ mi trắng
phanh ngực, mặt mày trắng bệch, đầu tóc rối mù. Cường đang đốt thứ bột trắng trắng nhưng chưa kịp hít. Thấy bà Lài với chú Ba mở cửa bước vào phòng,
Cường hoảng hốt bỏ chạy ra khỏi phòng
Hải
BÀ
HAI LÀI (trợn
tròn mắt, hoảng hốt): Chời ơi, con với cái, con giết mẹ
rồi Hải ơi!
Chú
ba tiến tới tắt đầu DVD, bà Lài tiến tới chỗ Hải
BÀ
HAI LÀI (ôm
Hải, muốn khóc): Con ơi là con, con tôi làm sao vậy hả
chời?
HẢI
(lim
dim, nói nữa mớ, nữa tỉnh, vừa nói vừa móc ra một ít tiền trong túi): Hồng
hả, boa em nè, đi chỗ khác chơi đi, anh đang ngủ mà.
CHÚ
BA (lắc đầu, thở
dài ngao ngán): Thằng này hết chỗ nói rồi, mẹ nó mà nó
còn đòi boa nữa.
BÀ
HAI LÀI (nhìn
về chú ba): Chú ba, qua giúp tui một tay đi chú ba,
sao nó sụi lơ như cọng bún gì nè chú ba, không biết nó có sao không nữa chú ba
ơi
CHÚ
BA: Không
sao đâu chị, bệnh này dễ trị lắm..
(nói
xong chú Ba lấy lon bia để sẵn trên bàn xối lên đầu Hải)
HẢI
(giảy
nẩy lên trong lúc mẹ đang ôm): Trời ơi, chết tôi, chết
tôi, ai chơi kì quá vậy?
Bà
Hai tay cầm khăn lông lau đầu cho con trai, chú ba đi qua đi lại trong phòng
HẢI
(mặt
nhăn lại, cào nhào): Chú ba sao lấy bia đổ lên đầu con kì vậy
chú ba? Chú làm như vậy lỡ con đổ bệnh con chết rồi sao?
CHÚ
BA (lấy
tay chỉ chỉ về phía Hải): Tao không lấy nguyên thao nước tạt
dô mặt mày là may lắm rồi đó ở đó mà còn cào nhào nữa hả mày?
BÀ
HAI LÀI (nhìn
về phía chú Ba, khẩn khoản): Chú ba làm mạnh tay quá
lỡ nó chết luôn rồi sao chú ba, cha nó mất sớm, còn mình ên nó với tui, chú
mạnh tay quá nó chết luôn tui biết sống với ai?
CHÚ
BA (nhìn
về phía hai mẹ con): Chị mà không để cho nó chết, nó cứ
nghiện hút như gì hoài thì nhà cửa, tài sản cha nó để lại nó bán hết.
HẢI
(nhìn
xuống đất, như nói chuyện bâng quơ): Con không bán hết đâu
chú ba, con để lại ngôi nhà để mẹ con với con sống nữa chứ.
CHÚ
BA (bực
tức): Nói vậy mà mày cũng nói được nữa hả?
BÀ
HAI LÀI (nhìn
về phía Hải): Con ơi con, con nghiện bao lâu rồi mà mẹ
không biết chuyện gì hết vậy con?
HẢI:
Dạ, mới đây à mẹ, mới
đầu mấy bạn con cho con chơi thử, sau đó con bị nghiện hồi nào không hay luôn
mẹ.
CHÚ
BA (quát
to): Mẹ mày hỏi bao lâu rồi, để tao với mẹ mày còn tính?
HẢI
(lí
nhí): Dạ một năm rồi.
CHÚ
BA
(nhìn về phía bà Lài): Chị thấy chưa,
nó nghiện một năm rồi mà nói là “mới đây” đó..Mày quá lắm rồi, đi theo tao lên
xã, để tao nhờ mấy ổng bắt mày đi cai, không thì tàn đời nha con?
Bà
Hai: (ấp
úng) Là sao hả chú Sáu ? Đưa nó lên
xã lỡ người ta bắt nó vô trại thì sao?
Hưng
Đèo:
(gào lên) Không, không đời nào, Má..
má lên xã là người ta bắt con vô tù đó má..?
CHÚ
BA: Là mày tự giết mày khi dính vô mấy thứ
này, mà nếu má mày không báo thì tao cũng báo, chứ không người ta biết, thì hai
chị em tao là đồng phạm khi che dấu việc mày xài ma túy à..! Không đựơc, tôi phải đưa nó lên Uỷ Ban xã,
trình bày về tình trạng nghiện hút của nó, rồi tự đăng kí hình thức cai nghiện
cho nó.
Bà
Hai: Chú… chú Sáu! Tôi cảm ơn lòng tốt của
chú, nhưng việc này là việc của gia đình
tôi. Thằng Hưng nó là con của
tôi, có đưa đi cai nghiện hay không đó cũng là việc của tôi.
Trong
lúc Bà Hai và Chú Sáu cải nhau, Hưng vẫn đang trong tình trạng say thuốc
CHÚ
BA: Chị nói vậy mà nghe được hả, chị nhìn nó
xem, bây giờ ngừơi không ra người, ma không ra ma, ốm nhom ốm nhách, gió thổi
một cái cũng té như chơi..
Bà
Hai: (Dang
2 tay che Hưng lại) Nó có mập hay ốm thì cũng là con của tôi, Chỉ có tôi
mới là người quyết định. Bộ… anh muốn cả xóm này điều biết nó bị nghiện ma tuý
hả?
CHÚ
BA
: Chị… chị làm như vậy là chị bao
che cho nó…
Bà
Hai: Tôi
có nói là cho nó chơi ma tuý đâu mà anh nói tôi bao che. Nhưng tôi có cách của
tôi, không đưa nó đi đâu hết, con tôi để tôi dạy, Tôi không cho nó tiền, không
cho nó đi ra khỏi nhà, thử xem nó lấy cái gì mà chơi nữa.
CHÚ
BA (vừa nói vừa nắm
tay Hải): Thôi để tao đưa mày đi trại cai nghiện, dô đó cho
người ta giáo dục mày lại.
HẢI (giựt
tay, nhìn về phía chú ba, vẻ van xin): Không được đâu chú ba,
con nghe mấy đứa bạn con nói là vô đó là bị công an đánh dữ lắm chú ba ơi, chú
ba mà bắt con vô đó tụi nó đánh chết con rồi sao?
BÀ
HAI LÀI (nhìn
về phía chú ba, van xin): Không được đâu chú ba, thằng Hải mà
chết thì tôi cũng chết theo nó luôn chú ba ơi, tôi chỉ còn một mình nó mà chú
HẢI
(hoảng
hốt): Con sẽ tự cai nghiện được chú ba, chú ba cho con ở
nhà với mẹ con đi, rồi chuyện gì con cũng làm được hết, chú cho con ở nhà thì
con mới cai nghiện được, vô trong đó con sợ lắm.
CHÚ
BA (nhìn
về phía bà Hai Lài): Hải nó nói vậy, ý chị làm sao chị Hai?
BÀ
HAI LÀI (vẻ
khẩn khoản, muốn Hải ở nhà với mình): Thôi chú ba, cứ để nó ở
nhà một thời gian đi, vô đó lỡ nó có mệnh hệ nào là tôi không sống được đâu. Con hư là tại mẹ chú ba àh, tại tôi
nuông chiều nó quá. Thôi để tôi dạy lại nó, chừng nào mà tôi dạy hết nổi rồi hả
đưa công an dạy nó chú.
CHÚ
BA (vẻ suy nghĩ
khoảng 3 giây, nhìn về phía Hải): Thôi được rồi, ở nhà
cũng được nhưng mà phải ráng cai nghiện đó. Tao sẽ ở đây để cai nghiện chung
với mẹ con mày, chừng nào mà mày hết nghiện thì tao mới về dưới ruộng
Bà
Hai nhìn con trai đang rũ rượi mà xót xa..!
HẾT.
CHUYỆN
KHÔNG CỦA RIÊNG AI
Kịch
bản:
CON DẠI… “CHÚ” MANG
Tác
giả: Hồ Quốc Nam
Nhân
vật:
Ø BÀ HAI LÀI: Mẹ Hải
Ø Hải: Con bà Hai, 21 tuổi, nghiện ma
túy
Ø Chú Ba: Em rể của bà Lài
Ø Cậu bé bán vé số 12 tuổi, ăn mặc
rách rưới (diễn viên quần chúng)
Ø Chị bán chè khoảng 25 tuổi, ăn mặc
giản dị (diễn viên quần chúng)
Ø GÃ THANH NIÊN khoảng 22 tuổi, ăn mặc mô-đen, tóc tai láng mướt
Ø ĐẠI BÀNG: Đại ca giang hồ - Ăn mặc,
nói năng bặm trợn
Phòng
Khách nhà Hải – Nội – Ngày
Mở
đầu là hình ảnh Hải đang bị trói chặt trong chăn nằm ở ngay ghế sa-lông trong
nhà, bên cạnh là bà Lài và chú Ba
HẢI:
Mẹ
ơi, chú ba ơi, sao trói con đặt giữa nhà gì nè, chời ơi, nóng quá đi. Con chết
mất…
BÀ
HAI LÀI: Nóng cũng ráng chịu đi con, mẹ với chú Ba mà thả con
ra con quậy quá sao mà mẹ với chú Ba con chịu nổi.
CHÚ
BA: Ráng
đi, có sức chơi thì có sức chịu, ai biểu mày nghiện ngập làm chi.
HẢI:
Người
ta cai nghiện thì cũng cai từ từ mẹ ơi, không có ai mà cai một lần được hết. Mẹ
với chú ba cai kiểu này chắc con chết trước khi cai nghiện xong luôn quá.
BÀ
HAI LÀI: Con cứ nói xúi quẩy không àh.
CHÚ
BA: Ừ,
cho mày chết luôn, để tao với mẹ mày đỡ mất công cai nghiện cho mày.
HẢI:
Thôi
để con cắn lưỡi chết trước khi bị chết vì nóng… Con cắn lưỡi đây, vĩnh biệt mẹ,
vĩnh biệt chú ba…
BÀ
HAI LÀI: Con ơi con, con đừng có nói bậy như vậy con, con mà
chết thì mẹ cũng chết theo con luôn đó.
CHÚ
BA: Chị
cứ để cho nó cắn lưỡi chết đi. Thằng này nhát hít àh, nó mà dám cắn lưỡi chết
thì tôi đi bằng đầu cho chị xem…
HẢI:
Chú
ba ơi, chú ba đi mua thuốc cai nghiện
cho con đi chú ba. Ai bị nghiện cũng phải cai từ từ hết đâu có ai mà cai liền
là được liền đâu chú ba.
BÀ
HAI LÀI: Nó nói đúng đó chú ba, đâu có ai mà cai nghiện là
được liền đâu. Gáng mua thuốc cai nghiện cho nó đi chú ba. Cho nó cai từ từ,
mỗi ngày đỡ một ít rồi từ từ nó mới hết.
CHÚ
BA: (nhìn Hải) Vậy thuốc cai nghiện mua ở đâu? Mua có khó
không mày?
HẢI:
Chú
ba lấy giấy viết lại đây để con chỉ cho chú ba đi.
CHÚ
BA: Mày
bị trói như vầy làm sao mà viết được.
HẢI:
Thì chú ba với mẹ phải cởi trói cho con trước đã chứ.
(nghe
xong bà Hai Lài với chú Ba bắt đầu cởi trói cho Hải)
Một
con đường tương đối vắng vẻ - ngoại – ngày
Chú
ba tay cầm giỏ sách bàn, vừa đi vừa
nhìn vào một tờ giấy trắng nhỏ, vuông như cố đọc thông tin gì trên đó, mắt tìm
kiếm…
CHÚ
BA: Thằng
này nó học lớp mấy rồi mà chữ nó xấu dữ vậy nè chời, (chú ba nhìn qua, nhìn lại, như tìm kiếm điều gì đó), Chắc là đúng
đoạn này rồi, không sai đi đâu được.
Chú
ba nhìn thấy một thằng bé trạc 12 tuổi đi bán vé số đang đi ngược hướng với
mình
CHÚ
BA (chạy lại hỏi
thăm): Cháu cháu, cháu có biết ở đây có ai bán BỘT MÌ TINH
CHẾ không?
CHÁU
BÉ (ngạc nhiên): BỘT
MÌ TINH CHẾ là bột gì ạ?
CHÚ
BA: BỘT
MÌ TINH CHẾ tức là BỘT MÌ, rồi mình TINH CHẾ nó ra thì nó thành BỘT MÌ TINH CHẾ
đó cháu.
CHÁU
BÉ: Dạ
không, cháu chỉ bán vé số thôi, cháu không biết ai bán BỘT MÌ TÍNH CHẾ hết chú.
CHÚ
BA: Cảm
ơn cháu.
(nói
rồi chia tay cháu bé)
Chú
ba nhìn thấy một chị bán chè khoảng 25 tuổi đang ngồi trên đường chờ khách hàng
ăn chè
CHÚ
BA: Cô
ơi cô, cô có biết ở đây có ai bán BỘT MÌ TINH CHẾ không cô?
CÔ
BÁN CHÈ: Dạ
không, cháu ở đây chỉ có bán chè thôi chú, cháu không biết có ai bán BỘT MÌ
TINH CHẾ hết chơn á.
CHÚ
BA: Cám
ơn cô!
(nói
rồi chia tay chị bán chè)
Chú
ba thấy một thanh niên khoảng 22 tuổi, ăn mặc mô-đen, tóc tai láng mướt
CHÚ
BA: Chú
em, chú em biết ở đây có ai bán BỘT MÌ TINH
CHẾ không vậy?
GÃ
THANH NIÊN: BỘT MÌ TINH CHẾ hả? (nói rồi ngập ngừng vài giây) Mua làm chi?
CHÚ
BA (chú ba vừa trả
lời, lấy ngón tay trỏ đặt lên mũi hít hít, vừa nói…) Thì
để xài chứ làm chi, chú em cứ hỏi khó anh không àh! Cậu cho tôi hỏi một chút
được không?
GÃ
THANH NIÊN: Nói gì? (nhìn dò xét) Nói lẹ lên đi…
CHÚ
BA: Tôi
nghe nói bột mì này mắc lắm đúng không? Nghe nói có một chút xíu như gì là giá
mấy trăm ngàn đúng không cậu?
(vừa
nói chú Ba vừa đưa ngón tay út lên để so sánh)
GÃ
THANH NIÊN: Đúng rồi, mắc lắm. Nói cho ông biết nha,
cái thứ này khó tìm lắm. Ông mà gặp tôi là ông hên dữ lắm rồi đó nha.
CHÚ
BA: Vậy
chú em dẫn tôi đi mua đi, rồi có gì tôi hậu tạ cho chú em sau…
(vừa
nói chú ba vừa thọt tay vào giỏ sách bàn
móc ra đưa gã thanh niên tờ 100 nghìn đồng)
GÃ
THANH NIÊN (vừa
nói vừa cất tờ 100 nghìn đồng vào túi)
Được rồi, nhìn ông có
vẻ cũng ĐÀNG HOÀNG đó, đi theo tôi.
Gã
thanh niên dắt chú ba đến một ngôi nhà cách đó cũng khá xa. Một gã thanh niên
mới xuất hiện, gã này ăn mặc, nói năng rất bặm trợn. Để chú Ba đứng một mình,
gã thanh niên đi vào trong nói gì đó với một gã khác khoảng 30 tuổi. Hai gã này
vừa nói điều gì đó vừa nhìn chú Ba có vẻ dò xét.
ĐẠI
BÀNG: Muốn mua bột mì hả?
CHÚ
BA (vừa nói vừa
cười, mắt nhìn thẳng vào mặt Đại Bàng): Dạ
ĐẠI
BÀNG: Chờ một chút.
(gã
Đại Bàng nói xong hết hàm ra hiệu lệnh cho gã thanh niên đi vào lấy một cái gì
đó)
ĐẠI
BÀNG: Bị lâu chưa?
CHÚ
BA: Dạ
một năm rồi.
ĐẠI
BÀNG: Nhìn ông cũng khỏe mạnh quá ha.
CHÚ BA: Dạ, tại cũng nhờ
ăn uống, tập thể dục đầy đủ, với gia đình chăm sóc, lo lắng dữ lắm.
ĐẠI
BÀNG: Số ông có phước đó…
(nói
đến đây thì gã thanh niên lúc nãy đi đâu đó giờ mang về một bao khá to, bên
trong có chứa một thứ chất bột trăng trắng)
GÃ
THANH NIÊN: Nè đại ca…
(đưa
xong, gã thanh niên đi ra chỗ khác)
Chú
ba có vẻ ngạc nhiên vì không biết gã thanh niên vừa đem đến một cái gì. Chưa
kịp hỏi thì Đại Bàng đã nói tiếp
ĐẠI
BÀNG: Mua bao nhiêu?
CHÚ
BA: Mua hết bao nhiêu đây
luôn nè chú…
Chú
Ba móc trong giỏ sách bàn ra số tiền khoảng 1 triệu được xếp ngay ngắn, Đại
Bàng chụp ngay số tiền đó đếm đếm…)
ĐẠI
BÀNG: Được rồi một triệu!
(Đại
bàng có vẻ nhẩm tính)
Mỗi muỗng là 200 nghàn,
vậy 1 triệu vậy là được 5 muỗng…
Có mang gì theo để đựng
không?
(vừa
nói Đại Bàng vừa nhét số tiền vào túi)
CHÚ
BA: Dạ, chú cứ để đại vào
đây đi.
(vừa
nói chú Ba vừa lấy trong vỏ sách bàng ra một bao ni lông, mở bao ni-lông ra để
cho Đại Bàng bỏ thuốc vào)
ĐẠI
BÀNG: Một nè, hai nè, ba nè, bốn nè, năm nè… Vậy là đủ
nha…
(vừa
nói vừa dùng muỗng múc bột bỏ vào bao ni-lông cho chú Ba)
CHÚ
BA (ngạc nhiên): Ủa,
bộ MỘT MÌ TINH CHẾ bán như gì đó hả chú?
ĐẠI
BÀNG:
Ừ,
bán như gì nè, vậy chứ ông nghĩ bán làm sao?
Chú
Ba đưa mắt vào trong bao ni-lông nhìn số bột mà Đại Bàng vừa đưa, sau đó ông
nhìn Đại Bàng phản ứng
CHÚ
BA (phản
ứng): Ủa, cái này là BỘT MÌ mà chú.
ĐẠI
BÀNG: Ừ, thì BỘT MÌ, ông mua BỘT MÌ thì tôi bán BỘT MÌ cho
ông đó
CHÚ
BA (phản
ứng dữ dội): Mày lừa tao hả mày, BỘT MÌ này ở dưới quê tao thiếu gì, một ký có
mấy ngàn àh, đi… tao với mày lên công an. Tao đi mua thuốc cai nghiện chứ đâu có phải mua BỘT MÌ bình thường đâu?
(vừa
nói vừa chụp tay Đại Bàng)
ĐẠI
BÀNG: Tôi lừa ông hồi nào, rõ ràng là ông nói ông mua BỘT
MÌ thì thì tôi bán BỘT MÌ, chứ tôi đâu có bán MA TÚY đâu mà sợ… Tôi với ông “thuận mua vừa bán” mà… Tôi chưa thưa
ông cái tội đi mua ma túy là ông mai
lắm rồi đó…
CHÚ
BA
(ngẩng người)…
HẾT.
Thông
tin tuyển sinh nguyện vọng 2 TP.HCM
Thực
hiện: Hồ Nam – Mai Vy
MC: Thưa quý vị!
Trong những ngày qua, các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã tiến hành
xét tuyển nguyện vọng 2 cho các thí sinh đã tham gia kì thi tuyển sinh năm
2010.
OFF: Khác với không khí nhộn nhịp trong những ngày đầu
tiên, hôm qua, lượng thí sinh đến nộp đơn xin xét tuyển nguyện vọng 2 đã giảm
đáng kể. Mặc dù thời gian nộp hồ sơ nguyện vọng 2 còn hơn 10 ngày nữa, nhưng
hầu hết các trường đại học, cao đẳng đã thông báo đủ chỉ tiêu.
Việc hồ sơ tập
trung quá đông vào những ngày đầu tiên đã gây nên tình trạng quá tải cho bộ
phận xử lý và các thí sinh.
Phỏng vấn 1 – Học sinh
(thí sinh này sẽ nói về tình trạng bị quá tải vào ngày
đầu tiên và thứ hai)
Theo quy định của
bộ Giáo dục & Đào tạo, khi đánh giá xét tuyển, các trường sẽ không ưu tiên
cho những thí sinh nộp hồ sơ trước. Do đó, việc các thí sinh cố gắng dành suất
nộp hồ sơ sớm là không cần thiết. Năm nay cánh cổng đại học dành cho các thí
sinh trúng tuyển nguyện vọng 2 được đánh giá là “khá rộng” khi tỉ lệ chọi chung
là hơn 1/2,78.
Phỏng vấn 2 – Giáo viên
(tâm lý các thí sinh – các trường có bị quá tải hay không
là do các thí sinh đăng kí vào những ngành hot)
Ngoài việc trực
tiếp đến các trường, thí sinh còn có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện
vọng 2 qua dịch vụ chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên.
MC: Thưa quý vị! bên cạnh đó, thí sinh cần thường xuyên theo dõi tin tức
trên báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng để nắm được thông tin về
NV2, NV3 của các trường.
Tâm
điểm trong ngày:
Những
cán bộ, công chức thân thiện
Thực
hiện: Hồ Nam
Thời
lượng: 8 phút
Bước sang năm thứ 4 thực hiện đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hóa
thủ tục hành chính giai đoạn 2007- 2010, có thể nói Tp HCM đã có những chuyển
biến mạnh mẽ.
Đội ngũ công chức thực
hiện cải cách hành chính ngày càng được trẻ hóa. Với ngồn ngộn sức cống hiến và
trăn chở với nghề, những cán bộ làm công tác tiếp dân, trực tiếp giải quyết hồ
sơ hành chính luôn ngày đêm hoàn thiện mình nhằm nâng cao hơn nữa sự thân thiện
và chất lượng phục vụ nhân dân.
(Chèn 1 loạt phỏng
vấn 4 cán bộ: LÊ THỊ THU HẰNG, CHÂU
PHỤNG CHI, CAO PHỤNG NGUYÊN BÌNH, HOÀNG THỊ HỒNG NHUNG nói về suy nghĩ và trăn
chở của mình trước 2 từ “ thân thiện”)
Đây là 4 trong số 30
gương mặt được đón nhận danh hiệu “Cán bộ, công chức trẻ, giỏi, thân thiện” do
Thành đoàn thành phố HCM trao tặng. Một phần thưởng hết sức đáng tự hào vì đây
là năm đầu tiên, khối công nhân viên chức được đón nhận danh hiệu này. Phần
thưởng nhằm ghi nhận những nỗ lực, đóng góp không biết mệt mỏi của các cán bộ,
công chức trẻ trong hành trình chung tay cải cách thủ tục hành chính, mang lại
sự hài lòng cho nhân dân. Mặc dù còn rất trẻ nhưng những cán bộ này đã giữ vị
trí quan trọng trong bộ máy hành chính địa phương.
Về nhận nhiệm vụ phó
chủ tịch ủy ban nhân dân phường 7, quận Phú Nhuận chưa lâu, nhưng từ đầu năm
2010 đến nay Lê Thị Thu Hằng đã phụ trách áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Ủy ban nhân dân phường.
Đây là một công tác phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức, chất xám, đảm bảo chất
lượng phục vụ nhân dân ổn định, chuẩn mực hơn. Hằng đã xây dựng và cải tiến hệ
thống này của Ủy ban nhân dân Phường. Trong tháng 10/2010 tới đây Ủy ban nhân
dân phường 7 sẽ chính thức được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2008.
Là 1 đơn vị dẫn đầu của
thành phố về GDP, quận 1 tập trung hơn 500 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh
mặt hàng nhạy cảm, như: rượu, thuốc lá. Công tác quản lý lĩnh vực này rất phức
tạp, đòi hỏi người cán bộ phục trách lĩnh vừa phải khéo léo không để tạo ra
những hình thức kinh doanh biến tướng từ rượu và thuốc lá, vừa phải tạo điều
kiện cho doanh nghiệp phát triển. Chị Châu Phụng Chi đã có nhiều đề xuất hay
nhằm tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh rượu và thuốc lá qua mô
hình tổ chức hội nghị mời cơ sở kinh doanh tham dự, trao đổi trực tiếp, đồng
thời chủ trì biên soạn tập tài liệu tuyên truyền cho cơ sở. Sự thân thiện, cởi
mở giữa chính quyền và doanh nghiệp đã tạo được tinh thần đồng thuận rất cao từ
các hộ kinh doanh.
Hoạt động trong ngành
hải quan, chuyên về lĩnh vực tham vấn Thuế xuất nhập khẩu, phó Bí thư chi Đoàn
(chi đoàn gì) Cao Phụng Nguyên Bình khá vất vả với công việc đang nắm giữ. Mỗi
ngày, anh phải tiếp hàng chục doanh nghiệp với nhiều loại hình kinh doanh và
quốc tịch khác nhau. Nhờ sáng kiến sử dụng Chương trình quản lý hồ sơ GATT bằng lập
trình ngôn ngữ Visual Basic, trong 2 năm 2008 và 2009 anh đã thụ lý
nhiều hồ sơ nghi ngờ giá thấp do chi cục chuyển lên, bác bỏ gần 500 trường hợp,
tăng thu cho ngân sách gần 30 tỉ đồng.
Hoạt động ở 1 lĩnh vực
dễ sinh nhàm chán, chị Hoàng Thị Hồng Nhung Trưởng phòng phục vụ độc giả, Bí
thư chi đoàn Thư viện trung tâm ĐHQG TP. HCM, là người luôn nở nụ cười thân
thiện trước hàng ngàn độc giả mỗi ngày. Công việc không hề nhẹ bởi chị luôn
phải tư vấn và tra cứu giúp sinh viên tìm được những đầu sách như mong muốn.
Luôn trăn trở với nghề, năm 2010 Nhung bắt tay vào xây dựng mới website Phòng
Quản lý đào tạo với giao diện, cấu trúc thân thiện với người dùng, nhằm cung
cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác giáo dục, đào tạo của trường.
Lực lượng cán bộ, công
chức là nhân tố quan trọng nhất trong công tác cải cách hành chính, góp phần
quyết định tạo nên chất lượng phục vụ nhân dân, cũng cố lòng tin vào chính
quyền. Chắc chắn, những mục tiêu lớn của TP.HCM cũng như đất nước nói chung sẽ
được thực hiện tốt hơn nếu ngày càng có nhiều hơn những cán bộ, công chức trẻ,
giỏi, thân thiện.
PHÒNG
CHỐNG CAO HUYẾT ÁP
Biên
tập: Bùi Dung – Hồ Nam
Quay
phim: Kiến Đức
MC: Thưa
quý vị! Có 38% dân số TP.HCM bị cao huyết áp. Theo Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM
thì ăn mặn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh này. Thông tin được đưa ra tại
hội thi “Giảm muối ăn – Tăng sức khỏe”
do tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm
Dinh dưỡng TP.HCM phối hợp tổ chức.
OFF: Hội thi “Giảm
muối ăn – Tăng sức khỏe” nằm trong dự án Truyền thông giáo dục tích cực giảm lượng muối ăn trong phòng ngừa tăng
huyết áp và các bệnh tim mạch. Đây là lần đầu tiên dự án được tiến hành tại
Việt Nam. Trong đó phường 6 và phường 13, quận 5, TP.HCM là 2 địa phương được
chọn làm thí điểm.
Theo khuyến nghị của tổ
chức Y tế thế giới, trung bình một ngày mỗi người dân nên tiêu thụ lượng muối
ăn dưới 5g, gần bằng một muỗng cà phê. Tuy nhiên, theo điều tra của Trung tâm
Dinh dưỡng TP.HCM, trung bình một ngày mỗi người dân của 2 phường 6 và 13, quận
5 tiêu thụ từ 5 đến 6 muỗng cà phê muối ăn. Tức là gấp từ 5 đến 6 lần khuyến
nghị của tổ chức Y tế thế giới.
Phỏng vấn 1: BS. Đỗ Thị Ngọc Diệp – PGĐ
Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM
(BS
sẽ nói về các bệnh do việc ăn mặn)
Theo trung tâm dinh
dưỡng TP.HCM, việc người dân ăn mặn là thói quen ẩm thực đã có từ lâu đời.
Người dân không nhận ra những thực phẩm quen thuộc hàng ngày có chứa một lượng
muối ăn khá lớn. Để giảm lượng muối tiêu thụ, bên cạnh muối tinh, người dân cần
hạn chế sử dụng thực phẩm thuộc các nhóm sau:
Nhóm
1: Nước mắm, nước tương, dầu hào, bột nêm, bột ngọt, bột canh
Nhóm
2: Các loại mắm, dưa muối như: Như là dưa cải, cà pháo muối chua
Nhóm
3: Các loại Snack
Nhóm
4: Các loại thực phẩm đóng hộp
Nhóm
5: Các loại khô như khô mực, khô bò
(Chèn Graphic và ảnh minh họa)
Dự án Truyền thông “Giảm muối ăn – Tăng sức khỏe” thực hiện được một năm tại TP.HCM và
đã thay đổi được phần nào thói quen ăn mặn của người dân.
Phỏng vấn chị Nguyễn Thị Sâm và chị Nguyễn
Thúy Phượng, Phường 6 quận 5, TP.HCM
(Người
dân sẽ nói về việc thay đổi thói quen của họ trước sau khi được tiếp cận với dự
án)
Dự kiến, dự án Truyền thông giáo dục tích cực giảm lượng
muối ăn trong phòng ngừa tăng huyết áp và các bệnh tim mạch sẽ có kết quả
chính thức sau 18 tháng thực hiện. Sau đó tổ chức Y tế thế giới tại sẽ mở rộng
dự án này ra nhiều địa phương khác tại Việt Nam.
PHÒNG CHỐNG VÀ NGĂN NGỪA DỊCH BỆNH
Thực hiện: Hồ Nam
MC: Thưa quý vị! Trong 2 tuần gần
đây, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM tăng đột biến, từ 150
lên 300 ca. Thông tin này được sở Y
tế TP.HCM đưa ra trong cuộc họp giao ban hôm qua.
Theo Sở Y tế TP.HCM, số ca sốt
xuất huyết trên địa bàn thành phố đã tăng từ 150 lên 300 ca chỉ trong
2 tuần. Trong đó, trẻ em là đối tượng mắc bệnh nhiều nhất. Cùng với nhiều địa
phương trong cả nước, sắp tới TP.HCM sẽ có nguy cơ phải đối mặt với dịch sốt
xuất huyết trên diện rộng.
Do đó, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các
quận, huyện xác định những khu vực có nguy cơ bùng phát dịch bệnh để phòng
chống kịp thời. Cụ thể là đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục người dân khai
thông cống rãnh, dọn dẹp vệ sinh nhằm hạn chế, tiêu diệt loăng quăng.
Hiện nay Thủ Đức, Tân
Bình, quận 7, quận 8, Nhà Bè là những địa phương có đông người nhiễm sốt xuất
huyết nhất và có nguy cơ phát tán dịch bệnh cao. Do đó, chính quyền các địa
phương này cần tổ chức theo dõi chặt chẽ để tránh dịch bệnh bùng phát trên diện
rộng.
Các
hoạt động văn hóa chào mừng quốc khánh 2/9
Thực
hiện: Hồ Nam – Chí Thiện
MC: Thưa quý vị! Nhằm đáp ứng nhu cầu
của người dân thành phố trong dịp lễ quốc khánh 2/9, Ủy ban nhân dân thành phố
phối hợp cùng sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức nhiều hoạt động văn hóa,
vặn nghệ chào mừng.
LIVE: Tối
qua, tại công viên 23/9 đã diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng
lễ kỉ niệm 65 năm cách mạng tháng tám và quốc khánh 2/9 với chủ đề “65 năm - Đất nước tôi”. Thông qua các
ca khúc cách mạng, chương trình đã ôn lại chặng đường đấu tranh hào hùng của
dân tộc cũng như ý nghĩa của ngày quốc khánh 2/9. Chương trình thu hút sự quan
tâm theo dõi của đông đảo người dân thành phố và khách nước ngoài tại TP.HCM.
Từ 21 giờ đến 21 giờ 15
phút, người dân thành phố tập trung tại các điểm có bắn pháo hoa. Để theo dõi
điểm bắn pháo hoa Khu vực xưởng đóng tàu Caric (quận
2), người dân tập trung rất đông tại khu vực cầu Thủ Thiêm, đây là điểm
lý tưởng để theo dõi pháo hoa. Ngoài ra, còn có 6 điểm bắn pháo hoa khác ở quận
7, 9, 11, huyện Hóc Môn, Bình Chánh và Củ Chi.
HỢP TÁC THƯƠNG
MẠI XUẤT KHẨU SẮN VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
Thực hiện: Huyền
Thư – Hồ Nam – Kiến Đức
MC: Thưa
quý vị! Trung Quốc là một thị trường nhập khẩu lớn các sản phẩm sắn lát và tinh
bột sắn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường Trung Quốc, Trung tâm Hỗ trợ xuất
khẩu hợp tác với Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, Hiệp hội công nghiệp tinh
bột sắn Trung Quốc và Trung tâm Xúc tiến thương mại Trung - Việt tiếp tục đồng tổ
chức “Hội nghị giao thương trong lĩnh vực sắn lát và tinh bột sắn giữa các
doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc và giới thiệu thiết bị công nghệ chế biến
tinh bột sắn và cồn của Trung Quốc, tại TP.HCM.
MC: LIVE: Theo thống kê của Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm 2010,
Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,14 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, đạt kim
ngạch 307 triệu USD, không tăng về
lượng nhưng tăng 1,5 lần về kim
ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt
Nam có khoảng 1,2 triệu héc-ta diện
tích đất trồng Sắn, sản lượng trung bình đạt 8 triệu tấn/năm. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 50% tổng sản lượng, chủ yếu dưới dạng
tinh bột và lát sắn khô.
Trung
Quốc là thị trường nhập khẩu Sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu. Hàng năm,
Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu hơn 6 -
8 triệu tấn Sắn/năm để bổ sung lượng sản xuất trong nước và phục vụ nhu cầu
sản xuất cồn, thực phẩm, hóa chất, giấy, thuốc uống…
Sắn
là một trong bốn loại cây lương thực chính của Việt Nam bên cạnh lúa, ngô và
khoai lang. Năm 2009, Bộ Công thương đã đưa Sắn vào nhóm các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực./HẾT/
7.
PHÓNG SỰ: Tận dụng cơ hội trong Hiệp định Thương mại tự do FTA
Tận dụng cơ hội
trong Hiệp định Thương mại tự do FTA
Thực hiện: Huyền
Thư – Hồ Nam – Trung Kiên
MC: Từ khi là thành
viên chính thức của ASEAN, Việt Nam đã và đang không ngừng mở rộng quan hệ hợp
tác kinh tế theo xu hướng tự do hoá thương mại toàn cầu bằng việc hình thành
các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương nhằm gia tăng năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
MC: Nhằm giúp doanh
nghiệp Việt Nam vượt qua các rào cản thương mại và tiếp cận thị trường rộng lớn
hơn, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Vụ Xuất Nhập Khẩu
– Bộ Công Thương tổ chức hội thảo: “Tận
dụng cơ hội trong Hiệp định Thương mại tự do FTA”, tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
OFF: Hiệp định thương mại tự do đang trở thành trào lưu trên
thế giới và trong khu vực châu Á, Thái Bình Dương do sự trì trệ của vòng đàm
phán Doha đã làm giảm đáng kể lòng tin của các nước vào hệ thống thương mại đa
phương. Các nước đã và đang chuyển hướng sang hợp tác song phương và liên kết
khu vực. Làn sóng tự do hóa thương mại đang diễn ra sôi động trên thế giới với
việc hình thành các hiệp định thương mại tự do
song phương và nhiều bên.
Bản chất hiệp định thương mại tự
do là đảm bảo sự tiếp cận thị trường tốt hơn cho các doanh nghiệp và giúp doanh
nghiệp cắt giảm tối đa chi phí trong hoạt động giao thương. Đồng thời, hiệp
định thương mại tự do tạo ra những chuỗi sản xuất trong khu vực, hàng hóa có
tính cạnh tranh cao hơn trong khối và ngoài khối, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Phỏng vấn ông
Nguyễn Thành Biên - Thứ trưởng Bộ Công thương
(nói về tận dụng các FTA như thế nào?)
Các hiệp định thương mại tự do
ngày càng có phạm vi bao trùm rộng, từ những lĩnh vực cơ bản như thương mại
hàng hóa, thương mại dịch vụ đến những vấn đề mới như chính sách cạnh tranh,
hợp tác về môi trường, lao động. Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do
như vậy sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cải tổ cơ chế, chính sách và môi trường kinh
doanh của các nước, dẫn đến gia tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Các
doanh nghiệp từ đó được hưởng lợi và lợi ích quốc gia cũng từ đó mà nâng lên
biểu hiện cụ thể ở việc nâng cán cân thương mại, thanh toán.
Phỏng vấn ông
Nguyễn Thành Biên - Thứ trưởng Bộ Công thương
Tuy nhiên, sự đa dạng và phức tạp
của quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do ít nhiều đã cản trở
doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, điều này thể hiện ở tính tương đồng trong lợi thế cạnh tranh. Trong một số
hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực, nhiều nước có cùng lợi thế
trong các lĩnh vực mà họ có thế mạnh sản xuất và xuất khẩu, sự cạnh tranh trong
nội bộ các thành viên của một hiệp định thương mại tự do vì thế sẽ rất khốc
liệt, ví dụ như dệt may của Việt Nam và Trung Quốc.
Đồng thời, chuyển hướng thương
mại cũng là một thách thức mới đối với tiến trình tham gia hiệp định thương mại
tự do. Việc một số nước ASEAN tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do với
các nước ngoài khối cũng tạo ra nguy cơ chuyển hướng thương mại bất lợi đối với
doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch thương mại bị phân tán mạnh mẽ bởi các hiệp
định thương mại tự do hướng ngoại. Không chỉ có thế, hiệp định thương mại tự do
còn được xây dựng với các hình thức hợp tác khác. Chẳng hạn, Nhật Bản đàm phán
một hiệp định thương mại tự do với ASEAN, rồi lại đàm phán hiệp định thương mại
tự do với Singapore, Philippines, Thái Lan…
Phỏng vấn ông Nguyễn Thành Biên - Thứ trưởng Bộ Công thương
(nói về các nước
khác thành công hơn VN khi tham gia các hiệp định thương mại)
Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, Việt Nam đã cùng
ASEAN ký kết và triển khai thực hiện ba hiệp định FTA là Hiệp định Khu vực
thương mại tự do ASEAN, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc và Hiệp
định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc. Việt Nam và ASEAN hiện đã ký kết Hiệp
định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản. Các hiệp định thương mại tự do
ASEAN-Australia - New Zealand và ASEAN - Ấn Độ cũng đã được ký vào cuối năm
2008. Riêng Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN - EU hiện đang tiếp tục
đàm phán. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang đàm phán FTA song phương với Chile.
PHÒNG
CHỐNG DỊCH HEO TAI XANH TẠI TP.HCM
Thực
hiện: Thanh Quang – Hồ Nam
MC: Thưa quý vị! Đã gần hai tháng kể từ
ngày Dịch heo tai xanh bùng phát trên địa bàn TP.HCM. Chi cục Thú y thành phố
đã tiến hành kiểm soát dịch trên diện rộng nhằm ngăn ngừa dịch lây lan. Công
tác kiểm tra dịch bệnh gặp nhiều khó khăn do sức tiêu thụ thịt heo của thành
phố quá lớn.
VOICE: Theo
số liệu của Chi cục Thú y TP.HCM, mỗi ngày thành phố tiêu thụ từ 7.000 đến
7.200 con heo, trong đó, gần 70% nhập từ các địa phương khác. Điều này đã gây
ra nhiều khó khăn trong công tác kiểm dịch heo vào thành phố.
Trạm kiểm dịch động vật
Thủ Đức là cửa ngõ kiểm tra heo nhập từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung
và miền Bắc vào TP.HCM. Mỗi ngày, có khoảng 300 xe tải chở trên 4.000 con heo,
chiếm hơn 50% lượng heo tiêu thụ của thành phố đi qua đây.
Hiện tại, công tác kiểm
tra còn gặp nhiều khó khăn. Số lượng heo cần kiểm dịch lớn trong khi lực lượng
nhân viên còn quá mỏng. Ngoài việc vận chuyển bằng xe tải, các hình thức vận
chuyển bằng xe máy, ô tô, xe khách cũng đã gây không ít khó khăn cho lực lượng
kiểm dịch.
Theo quy định, tất cả
các xe chở động vật khi đi qua cửa ngõ này đều phải vào trạm kiểm dịch Thủ Đức
để kiểm tra. Tuy nhiên, nhiều xe vẫn cố tình vi phạm khi chạy đường vòng hoặc
ngang nhiên vượt trạm. Ngã ba 621 cách trạm kiểm dịch Thủ Đức khoảng 800 mét,
hướng đi vào Đại học quốc gia TP.HCM là con đường mà nhiều tài xế chọn để luồng
lách né trạm.
Hàng ngày, nhiều phương
tiện vi phạm đã bị lực lượng cảnh sát giao thông áp tải về trạm. Qua kiểm tra,
tất cả đều không có giấy kiểm dịch.
Công tác kiểm tra và
bắt giữ heo lậu vào thành phố ở cửa ngõ Thủ Đức diễn ra ngày càng khó khăn do
số lượng xe trốn trạm kiểm dịch ngày càng nhiều và với những hình thức hết sức
tinh vi.
Phỏng vấn bà Đặng Thị Tuyết
(Bà
Tuyết sẽ nói về việc bắt các xe chở heo lậu, trốn trạm kiểm dịch)
Trạm kiểm dịch đầu mối An Lạc, huyện
Bình Chánh là cửa ngõ các xe chở heo từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ vào TP.HCM.
Mỗi ngày có khoảng 200 xe chở gần 2.000 con heo lưu thông qua đây.
Diễn biến công tác kiểm
dịch ở đây cũng hết sức phức tạp khi thời gian các xe chở heo vào thành phố đều
tập trung vào khoảng từ 18h đến sau 24h đêm.
Phỏng vấn ông Đoàn Văn Thắng, trạm phó
(Ông
Thắng sẽ nói về công tác kiểm dịch, trình tự kiểm dịch)
Theo ghi nhận, công tác
kiểm dịch ở trạm An Lạc còn nhiều hạn chế khi công việc chính của nhân viên vẫn
chỉ là kiểm tra giấy tờ. Còn việc xác định heo có bệnh hay không chỉ được thẩm
định qua mắt thường. Trong hoàn cảnh đêm tối, việc kiểm tra gặp rất nhiều khó
khăn. Bên cạnh đó, quá trình phun thuốc khử trùng xe cũng chưa thực sự được đảm
bảo.
Hiện tại, trạm kiểm
dịch đầu mối An Lạc tiến hành phối hợp với cảnh sát giao thông cùng lực lượng
thanh niên xung phong tập trung kiểm tra, phát hiện các xe không tuân thủ quy
định kiểm dịch trên quốc lộ 1A.
Phỏng vấn ông Đoàn Văn Thắng, trạm phó
(Ông
thắng nói về việc bắt các xe không qua trạm)
Công tác kiểm dịch tại
2 trạm lớn nhất TP.HCM là Thủ Đức và An Lạc hiện tại còn gặp nhiều khó khăn. Số
lượng xe chở gia súc không tuân thủ quy định ngày càng gia tăng trong khi lực
lượng nhân viên còn khá mỏng, chưa thể phát hiện và xử lý hết các trường hợp vi
phạm.
MC: Thực tế
hầu hết các xe tự giác vào trạm kiểm tra không mắc phải vi phạm nào. Còn những
xe cố tình trốn trạm đều vi phạm.
MC: Do đó, công tác phòng
chống heo tai xanh tại thành phố cần sự phối hợp giữa lực lượng kiểm dịch, cảnh
sát giao thông, các cơ quan chức năng đồng thời cần nâng cao ý thức tự giác của
người dân.
NHÀ
VĂN HÓA THANH NIÊN – HÀNH ĐỘNG XANH
Thực
hiện: Hồ Nam
MC: Thưa quý vị! Nhằm thiết thực chào
mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, hôm qua nhà Văn hóa thanh niên
TP.HCM đã công bố chương trình Xe đạp
đồng hành “HÀNH ĐỘNG XANH” – Học sinh, sinh viên thành phố chào mừng đại lễ
1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
LIVE: Chương
trình Xe đạp đồng hành “HÀNH ĐỘNG XANH”
– Học sinh, sinh viên thành phố chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ
có khoảng 1.000 người tham gia. Thành viên của chương trình là các sinh viên
đến từ các trường đại học và học viện trên địa bàn thành phố.
Trong suốt 2 ngày 25 và
26/9/2010 đoàn xe sẽ đi qua các đoạn đường Lê
Duẩn – Đinh Tiên Hoàng – Xa lộ Hà Nội với tổng chiều dài quãng đường khoảng
50km. Địa điểm xuất phát là Thảo Cầm
Viên Sài Gòn và đích đến là Công
viên lịch sử văn hóa dân tộc TP.HCM.
Dự kiến chương trình sẽ
xác lập kỉ lục quốc gia “HÀNH ĐỘNG XANH”
với số lượng 1.000 người tham gia đạp xe cùng một lúc. Trong ngày đầu tiên,
các thành viên tham gia chương trình sẽ cùng nhau in dấu bàn tay lên bức tranh
vẽ hình con rồng để thực hiện tác phẩm “Dấu
ấn 1.000 năm”./HẾT/
Thành
đoàn thực hiện kế hoạch tổ chức tết trung thu cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó
khăn
Thực
hiện: Hồ Nam
MC:
1000 em thiếu nhi
có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi tại tại các mái ấm nhà mở trên địa bàn TP. HCM
sẽ được đón 1 Tết trung thu ấm cúng vào ngày 20/9 tới đây tại Nhà hát Bến
Thành. Chương trình do Thành đoàn TP. HCM tổ chức. Hôm qua, cơ quan này đã có
buổi họp báo về chương trình trên.
LIVE:
Chương trình nụ cười
hồng vui tết trung thu 2010 mang tên Vầng trăng yêu thương sẽ được tổ chức mang
đậm nét phong cách truyền thống dân tộc nhằm giáo dục tình đoàn kết, chia sẻ
yêu thương cho đội viên thiếu nhi thành phố.
Trong chương trình Vầng
trăng yêu thương, ban tổ chức sẽ trao số tiền học bổng 80 triệu đồng gồm 1 căn
nhà tình bạn trị giá 20 triệu đồng cho 3 chị em trong 1 gia đình tại huyện Cần
Giờ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và 50 suất học bổng cho các em thiếu nhi
nghèo trên địa bàn TP.
Ngoài ra, Thành đoàn
TP. HCM cũng cho biết, xuyên suốt từ nay cho đến Tết Trung thu, thiếu nhi ở 5
quận huyện ngoại thành TP. HCM là Thủ Đức, Nhà Bè, Hóc Môn, Cần Giờ, Tân Phú sẽ
được tặng 5000 phần quà vui Tết Trung thu.
MC:
Chương trình Nụ cười hồng được Thành đoàn
TP. HCM thành lập từ năm 2008 đã đóng góp được 1 tỷ đồng từ phong trào kế hoạch
nhỏ của thiếu nhi TP. Chương trình đã trao tặng hơn 150 suất học bổng, 1000
phần quà, 2 công trình măng non với tổng kinh phí 400 triệu đồng cho 2 trường
tiểu học ngoại thành TP. HCM.
Tái
lập mặt đường ẩu
Thực
hiện: Hồ Nam – Viết Thuận
MC:
Việc đào đường nhằm cải tạo, nâng
cấp hệ thống thoát nước tại các quận nội thành TPHCM đang bước vào giai đoạn
cuối, “lô cốt” dần được tháo dỡ. Tuy nhiên, người dân lại phải đối mặt với sự
đi lại khó khăn, thậm chí nguy hiểm do các đơn vị thi công tái lập mặt đường
cẩu thả.
OFF: Sự cố chiếc taxi
lọt hố giữa đường vào ngày 14/9 vừa qua một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh
báo về tác hại của tình trạng tái lập mặt đường cẩu thả sau khi đơn vị thi công
tháo dỡ rào chắn.
Hiện trường xảy ra vụ
tai nạn vốn là một “lô cốt” trước cổng hẻm 386
Lê Văn Sĩ, phường 14, quận 3, TP.HCM vừa được dỡ bỏ trước đó một tuần. Tuy
nhiên, công tác tái lập mặt đường sơ sài, cộng với cơn mưa lớn đã hình thành hố
sâu bất ngờ, và chiếc taxi này đã trở thành nạn nhân do sự tắc trách của đơn vị
thi công.
PV
nhân chứng vụ taxi lọt hố
Cũng tại địa điểm này,
trước đó, vào ngày 12/9/2012 đã xảy
ra tai nạn tương tự khi một chiếc xe hơi
7 chỗ dính bẫy khi hố sâu bất ngờ xuất hiện. Sau vụ việc đó, đơn vị thi công đã
san lấp hiện trường một cách sơ sài. Do đó, chỉ sau một trận mưa, hố sâu lại
xuất hiện dẫn đến tai nạn của chiếc taxi nêu trên.
PV
người dân về nguy cơ sập hố vẫn còn ở địa điểm này
Đường Lê Văn Sĩ, quận
3, TPHCM hiện đang tồn tại rất nhiều đoạn lồi lõm do việc tái lập mặt đường sau
khi tháo dỡ rào chắn được thực hiện khá cẩu thả. Đây thực sự là những cái bẫy
nguy hiểm đối với người đi đường, nhất là vào buổi tối.
Cách đây không lâu,
chương trình Let’s Cà Phê đã phản ánh về sự cố tương tự xảy ra trên đường
Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, TPHCM. Vào tháng 12/2009, trước số nhà 80 Nguyễn
Đình Chiểu, một hố sâu gần 4 mét, rộng hơn10 mét vuông bất ngờ xuất hiện, chiếm
hết hơn nữa con đường. Một chiếc taxi bị lọt bánh xe trước xuống hố nhưng đã
được người dân kéo lên kịp thời. Nơi đây vốn là đoạn công trình mới được đơn vị
thi công hoàn trả mặt đường trước đó không lâu.
PV
người chứng kiến vụ việc
Còn đây là hình ảnh tại
đường Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận, TPHCM sau khi hoàn trả mặt đường gần 2
tháng. (hình ảnh nói)
Để hạn chế tai nạn khi
người tham gia giao thông đi vào đoạn đường hỏng, đơn vị thi công đặt thanh
chắn hai đầu đoạn đường. Tuy nhiên, vào thời điểm chập tối, người đi đường rất
khó để nhìn thấy các thanh chắn này khi đang lưu thông. Theo nhiều nhân chứng,
độ cong của thanh chắn là do nhiều phương tiện lưu thông tông vào, thậm chí có
nạn nhân đã phải nhập viện.
PV người dân
Phần lớn
các con đường tại TPHCM sau khi tháo gỡ rào chắn đều rơi vào tình trạng bị băm
nát do tái lập mặt đường sơ sài. Những ổ voi, ổ gà như thế này chỉ cần gặp vài
cơn mưa lớn là có thể hình thành hố sâu bất cứ lúc nào, đe dọa nghiêm trọng sự
an toàn của người tham gia giao thông. Do đó, thiết nghĩ cần tăng cường xử phạt
những nhà thầu thi công tắc trách trong việc hoàn trả mặt đường sau khi tháo dỡ
lô cốt.
Lễ
ra quân chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 2010
Thực
hiện: Mai Vy – Hồ Nam
MC:
Thưa quí vị và các bạn, hôm qua Sở tài nguyên và Môi trường TP.HCM phối
hợp với Ủy ban nhân dân quận 3 đã tổ
chức lễ ra quân hưởng ứng chiến dịch “ Làm cho thế giới sạch hơn”.
OFF:
Chiến
dịch Làm cho thế giới sạch hơn do Australia khởi xướng từ năm 1993 và được
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động trên qui mô toàn thế giới. Bắt
đầu từ năm 1994, Việt Nam đã tham gia và tổ chức nhiều hoạt động thiết
thực nhằm hưởng ứng chiến dịch này.
PV
Ông Ross Hetherington – Đại diện tổng Lãnh sự quán Úc tại TP.HCM.
Chủ đề của Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn
năm 2010 là “Cộng đồng quan tâm bảo vệ
thiên nhiên”. Chủ đề này một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò
của bảo tồn đa dạng sinh học đối với cuộc sống trên hành tinh.
Chương trình khuyến
khích và động viên cộng đồng dân cư cùng tham gia bảo vệ môi trường bằng những
việc làm cụ thể như vệ sinh môi trường trên địa bàn dân cư, cơ quan đơn vị,
trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu vực công cộng, trồng cây phủ
xanh đất trống đồi trọc, khu vực công cộng để tạo cảnh quan và bóng mát…
Sau buổi lễ phát động,
1200 tình nguyện viên đã ra quân tổng vệ sinh, thu gom rác trên địa bàn 14
phường của quận 3.
PV
Người tham gia (lí do tham gia hoạt động)
Đây sẽ là những hoạt
động động thiết thực góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi
trường, qua đó tạo động lực triển khai các giải pháp lâu dài bảo vệ môi trường
dựa vào cộng đồng.
Khoảng 13h trưa nay tại
địa chỉ 72/1, đường Huỳnh Văn Bánh, phường 15, quận Phú Nhuận, TP.HCM đã xảy ra
một vụ đột nhập nhà dân, giết người dã man làm một người chết tại chỗ và hai
người khác bị thương nặng, hiện đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Hiện trường vụ án được
xác định là nhà của bà Bùi Ngô Thị Mỹ,
hiện là trưởng phòng Tài nguyên &
Môi trường quận Phú Nhuận. Theo thông tin từ người dân có mặt tại hiện
trường, khoảng 13h, bà Mỹ đi làm về mở cửa vào nhà thì bị hai hung thủ xông vào
khống chế. Trong nhà lúc này có bà Đặng
Thu Hồng, hiện là phó Bí thư quận ủy
quận Phú Nhuận và con gái bà Mỹ. Hai hung thủ đã tấn công cả ba người làm
bà Hồng chết ngay tại chỗ, bà Mỹ và con gái phải vào bệnh viện cấp cứu. Cả ba
nạn nhân đều bị vật bén, sắt, nhọn cắt vào cổ.
Khi bị người dân phát
hiện, hai tên hung thủ leo lên nóc nhà để chạy trốn, tuy nhiên, chỉ sau hơn 30
phút thì bị lực lượng cảnh sát bắt giữ. Theo thông tin từ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP.HCM,
danh tính hai hung thủ đã được xác định là Lương
Hoài Sang (20 tuổi, tự Tính em, ngụ tại Củ Chi) và Nguyễn Trọng Nhân (30 tuổi,
tự Hảo, ngụ tại đường Nguyễn Tri Phương, Quận 10, TP.HCM). Chúng tôi sẽ
tiếp tục cập nhật những diễn biến mới nhất của vụ án trong các bản tin sau.
CÁC
SẢN PHẨM CỘNG TÁC
Tôi đã tham gia ghi
hình tổng cộng 15 số cho chương trình Hãy chọn giá đúng – VTV3, Đài truyền hình
Việt Nam từ ngày 16 – 18/07/2010.
GHI
CHÚ: Xem kịch bản chi tiết ở PHẦN C - PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM
Bút
danh: Hồ Quốc Nam
Trong khoảng thời gian
thực tập tôi có tham gia cộng tác với Báo Đại học quốc gia TP.HCM.
GHI
CHÚ: Xem nội dung chi tiết ở PHẦN C – PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM
Bút
danh: Quốc Nam
TP HCM: Hai vụ
TNGT, 2 người chết
16:04:00
04/09/2010, cập nhật cách đây 1 giờ
Khoảng
19h ngày 2/9, một vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra trên QL1A (đoạn qua phường Tam
Bình, quận Thủ Đức) làm một người chết tại chỗ, 2 người bị thương.
Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm
trên, anh Huỳnh Nguyễn Mạnh Quân (26 tuổi, quê quán Đắk Lắk) điều khiển xe
gắn máy BKS 47H2-6899 chở vợ ngồi phía sau lưu thông trên QL1A (hướng từ ngã
tư Bình Phước về cầu vượt Sóng Thần).
Khi đi đến trước số nhà 324 thì xảy ra
va chạm với xe gắn máy BKS 61L9-2720 do một thanh niên điều khiển (chưa rõ
danh tính) chạy cùng chiều. Cú va chạm làm cả hai xe máy ngã xuống đường,
đúng lúc đó xe khách chất lượng cao BKS 78K-4811, do tài xế Nguyễn Văn Liêm
(40 tuổi, quê quán Thừa Thiên - Huế) lưu thông phía sau do bất ngờ với tình
huống trên trờ tới cán ngang người làm anh Quân chết tại chỗ, người vợ bị
thương nhẹ, nam thanh niên bị gãy chân được đưa đi cấp cứu.
Trước đó, lúc 16h30' cùng ngày một vụ
TNGT nghiêm trọng xảy ra trên đường Hoàng Hữu Nam (phường Tân Phú, quận 9)
làm 1 người chết, một người bị thương nặng.
Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm
trên, anh Nguyễn Thành Tâm (40 tuổi, ngụ quận 9) điều khiển xe máy BKS
52X1-8828 lưu thông từ sân golf ra đường Hoàng Hữu Nam, khi vừa ra đến ngã ba
sân golf thì xảy ra va chạm với xe máy BKS 49V7-3623 do anh Quãng Ngọc Luân
(26 tuổi, quê quán Lâm Đồng) điều khiển theo hướng từ ngã ba Mỹ Thành ra
QL1A. Cú tông quá mạnh làm anh Tâm chết tại chỗ, anh Luân bị thương nặng, hai
chiếc xe gắn máy nát vụn.
Hiện CSGT - Công an quận 9, quận Thủ
Đức đang điều tra làm rõ nguyên nhân 2 vụ tai nạn
|
4.
Tân sinh viên
"mướt mồ hôi" tìm phòng trọ
15:51:00
04/09/2010
Để
thuê được phòng trọ, các tân SV phải bỏ ra một lúc cả 4-5 triệu đồng đóng
tiền cho cả một học kỳ nhưng khó có thể tìm được phòng ưng ý. Trong khi đó,
nhiều dãy phòng trọ thuộc diện giải tỏa "đêm xây, ngày cho thuê"
không biết bị dỡ lúc nào...
Đến hẹn lại lên, cứ vào đầu mỗi năm
học mới, sinh viên (SV) lại chóng mặt với giá phòng trọ tăng vùn vụt. Nhiều
tân SV lên thành phố nhập học còn nhiều bỡ ngỡ đã trở thành "miếng mồi
ngon" cho các chủ phòng trọ mặc sức làm giá cho thuê phòng. Tìm được
phòng trọ, phòng trọ giá rẻ trong giai đoạn đầu năm học là điều không dễ với
các tân SV tại TP HCM.
Nhiều chủ nhà trọ "găm"
phòng đợi tân sinh viên
Làng Đại học Thủ Đức (phường Linh
Trung - quận Thủ Đức) là nơi tập trung khoảng 25.000 SV theo học, chưa kể mỗi
năm đón thêm hàng ngàn tân SV về học tập trung tại đây. Tại đây, vấn đề phòng
trọ luôn là một bài toán nan giải đối với các tân SV, bởi khu vực này luôn
được xem là điểm nóng về phòng trọ vào đầu năm học.
Theo ghi nhận của chúng tôi khi tìm
đến nhiều khu nhà trọ, phòng trọ gần các khu vực trường đại học đều nhận được
thông báo "hết phòng". Nhiều dãy nhà chật chội nằm sâu trong các
con hẻm treo bảng "cho SV thuê phòng trọ" nhưng khi chúng vào hỏi
thuê phòng thì nhận được những cái lắc đầu "hết phòng".
Theo anh Trần Nam, Chủ tịch Hội SV ĐH
KHXH&NV TP HCM: "Nhiều nhà trọ khu vực phường Linh Trung còn phòng
nhưng chủ nhà trọ "găm" lại chờ tân SV để nâng giá".
Trong vai một người có nhu cầu, chúng
tôi tìm đến dãy phòng trọ nằm sâu trong một con hẻm nằm phía sau Trường ĐH
KHXH&NV TP HCM, bà chủ dãy trọ chỉ vào một căn phòng rộng chừng 10m2,
phía trên mái tôn nóng hầm hập, với giá 800 ngàn/tháng (nhà vệ sinh sử dụng
chung), điện nước tính riêng, đóng trước 6 tháng. Vị chi nếu muốn thuê phòng
chúng tôi phải đóng một lần 4 triệu 800 ngàn, lấy lý do không đủ tiền chúng
tôi xin đóng trước 2 tháng nhưng chủ phòng trọ phán một câu chắc nịch:
"Ở thì đóng tiền đủ 6 tháng, nếu không thì mời đi chỗ khác đây không thiếu".
|
Mặc dù trả tiền phòng khá
cao nhưng đa phần các SV đều phải ở trong những khu nhà trọ "ổ
chuột" không đảm bảo chất lượng.
|
Tại khu vực nhà trọ gần Khoa Kinh tế
(ĐHQG TP HCM) còn vài phòng cửa khóa trái nhưng theo lời chủ dãy trọ:
"Người ta đặt cọc trước, đóng tiền cả một học kì rồi. Chỉ còn vài giường
trống cho ở ghép với giá 300 ngàn/người".
Còn các khu nhà trọ tạm bợ gần Đại học
Quốc tế thuộc ấp Tân Lập (xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) cũng bị
các chủ trọ "làm giá" tăng thêm 100 ngàn - 200 ngàn đồng/phòng.
Nhiều SV có thâm niên sống tại làng đại học khẳng định: "Đi tìm thuê
phòng trọ vào đầu tháng 9 tại các khu vực gần các trường đại học là không thể
(?)".
Theo ông Trần Thanh An, Giám đốc KTX
ĐHQG TP HCM: "Trong năm học 2010-2011, KTX có hơn 10.000 chỗ trong KTX
nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 70% chỗ ở cho SV có nhu cầu".
Theo đó, KTX chỉ đáp ứng được phần nào
chỗ ở cho các SV đủ điều kiện xét vào ở KTX, còn các SV khác phải tự ra ngoài
tìm chỗ ở.
Sinh viên "sốt" với giá
phòng trọ
Để thuê được phòng trọ, các tân SV
phải bỏ ra một lúc cả 4-5 triệu đồng đóng tiền cho cả một học kỳ nhưng khó có
thể tìm được phòng ưng ý. Trong khi đó, nhiều dãy phòng trọ thuộc diện giải
tỏa "đêm xây, ngày cho thuê" không biết bị dỡ lúc nào lại trở thành
mối lo ngại cho nhiều SV.
SV Võ Thị Linh An (năm thứ 2, Trường
Đại học KHXH&NV TP HCM) cho biết: "Bạn em thuê phòng tại dãy trọ gần
khu vực hồ cá Sinh Viên đã đóng tiền trước rồi nhưng giờ bị giải tỏa giờ
không có chỗ ở, mà tiền thì cũng chưa đòi lại được".
Tại khu vực nội thành, giá phòng trọ
cũng liên tục "đội giá" vào thời điểm các tân SV chuẩn bị nhập học.
Hầu hết các khu nhà trọ, phòng trọ gần trường thuộc khu vực các quận: 1, 3,
5, 10, Tân Bình, Phú Nhuận… chỗ nào cũng báo "hết phòng". Các chủ
nhà trọ lấy lý do thời buổi lạm phát đã mặc sức "hét giá" cho thuê.
Theo ghi nhận của chúng tôi, một phòng
trọ rộng khoảng 14m2, có thể ở được 4 người có giá từ 1,5 triệu -
2 triệu, điện khoảng 3 ngàn - 4,5 ngàn đồng/kW, nước từ 10 ngàn - 15 ngàn
đồng/m3. Giá trọ hầu hết ở khu vực nội thành đã tăng thêm
150.000-300.000đ/phòng, có nơi tăng 30-40%.
Những khu trọ dọc theo các con hẻm nằm
trên đường Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh) có giá 1,2 triệu - 1,8 triệu
đồng/phòng. Các khu trọ này trên đường Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp) cũng được chủ
trọ kê lên từ 1 triệu - 1,5 triệu đồng/phòng. Phòng trọ và nhiều mặt hàng
"rủ nhau" tăng giá đã đẩy SV rơi vào tình cảnh "nhảy cóc"
để chống chọi với giá, rủ thêm người về ở ghép để giảm tiền phòng.
SV Phạm Nghĩa Hiệp (năm thứ 2, Trường
ĐH SPKT TP HCM) chia sẻ: "Tụi em ở 3 người, tiền phòng mỗi tháng 1,3
triệu, điện nước khoảng 800 ngàn thành ra 2,1 triệu/phòng. Tháng này tiền
phòng tăng thêm 200 ngàn/phòng nên tụi em rủ thêm bạn về ở, chật một chút
cũng được chứ cả tháng cứ lo tiền phòng, điện nước chẳng còn tâm trí đâu mà
học tập".
Anh Nguyễn Trọng Hoàng, Trưởng phòng
Hỗ trợ đời sống SV (thuộc Trung tâm Hỗ trợ SV TP HCM) cho biết: "Ngay từ
đầu tháng 8, trung tâm đã thành lập đội khảo sát nhà trọ, tìm kiếm các chỗ
trọ giá rẻ hỗ trợ tân SV. Hiện tại, trung tâm đã chuẩn bị sẵn 2.200 chỗ trọ
giá rẻ để hỗ trợ các tân SV trong năm học mới".
Chuyện chủ nhà trọ "găm"
phòng làm giá với SV hầu như năm nào cũng tái diễn khi các trường đại học bắt
đầu làm thủ tục nhập học. Đa phần các tân SV để có chỗ trọ ổn định để yên tâm
làm thủ tục nhập học "bấm bụng" thuê phòng trọ, mặc dù phải trả một
cái giá khá cao nhưng họ phải sống trong những khu trọ "ổ chuột"
không đảm bảo chất lượng
|
V.V. - Quốc
Nam
|
(Xem thêm báo Công An Nhân Dân ra ngày 04/09/2010
trên chuyên mục Xã Hội)
|
Bút
danh: Hồ Quốc Nam
HỌC
KÌ QUÂN ĐỘI THIẾU NHI – NGÀY THỨ NHẤT
Ngày đầu tiên của bở ngỡ và cảm xúc
Vậy
là ngày đầu tiên của 250 chiến sĩ nhí Học kì quân đội đã kết thúc. Ngày đầu
tiên của những bở ngỡ và cảm xúc mới lạ. Hôm nay, có thể là lần đầu tiên các em
được vinh dự khoác lên mình bộ quân phục đáng tự hào của Quân đội nhân dân Việt
Nam. Lần đầu tiên các em phải tự giặt quần áo dơ, tự ăn cơm và rửa chén. Học
cách sắp xếp nội vụ sao cho “vuông vức như một hộp diêm”. Học 24 động tác thể
dục trong quân đội. Các em phải làm quen dần với những điều quá xa lạ khi ở
nhà.
Một
số em có thể có cảm giác… “giận” ba mẹ. Vì tự nhiên lại bắt các em xa gia đình
để tham gia một chương trình mà ở đó các em phải học tập, rèn luyện, ăn uống và
sinh hoạt với những người mà có thể các em chưa bao giờ quen biết. Các em bắt
buộc phải tuân thủ các nội quy nghiêm ngặt của quân đội về giờ giấc và sinh
hoạt. Ban đầu, một số em có thể cảm thấy lạc lõng, hồi hợp, thậm chí là lo lắng
liệu mình có bị ăn hiếp hay không? Tuy nhiên, sau khi được dạy nhảy một bài dân
vũ rất hiện đại là bài “Múa gối” thì hầu hết các em đã vượt qua được cảm giác
lo lắng ban đầu. Khi ở nhà các em có thể là cái rốn của vũ trụ, có thể muốn gì
cũng được. Nhưng ở đây, đối với các ĐPV, các em là bình đẳng như nhau vì đây là
một sân chơi tuyệt đối công bằng.
Những bất ngờ các em mang lại
Mặc
dù đây đã là lần thứ hai tổ chức chương trình dành cho các em nhưng nhiều em đã
gây bất ngờ lẫn bối rối dành cho các chị ĐPV.
Em
Nguyễn Thanh Đức Trí tiểu đội 5 đã lấy nhầm cả ba lô của em Huỳnh Quốc Anh tiểu
đội 10. Như vậy là đến mãi tận tối em Quốc Anh mới nhận lại được ba lô của
mình.
Trong
bài giảng về sự thích nghi của anh Hoàng Hạ, khi cho các em xem hình các con
vật và hỏi là con gì. Các em đã đưa ra các đáp án khác nhau hết sức bất ngờ: có
em nói là con bữa củi, có em nói là con châu chấu. Nhưng thực sự con vật mà các
em được nhìn thấy là… con nhện đất. Có em khi nhìn thấy cây xương rồng sa mạc
thì nói đó là cây bông hồng.
Em
Trường Phú tiểu đội 9 đã gây bối rối cho các điều phối viên và ban tổ chức khi
em nói chuyện trong giờ giảng bài của anh Hoàng Hạ. Em bị phạt phải đứng lên
thục dầu để làm gương cho các bạn nhưng cuối cùng chính anh Hạ đã phải mời em
ngồi xuống vì từ nhỏ tới giờ em Phú chưa biết thục dầu bao giờ.
Em
Nghĩa tiểu đội 9 đã khóc lóc xin bố cho về. Nhờ có chị ĐPV Kim Bình thuyết phục
nên giờ Nghĩa đã hòa đồng hơn với các bạn và đã không còn có ý định về nữa. Có
lẽ đây là ngày đầu tiên nên một số chiến sĩ nhí của chúng ta đã đòi về. Đây là
điều bình thường khi lần đầu tiên các em rời xa mái ấm gia đình, bố mẹ.
Hành trình tương lai
Hôm
nay, buổi tối các em được nghe anh Hoàng Hạ giảng bài về “Sự thích nghi”. Bài
giảng là sự đúc kết từ những kinh nghiệm trong cuộc sống để các em hiểu được
giá trị của sự thích nghi và tầm quan trọng của việc thích nghi. Các em được
xem phim và những hình ảnh hết sức sống động. Anh Hoàng Hạ đã đặt ra cho năm em
dũng cảm xung phong tham gia hai thử thách: Thử thách thứ nhất: các em sẽ được
uống năm loại nước khác nhau không phải là sở thích của mình bao gồm: hai ly
nước mía, pepsi, cam và dâu; Thử thách thứ hai: mỗi em uống một ngụm cà phê đen
không đường. Hai thử thách trên nhằm giúp các em cảm nhận cuộc sống luôn luôn
đặt ra cho các em nhiều thử thách khác nhau. Cuộc sống không phải lúc nào cũng
ngọt ngào như nước mía, pepsi, cam và dâu.
Trước
khi các em đi ngủ, anh Hoàng Hạ đã kể cho các em nghe câu chuyện Hoàng tử và
sáu người hầu. Anh Hoàng Hạ không kể hết câu chuyện mà dừng lại câu chuyện ở
đoạn giữa chừng làm cho các em hết sức tò mò và mong chờ đến lần kể chuyện kế
tiếp để biết được kết cục của câu chuyện.
Thời
gian thử thách và hoàn thiện của các em ở phía trước là còn khá dài. Bảy ngày
chỉ là một khoảng thời gian ngắn nhưng đối với các em sẽ là một hành trình đủ
dài và thú vị vì không còn sự giúp đỡ trực tiếp của cha mẹ, gia đình. Thay vào
đó, các em sẽ được trải nghiệm một thứ tình cảm vô cùng mới lạ đó là “tình đồng
chí, đồng đội.” Chặng đường phía trước là tương đối khó khăn, nhưng với sự
nhiệt tình, sự yêu thương của các anh chị ĐPV, tiểu đội trưởng và sự ủng hộ của
gia đình, chúng ta cùng tin tưởng các em sẽ vượt qua tất cả các khó khăn ở phía
trước và trở thành những chiến sĩ thực thụ.
Hồ Quốc Nam
HỌC KÌ QUÂN ĐỘI THIẾU NHI – NGÀY
THỨ HAI
Ngày của yêu thương
Vậy
là hôm nay đã là ngày thứ hai các em ở trong môi trường quân đội. Ngày hôm nay
là ngày của yêu thương, và rất nhiều hoạt động của các em hôm nay hướng về gia
đình. Sáng sớm hôm nay, 240 chiến sĩ yêu quý của chúng ta đã tận tay trồng
những chậu hoa Mười giờ để tặng cho các vị phụ huynh. Chính tay các em sẽ chăm
sóc, tưới nước, bón phân cho những chậu hoa này trong những ngày sắp tới. Đây
sẽ là những món quà rất ý nghĩa mà các vị phụ huynh sẽ nhận được trong ngày
chia tay.
Hôm
nay cũng là ngày các em được học điều lệ đội hình, đội ngũ. Học cách quay trái,
quay phải, quay đằng sau cho đến cách chào như thế nào, cách ngồi như thế nào
cho giống một chiến sĩ thực thụ. Có nhiều em rất hiếu động, hay đùa giỡn,
nghịch ngợm nhưng khi thực hiện các động tác khó, các em lại rất nghiêm túc.
Đặc biệt là động tác chào, mặc dù rất mỏi tay nhưng các em cũng cố gắng không
hạ tay xuống.
Ngày
hôm nay, chúng tôi ghi nhận ở các em sự tiến bộ rõ rệt. Các em đã biết vỗ tay
khi nghe được những điều mình tâm đắc. Khi nghe chị Kim Bình giảng bài “Tự chăm
sóc bản thân”, các em đã liên tục vỗ tay. Những kiến thức mà chị Kim Bình giảng
hết sức gần gũi với các em như: cách rửa tay; cách dùng bàn chải chà chân; cách
tắm; cách hắt xì; cách vệ sinh răng miệng; cách rửa mặt vào buổi sáng và trước
khi đi nắng về; cách tắm rửa mỗi ngày. Khi hỏi, “Các em có tin việc vệ sinh phòng ở của mình thì các em sẽ sống thọ hơn
hay không?”. Chúng tôi hết sức bất ngờ vì trong hội trường 240 em lúc này,
có đến khoảng 80% các em ngây thơ trả lời rằng “KHÔNG”. Khi hỏi một chiến sĩ
tin rằng việc vệ sinh phòng ở sẽ giúp chúng ta sống thọ hơn, “Tại sao các em lại tin như vậy?”, em đã
đứng lên trả lời rằng: “Phòng ở của mình
mà gọn gàng hơn thì mình sẽ đỡ mất công dọn hơn, như vậy mình sẽ sống thọ hơn.”
Hôm
nay có một chiến sĩ (xin được giấu tên) cứ một mực đòi về. Em cứ khóc hoài,
khóc hoài mặc kệ các anh chị ĐPV, anh Hạ đã thuyết phục rất nhiều lần. Nhưng
chiều nay, có lẽ điều đã làm cho tôi vui mừng nhất trong ngày hôm nay là khi
hướng dẫn các em xếp hàng trước khi vào nhà ăn, tôi trông thấy em cũng nghiêm
chỉnh xếp hàng, trên tay em cũng đầy đủ chén đũa như các chiến sĩ khác. Vậy là
cuối cùng em cũng đã ở lại với chúng tôi, ở lại cùng với các đồng đội của mình.
Chúng tôi mong muốn không có một chiến sĩ yêu quý nào từ bỏ cuộc chơi vào những
ngày này cả. Tất cả khó khăn chắc chắn các em sẽ cùng nhau vượt qua. Đó cũng là
điều mà chúng tôi mong đợi nhất khi thực hiện chương trình này.
Hôm
nay, có hai chiến sĩ rất đáng được tuyên dương: em Khưu Hà Tố Như, 12 tuổi và
em Nguyễn Lưu Nhật Hạ, 9 tuổi, cùng ở Tiểu đội 6. Hai chiến sĩ yêu quý của
chúng ta khi nhặt được hai nghìn đồng trong hội trường đã tận tay đưa lại cho
tôi và nói rằng các em muốn trả lại cho người bị mất. Hôm nay, các em đã biết
cách ứng xử có văn hóa với một số tiền nhỏ như vậy thì sau này chắc chắn các em
sẽ ứng xử rất tốt với những số tiền lớn hơn.
Ngày
thứ hai là một ngày cực kì quan trọng. Nó đánh dấu một khoảng thời gian đủ dài
làm cho các em có cảm giác nhớ gia đình. Cũng là ngày mà chúng tôi muốn hướng
các em về với gia đình. Nếu vượt qua ngày thứ hai này thì các em sẽ có động lức
rất lớn để vượt qua những ngày còn lại. Những tình cảm và những lời động viên
mà các vị phụ huynh dành cho các em sẽ là động lực to lớn cho các em hoàn thành
và tiếp bước những ngày tiếp theo.
Hồ
Quốc Nam
HỌC KÌ QUÂN ĐỘI THIẾU NHI – NGÀY
THỨ HAI
Viết thư: Chương trình cảm xúc đầu
tiên
Trong
Học kì quân đội, những chương trình cảm xúc là những chương trình mà các em
luôn mong đợi nhất và cũng được các ĐPV, BTC đầu tư nhiều nhất. Chúng tôi lấy
cái nôi gia đình là nền tảng để giáo dục các em. Vì muốn yêu thương mọi người,
muốn cống hiến cho cộng đồng, xã hội thì trước hết các em phải thật sự là những
đứa con ngoan, trò giỏi trong gia đình. Gia đình sẽ là nơi nuôi dưỡng cảm xúc
và là nguồn động lực cho các em. Hôm nay, chúng tôi hết sức vui mừng vì hầu hết
các chiến sĩ yêu dấu đều nhận được thư và cảm nhận được tình cảm gia đình là
như thế nào? Vì vậy, thành công ngoài mong đợi của chương trình ngày hôm nay
đều là công của quý vị phụ huynh.
Khi
chúng tôi trao cho các em những lá thư của các phụ huynh, tất cả các em đều rất
háo hức. Có em hỏi tôi về những ngày trước đã có thư của cha mẹ hay chưa? Có em
không hỏi gì hết nhưng nhìn ánh mắt của các em chúng tôi biết đó là sự mong
chờ. Đặc biệt là những em cuối cùng, các em là những người lo lắng nhất. Lo
lắng vì sợ mình không có thư và thấy các bạn ai cũng đã cầm trên tay mình một
lá thư của gia đình gửi. Những lá thư mà các vị phụ huynh đã viết cho các em sẽ
là những món quà vô giá cho các em trong những ngày này.
Khi
những ngọn đèn cầy được thắp lên, đèn điện trong hội trường được tắt hết, nhạc
cảm xúc vang lên, thầy Nguyễn Thành Nhân bắt đầu đọc cho các em nghe những lá
thư hết sức cảm động được chúng tôi trích ra từ một số vị phụ huynh. Trong ánh
sáng của những ngọn nến lung linh, 240 chiến sĩ đã cùng òa khóc. Mặc dù rất
nhiều lần chúng tôi đã làm chương trình nhưng thực sự, đây là lần đầu tiên
chúng tôi thấy các em khóc nhiều như vậy! Cả hội trường tràn ngập trong nước
mắt và những tiếng gọi “ba ơi, mẹ ơi”.
Chúng
tôi đã thấy nhiều em rưng rưng trong nước mắt khi bắt đầu đọc những dòng đầu
tiên. Có những lá thư của phụ huynh đã bị nhàu nát vì đã được đọc đi đọc lại
rất nhiều lần. Có em đang viết thư thì không thể tiếp tục viết được nữa và phải
viết lại bằng tờ giấy khác vì nước mắt của em đã rơi lên trang giấy làm trang
giấy ướt hết nên mực không thể nào thấm vào giấy được nữa. Có một số em, chúng
tôi cứ nghĩ là sẽ không bao giờ khóc trong chương trình cảm xúc này vì bình
thường em là chiến sĩ nghịch ngợm nhất, bướng bỉnh nhất. Nhưng kì lạ thay,
chính những em đó là những người khóc nhiều nhất, khóc to nhất làm cho chúng
tôi không cầm được nước mắt.
Có
những lá thư tâm sự đã làm cho chúng tôi rất cảm động. Ngay cả thầy Nhân cũng
đã khóc cùng với các em. Đến đây, mỗi em đều có một hoàn cảnh gia đình khác
nhau. Nhiều em được sống trong những gia đình vui vẻ, hạnh phúc, có cả cha lẫn
mẹ. Nhưng cũng có em có cha mẹ đã ly dị, có em sống với bà ngoại, có em đi học
kì quân đội khi ở nhà mẹ bị bệnh nặng. Tôi thấy đau nhói lòng khi đọc thư của
một vị phụ huynh gửi cho một chiến sĩ, “Có
lẽ đây là lần cuối cùng mẹ gửi thư cho con vì sức khỏe của mẹ ngày càng kém đi.”
Có lẽ, hành trang mà một người mẹ sắp đi xa muốn gửi lại cho con của mình chính
là bản lĩnh sống để có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc đời này! Chúng tôi
xin chúc cho người mẹ ấy sẽ hết bệnh để có thể tiếp tục sống, che chở và đem
tình thương bao la của mình đến cho em.
Sáng
sớm ngày mai, chúng tôi sẽ cùng các em gửi tất cả những lá thư mà đêm nay các
em đã cùng nhau viết cho các vị phụ huynh. Đây là những tình cảm ngây thơ,
trong sáng và chân thật nhất của các em dành cho cha mẹ. Tất cả các em đều đã
viết thư, tất cả các vị phụ huynh đều sẽ nhận được thư. Chúng tôi tin rằng,
chính tình cảm và sự quan tâm lo lắng của các vị phụ huynh được thể hiện trong
những lá thư, những dòng chữ gửi cho các em sẽ là nguồn động lực vô cùng to lớn
cho các em tiếp tục những ngày tiếp theo. Mong các vị phụ huynh hãy tiếp tục gửi
thư để động viên tinh thần cho các em.
Hồ Quốc Nam
HỌC KÌ QUÂN ĐỘI THIẾU NHI – NGÀY
THỨ BA
Lễ tiễn thư xúc động
Vậy
là sáng nay những gì tình cảm nhất, trong sáng nhất của các em đã được trao cho
các vị phụ huynh. Đêm hôm qua và ngày hôm nay sẽ là ngày của những con người có
trái tim nhân hậu. Những lá thư mang nặng tình thương yêu đã về với gia đình.
Lễ tiễn thư đã diễn ra trong một không khí hết sức ấm cúng. Đại diện cho toàn
thể các ĐPV, hai chị Khang An và Phượng Linh đã đọc thư của các chị ĐPV gửi cho
các em.
Ba
ngày trôi qua đối với các em là một khoảng thời gian khá dài. Các chiến sĩ nhỏ
đã bắt đầu có tình cảm với các anh chị ĐPV và đã dần quen biết với nhau. Các em
cũng đã bắt đầu quen với cuộc sống xa gia đình. Hôm nay, các em cũng khóc,
nhưng những giọt nước mắt của các em là những giọt nước mắt của sự trưởng thành
và tình cảm sâu đậm dành cho cha mẹ. Những giọt nước mắt đó khác hoàn toàn với
những giọt nước mắt ngày đầu tiên khi các em mới đến đây.
Vào
những ngày đầu, các em còn hết sức ngại ngùng khi nói chuyện với nhau. Tuy
nhiên hôm nay, thì hầu hết các em đã biết được tên các thành viên trong tiểu
đội của mình và đã bắt đầu thuộc được một số bài dân vũ và nhảy một cách hăng
say. Các em đã rất hào hứng khi nhảy dân vũ và cũng vô cùng nhiệt tình khi tham
gia các trò chơi tập thể. Mặc dù vừa trải qua những giờ học chuyên đề và những
chương trình huấn luyện mệt nhọc, nhưng ngay khi tiếng nhạc dân vũ nổi lên, các
em trở nên sung sức hơn bao giờ hết.
Các
em đã bắt đầu nhận ra tình thương bao la của cha mẹ dành cho mình và đã dần
hiểu được rằng khi ở nhà các em có thể bị la mắng, bị phạt vì chưa ngoan nhưng
ba mẹ các em chính là những người luôn luôn yêu thương các em. Đối với ba mẹ thì
điều quan trọng nhất là các em trở thành những con người nhân ái, có ích cho xã
hội. Nhiệm vụ quan trọng nhất của các em bây giờ là sửa đổi và chứng minh cho
ba mẹ thấy các em đang trưởng thành.
HỘI NGỘ CÙNG TEEN-LEADERS
Sau
chuyến đi thực tế dài ngày ở An Giang, hôm nay các anh chị Teen-leaders (Lớp
đào tạo trẻ tương lai) đã về TP.HCM hội ngộ với các chiến sĩ Học kì quân đội
thiếu nhi.
Các
thành viên của lớp Teen-leaders đã cùng với các chiến sĩ biểu diễn những tiết
mục văn nghệ đã được chuẩn bị hết sức chu đáo. Những tiết mục văn nghệ của
riêng lớp Teen-leaders đã làm các em cùng nhau ngồi lại xem và cổ vũ rất nhiệt
tình, đặc biệt là tiết mục nhạc kịch miêu tả lại truyền thuyết “Trọng Thủy, Mị
Châu” được các em hoan nghênh nhiệt liệt.
Đêm
nay các em đã được anh Hoàng Hạ bày cho cách gói quà. Chính các em đã tự tay
gói những gói quà mà các em đã chuẩn bị sẵn và sẽ tận tay trao cho các em ở mái
ấm Tam Bình (là nơi nuôi dưỡng những trẻ em mồ côi thuộc Sở thương binh &
Xã hội TP.HCM). Các em được học về sự yêu thương san sẻ vì sống đâu chỉ là
nhận!
Ngày
mai sẽ là một ngày hết sức mệt mỏi. Các em sẽ lần lượt tham quan bảo tàng miền
Đông Nam Bộ và mái ấm nhà mở Tam Bình trong suốt một ngày. Chúc các chiến sĩ
ngủ thật ngon để có sức khỏe thật tốt cho một ngày mai.
Hồ Quốc Nam
HỌC KÌ QUÂN ĐỘI THIẾU NHI – NGÀY
THỨ TƯ
Hôm
nay đã là ngày thứ tư trong Học kì quân đội. Vậy là các chiến sĩ đã đi được hơn
phân nữa hành trình của mình. Ngày hôm nay các chiến sĩ đã có một ngày thật sự
mệt mỏi. Từ sáng đến chiều các em thay phiên nhau thăm bảo tàng miền Đông Nam
Bộ và mái ấm nhà mở Tam Bình.
Khi
đến bảo tàng miền Đông Nam Bộ, các em đã được các nhân viên bảo tàng kể lại
những câu chuyện kháng chiến hào hùng của dân tộc thời kháng chiến chống Mỹ cứu
nước. Các em được tận mất thấy những vũ khí dùng để chiến đấu, những tấm ảnh tư
liệu quý giá, các mô hình mặt trận và trận địa và các mô hình mô tả lại một
cách hết sức sống động và chi tiết lối sống, sinh hoạt, chiến đấu dưới lòng đất
của các chiến sĩ cách mạng. Đặc biệt nhất là được chụp hình với các mô hình
người của các chiến sĩ cách mạng được trưng bài. Mới đầu, tất cả các chiến sĩ
của chúng ta đều hét lên khi nhìn các hình người mà cứ tưởng là người thật.
Các
chiến sĩ nhí của chúng ta đặc biệt thích thú khi nghe được một cụ ông đã rất
lớn tuổi kể về chiến tích anh hùng của cụ và các đồng đội của cụ. Các em liên
tục vỗ tay khi nghe cụ kể về lối đánh du kích của quân và dân ta với tầm vong
vót nhọn, với chông làm bằng tre. Khi nghe cụ nói, “Dân tộc Việt Nam là dân tộc duy nhất trên thế giới nấu chảy gang để làm
lựu đạn” các em đã vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt và tỏ ra vô cùng thích
thú. Buổi nói chuyện với cụ được kết thúc bằng câu thơ rất nổi tiếng của Nguyễn
Trãi: “Tuy vận nước có lúc khác nhau.
Nhưng hào kiệt đời nào cũng có.” Chúng ta cùng hi vọng những chiến sĩ nhí
của chúng ta ngày hôm nay sẽ là “hào kiệt” của dân tộc vào một ngày không xa.
Cũng
trong ngày hôm nay, các em đã cũng nhau thăm và tặng quà cho các em thiếu nhi
mồ côi tại mái ấm nhà mở Tam Bình. Các em đã nghe các chị nuôi trong mái ấm kể
về sự thiếu thốn trong ăn uống và sinh hoạt, sự thiếu thốn về cả vật chất lẫn
tinh thần của các em ở trong đây. Điều đó giúp các em trân trọng hơn những gì
mình đang có. Đi thăm mái ấm nhà mở lần này giúp các em học được thấu cảm tốt
hơn đặc biệt là giúp các em học được bài học bổ ích về sự quan tâm chia xẻ.
Điều làm chúng tôi vui nhất là các em tỏ ra rất thân thiện với các trẻ em mồ
côi. Nhiều em không ngần ngại bế các em bé mồ côi nhỏ hơn mình rất nhiều.
Tối
đến, các em cũng đã được học nhảy Rasasayang – Đây là bài dân vũ truyền thống
nhất của HKQĐ. Các em học rất nhanh, và chỉ sau một khoảng thời gian rất ngắn
các em đã nhảy rất tốt bài dân vũ này. Liền sau đó là các tiết mục dân vũ liên
tiếp nhau, các em nhảy liên tục sáu lần các bài dân vũ không ngơi nghỉ. Sau khi
tắt nhạc nhiều em đã lăn dài ra trên nền hội trường vì mệt quá. Sau đó, có một
chiến sĩ đến gần tôi và nói, “Thầy ơi, có
bán mấy bài hát đó không thầy?”. Điều đó cho thấy các em đam mê các bài dân
vũ đến mức nào.
Hôm
nay các em được nghe bài giảng “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam do
anh Đỗ Anh Tiệp giảng. Các em nghe giảng rất chăm chú và phát biểu rất hăng
say. Có lẽ tinh thần “lá lành đùm lá rách” của các em đã được thể hiện rất rõ
rệt ngay cả trước khi anh Tiệp giảng bài này. Rõ ràng nhất là lúc các em thăm
các em thiếu nhi tại mái ấm nhà Tam Bình.
Kết
thúc ngày hôm nay là một buổi tối cực kì bất ngờ và vui đối với các em vì các
em đã bị anh Hạ hù một trận làm hết hồn hết vía. Anh Hạ lấy lí do là các chiến
sĩ thuộc tiểu đội 9 đã không ngoan ngoãn, đã nói chuyện trong giờ học và gọi cả
tiểu đội lên phê bình trước cả tập thể. Khi anh Hạ nói những lời sau đây đối
với hai chiến sĩ còn ở lại cuối cùng: “Hai
em đáng trách lắm (chiến sĩ Long Châu và chiến sĩ Đức Trí cùng thuộc tiểu đội
9) vì… hôm nay là sinh nhật của hai đứa mà không chịu thông báo.” Lúc này
cả hội trường mới vỡ òa ra, thì ra nãy giờ chỉ là một vở kịch được dàn dựng,
một chò trơi ú tim của anh Hạ. Các chiến sĩ cùng nhau hát bài Happy Birthday
trong niềm vui ngày sinh nhật của Long Châu và Đức Trí.
Như
vậy là một ngày thật sự mệt mỏi đã kết thúc rồi. Chúc các chiến sĩ ngủ thật
ngon. Chúc Long Châu và Đức Trí tận hưởng đêm sinh nhật thật ý nghĩa của mình
bên cạnh các đồng đội.
Hồ
Quốc Nam
HỌC KÌ QUÂN ĐỘI THIẾU NHI – NGÀY
THỨ NĂM
Hôm
nay là ngày thứ năm trong Học kì quân đội. Vậy là chỉ còn vỏn vẹn hai ngày nữa
là các chiến sĩ yêu quý của chúng ta sẽ hoàn thành khóa học này. Hôm nay cũng
là ngày viết lá thư thứ hai về với gia đình. Các em đã bắt đầu cảm thấy được
nỗi nhớ nhà, nhớ cha mẹ da diết. Trong những lá thư của các em viết để gửi về
cho quý vị phụ huynh chúng tôi liên tục nghe các em nhắc tới ngày cuối cùng khi
các em gặp lại cha mẹ. Và chắc chắn ngày đó cũng còn không xa nữa…
Càng
về cuối thì chương trình càng dày đặc đòi hỏi ở các em sự tập trung, cố gắng
nhiều hơn. Buổi sáng, các em được học cách chăm sóc bản thân do BS. Phúc (thuộc
viện Y học cổ truyền TP.HCM) trực tiếp hướng dẫn. Các em được học những cách
chăm sóc bản thân đơn giản như: tự chăm sóc khi bị những vết thương nhỏ, ngoài
da; học cách đấm bóp, massage cho bản thân và cho người khác. Trong suốt gần hai
giờ đồng hồ, các em đã được học và thực hành tại chỗ các bài học hết sức sinh
động của thầy Phúc. Những bài học này sẽ trang bị cho các em những kiến thức cơ
bản nhất trong việc tự chăm sóc bản thân mình cũng như cho mọi người xung
quanh.
Buổi
chiều các em được học bảy tư thế vận động chiến trường: lê cao, lê thấp, bò,
trườn địa hình bằng phẳng, trường địa
hình mấp mô, đi khom, chạy khom. Đây là những bài học căn bản nhất của những
chiến sĩ trong quân đội. Các chiến sĩ nhí của chúng ta phải học những bài học
này và thực hành nó ngay tại chỗ dưới sự điều động và hướng dẫn của các anh
tiểu đội trưởng. Những tấm lưng nhỏ lom khom cố gắng thực hiện những động tác
khó, những khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi là những hình ảnh chúng tôi bắt được trong
buổi chiều ngày hôm nay. Mệt thì mệt, nhưng vui thì vui.
Mỗi
khi được giải lao, các chiến sĩ của chúng ta lại chơi đùa, nhảy nhót, chiêu
chọc nhau. Đến ngày thứ năm rồi nên tinh thần đồng đội của em đã lên rất cao.
Các em đã biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong việc giặt đồ: cùng nhau nhảy vào
thau đồ, cùng nhau dùng chân để đạp những bộ quần áo đã vấy bẩn do buổi chiều
học các tư thế vận động chiến trường. Gần như cả một ngày học tập mệt mỏi như
vậy, cứ tưởng các em đã muốn lăn quay ra nhưng đến chiều, tới giờ thể thao thì
các em lại tham gia thi đấu cực kì vui vẻ và hết mình nhất.
Tối
đến các em được tham gia một trò chơi “thử thách trí tuệ” cực kì thú vị. Các em
phải trả lời các câu hỏi do các anh chị ĐPV đưa ra dựa trên hai đáp án đúng,
sai. Chúng tôi hết sức bất ngờ trước sự thông minh và nhạy bén của các em. Khi
những câu hỏi đầu tiên được đặt ra, các em hoàn thành khá tốt. Do chỉ có hai
đáp án đúng hoặc sai, và việc chọn đáp án chỉ là hoặc duy chuyển qua phần sân
bên này hoặc bên kia của hội trường, nên các em có vẻ chơi với nhau khá “ăn ý”.
Các em “thống nhất ý kiến” khá nhanh và cùng nhau di chuyển nên chúng tôi lo sợ
là khi hỏi hết các câu hỏi rồi mà vẫn chưa tìm được người chiến thắng. Có một
câu hỏi mà đã loại được rất nhiều thí sinh tham gia rất thú vị như sau: số 8 chia làm đôi ra được số mấy?(đáp án là
số 0). Thật ra đây là câu đố mẹo, và nhờ câu đố này mà BTC đã loại được rất
nhiều chiến sĩ thông minh của chúng ta để chấm dứt tình trạng hoặc là các em
cùng di chuyển qua bên phải, hoặc là cùng nhau di chuyển qua bên trái.
Sáng
sớm ngày mai sẽ là lễ tiễn thư, lá thứ thứ hai về với gia đình của các em. Mấy
hôm nay các ĐPV và BTC chương trình rất vui vì nhận được rất nhiều thư của các
vị phụ huynh gửi cho các em. Mỗi ngày khi tổng hợp lại thì kết quả là thư của
các phụ huynh gửi cho các em có độ dài lên đến trên 50 trang giấy A4. Thật sự
là để tổng hợp được lượng thư lớn như thế này thì BTC đã cử riêng một lực lượng
để có thể tổng hợp được đầy đủ thư của các vị phụ huynh. Tuy nhiên do số lượng
thư quá lớn nên có một số thư đã bị thất lạc. Chúng tôi sẽ cố gắng tổng hợp lại
và gửi đến các em. Do các vị phụ huynh gửi đến quá nhiều chuyên mục khác nhau
chứ không gửi chung một chuyên mục nên có một số thư bị thất lạc. Mong quý vị
phụ huynh thông cảm.
Các
vị phụ huynh nên gửi thư ở mục lớn HỌC
KÌ QUÂN ĐỘI THIẾU NHI trong đó có một mục nhỏ Phụ Huynh Tiếp Sức. Xin chân thành cám ơn các vị phụ huynh.
Hồ
Quốc Nam
HỌC KÌ QUÂN ĐỘI THIẾU NHI – NGÀY
THỨ SÁU
Lễ tiễn lá thư thứ hai về với gia
đình
Hôm
nay đã là ngày thứ sáu của chương trình, vậy là ngày mai các em sẽ rời khỏi
đây, rời khỏi ngôi nhà thứ hai của mình. Sáng nay các em dậy sớm tập thể dục
như thường ngày, nhưng trong tâm trạng mỗi em lại mang theo một niềm háo hức vì
sáng nay các em sẽ được tiễn lá thư thứ hai và cũng là lá thư cuối cùng gửi cho
cha mẹ trong chương trình HKQĐ. Nhiều em đã khóc nấc lên khi nghe chị Phượng
Linh kể câu chuyện về một cậu bé không biết trân trọng tình thương của cha
giành cho cậu. Để rồi mãi tới khi cha mất, cậu mới phát hiện ra rằng trước đây
mình chưa hiểu được tình cảm lớn lao mà ông đã dành cho cậu. Khi nghe câu
chuyện, những giọt nước mắt đã lăn dài trên má các em. Những giọt nước mắt của
tình yêu thương và hạnh phúc. Những tình cảm các em dành cho gia đình đã được
gửi gắm cùng với những cánh thư về với các vị phụ huynh. Chúng tôi hi vọng sau
chương trình này, chúng tôi sẽ đánh thức ở các em lòng yêu thương gia đình vì
đó là giá trị truyền thống quý giá nhất.
Tiểu đội toàn năng
Sau
lễ tiễn thư đầy nước mắt, các em lại lao mình vào những điệu dân vũ hết sức sôi
động. Nhờ những điệu nhảy dân vũ này nên các em đã lấy lại tinh thần ngay tức
khắc để tham gia vào cuộc thi mà ai trong các em đều mong tiểu đội mình giành
giải nhất: Tiểu đội toàn năng. Tất cả các em đều phải cùng nhau tham gia các
phần thi đầy thử thách: thi gấp nội vụ; thi đội hình đội ngũ; bảy tư thế vận
động chiến trường. Các em đã gấp nội vụ đẹp không kém gì các anh tiểu đội
trưởng khiến cho Ban giám khảo là các sĩ quan quân đội khó lòng chấm được tiểu
đội nào giành được giải nhất. Và cũng thật khó cho Ban giám khảo khi quyết định
tiểu đội nào sẽ giành được chiến thắng trong phần thi này.
Sau
đó là phần thi dân vũ, tiểu đội nào cũng nhảy hết mình, đều và đẹp, khiến cho
ban tổ chức hết sức bất ngờ.
Cuối
cùng Ban giám khảo cũng thống nhất được kết quả như sau:
Phần thi quân sự:
Tiểu đội 1: giải nhất; Tiểu đội 2: giải nhì; Tiểu đội 10: giải 3 (Tiểu đội 10
đã được Ban giám khảo ưu tiên cộng thêm điểm “phòng sạch đẹp nhất” khi tính
điểm phần thi này)
Riêng
phần thi dân vũ thì Tiểu đội 8 được giải nhất. Tất cả các tiểu đội còn lại được
giải nhì. Tiểu đội 8 đã chiến thắng các tiểu đội khác với số điểm sát nút là 59
điểm, các tiểu đội khác đều được 58.5 điểm.
Lễ hội té nước hoành tráng
Đến
chiều các em được anh Hạ, chị My bày cho nhiều trò chơi rất vui: gia đình xung
trận; bức tường thành vững chắc… Các em được ôn bài dân vũ té nước một lần nữa
trước khi bước vào lễ hội té nước. Đến 15h45 các em được phổ biến về vị trí
tiểu đội xếp đội hình và được giải thích rằng lễ hội té nước thường diễn ra
cuối năm. Lễ hội này nhằm mang lại niềm may mắn và hạnh phúc cho năm mới, dẹp
bỏ nỗi đau, nỗi buồn và xuôi xẻo trong năm cũ. Trước khi lễ hội bắt đầu, các em
được cho biết là người nào được tạt nước nhiều nhất là người may mắn nhất và
người tạt nước người khác nhiều nhất là người hạnh phúc nhất vì mình đã đem đến
may mắn cho người khác.
Thông
thường thì một lễ hội luôn luôn bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ
do anh Triết làm chủ tế. Các em tiến hành phần lễ hết sức nghiêm trang, những
câu nói luôn được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhất là: “tôi cầu cho gia đình của
tôi được sống an bình và hạnh phúc”; “tôi cầu cho bản thân tôi được sống an
bình nội tâm”. Sau khi phần lễ kết thúc thì phần hội bắt đầu. Những cột nước
xung quanh các em phun lên theo nhịp nhạc tạo lên một cảnh tưởng hết sức đẹp
mắt. Các em cùng lấy thao hất nước bay lên trời hòa vào những cột nước đang bắn
lên cao. Các em tạt nước cho nhau, ngay cả các anh chị BTC, trợ lý ĐPV đều bị
tạt nước. Trong lễ hội này thì bài dân vũ “Té nước” mà các em đã học và nhảy đi
nhảy lại mấy hôm nay bắt đầu phát huy tác dụng.
Giã từ sự gian dối
Giã
từ sự gian dối là chương trình giúp các em sống thực với bản thân mình hơn,
loại bỏ sự dối trá ra khỏi tâm hồn. Là
một con người thì yếu tố quan trọng nhất là sống thật, sống thật với mọi người
xung quanh và quan trọng hơn nữa là sống thật với bản thân của mình. Chương
trình giúp các em hiểu được giá trị của bản thân và thêm yêu cha mẹ, gia đình
của mình qua những câu chuyện kể về gia đình vô cùng xúc động.
19h45
từng tiểu đội bước vào trong hội trường, lúc này cả hội trường đã tắt hết đèn,
chỉ còn có 10 trái tim được sắp từ những ngọn đèn cầy đang cháy sáng tượng
trưng cho 10 tiểu đội. Ở giữa hội trường là một vòng tròn bằng nến lung linh làm tâm. Hôm nay các em đã
nghe anh Hạ kể về thời thơ ấu của mình. Quá khứ của con người luôn đóng một vai
trò vô cùng quan trọng trong tâm thức. Có lẽ điều lớn nhất mà anh Hạ đã làm
được đêm nay đó là đã đánh thức ở các em sự đồng cảm, sự
quan tâm và chia sẽ khi các em đã khóc khi nghe câu chuyện của anh Hạ. Đêm nay
có nhiều em đã khóc khi nghe câu chuyện “Người mẹ điên” do thầy Nhân kể. Câu
chuyện kể về một người đàn bà điên có một đứa con tên là Thụ. Mặc dù bị điên
nhưng mẹ điên luôn yêu thương và che chở cho Thụ ngay từ lúc Thụ còn nhỏ cho
đến khi cậu vào học Đại học Nam Kinh. Câu chuyện kết thúc bằng cái chết của
người mẹ điên khi bà cố gắng hái những quả táo dại ven núi để cho Thụ ăn.
Điểm
nhấn của chương trình là lúc từng em một được phát một tờ giấy trắng và một cục
than đen. Nếu em cảm thấy mỗi lần khi lừa dối cha mẹ hay chưa nghe lời cha mẹ
thì dùng cục than vạch một đường đen trên trang giấy trắng của mình. Thật bất
ngờ là có nhiều em vạch luôn cả hai mặt tờ giấy các em được phát. Cuối cùng,
tất cả các tờ giấy đã bị bôi đen có ghi tên các em đó đã được thu gom lại với
nhau và được đốt đi. Như vậy là những lỗi lầm trong quá khứ cùng với những con
người đã không ngoan và lừa dối cha mẹ đã chết đi, thay vào đó là một con người
mới đã được gột gửa tội lỗi để bắt đầu một hành trình làm người mới.
Đêm cuối cùng ở bên đồng đội
Như
vậy là ngày thứ sáu, một ngày thật dài với rất nhiều hoạt động đã kết thúc. Lúc
ngồi chung với nhau để hợp lại cuối ngày và viết nhật kí cho các em, chúng tôi,
những người ĐPV của chương trình bắt đầu tính nhẩm: như vậy là còn không đầy 20
tiếng nữa là chúng tôi chính thức chia tay các em. Sau bảy ngày bên cạnh các em
thì cuối cùng ngày chia tay cũng đến. Hi vọng là sau bảy ngày được rèn luyện,
ngày mai khi gặp lại các em, các vị phụ huynh sẽ nhận thấy sự thay đổi ở từng
em một. Vào những ngày cuối chương trình này thì BTC chúng tôi càng làm phải
làm việc vất vả hơn. Phần thì chúng tôi hầu hết ai cũng đã đuối sức vì phải
thức khuya nhiều đêm liền, phần vì những chuyện không hay có thể xảy ra vào
những ngày cuối chương trình, như vậy thì thật tiếc.
Các vị phụ huynh ngày hôm nay
(07/07/2010) sẽ đón các em vào lúc 16 giờ. Lễ chia tay
chắc chắn là sẽ rất hay và xúc động nên mong các vị phụ huynh hãy bỏ chút ít
thời gian đến sớm để tham dự cùng các em. Chúc các chiến sĩ có một đêm ngon
giấc sau một ngày dài mệt mỏi.
Hồ
Quốc Nam
Bút
danh: Hồ Quốc Nam
Thứ Tư, 11/8/2010,
14:40 (GMT+7)
Thế
giới động vật kì thú
Gà không đầu, ếch
3 đầu 6 chân, mèo con một mắt… Những động vật đã gây sự tò mò cùng niềm thích
thú cho nhiều người.
1.Ếch ba
đầu, sáu chân
Một nhóm trẻ em ở Anh khi đang chơi trong một vườn ươm đã phát hiện ra sinh vật
kì lạ này: nó là một “tổ hợp” của những chú ếch, nó có đến ba đầu, sáu chân
nhưng chỉ có một cơ thể. Tất cả các bộ phận của sinh vật kì lạ này đều hoạt
động bình thường.
Ếch là một trong
những loài động vật cổ xưa hiện còn sống trên trái đất. Việc phát hiện ra sinh
vật kì lạ này có thể là một lời cảnh báo về những biến động của môi trường tác
động tiêu cực lên đời sống sinh vật.
2.Mèo con
một mắt
Cy là một chú mèo con bị dị tật bẩm sinh. Khi mới sinh ra Cy chỉ có một mắt và
hoàn toàn không có mũi. Tên của Cy được đặt theo tên Cyclop, gã khổng lồ một
mắt trong thần thoại Hi Lạp.
Cy được sinh ra
cùng với một chú mèo khác nữa. Chú mèo con cùng sinh ra với Cy sống khỏe mạnh
và phát triển bình thường. Tuy nhiên Cy là một chú mèo vắn số, chú chỉ sống vỏn
vẹn đúng một ngày sau khi sinh.
3.Gà không
đầu
Mike bị mất đầu khi mới là một chú gà trống năm tháng tuổi. Một nhát búa chém
qua đầu khiến Mike mất đi gần như toàn bộ đầu của mình. Tuy nhiên chú gà này
vẫn còn sống sót được sau 18 tháng mất đầu.
Kể từ khi bị mất
đầu, Mike không thể ăn uống và sinh hoạt bình thường như những chú gà khác
được. Ông chủ của Mike phải có một chế độ chăm sóc đặt biệt dành cho chú. Thức
ăn hàng ngày của chú là hổn hợp sữa, nước, ngũ cốc… tất cả các thức ăn này được
ông chủ của Mike đưa vào hốc cổ bằng một ống nhỏ mắt.
4.Gấu bắc
cực tím
Pelusa là một chú
gấu bắc cực được nuôi dưỡng tại vườn thú Mendoza City Zoo thuộc Argentina. Chú
gấu này thu hút sự hiếu kì của công chúng khi bỗng nhiên bộ lông màu trắng
thường ngày của mình chuyển sang tím ngắt.
Bộ lông tím của
Pelusa là kết quả của quá trình điều trị một bệnh ngoài da. Bộ lông tím của
Pelusa chỉ tồn tại có vài ngày và sau đó nó đã trở lại màu trắng thông thường.
5.Loài vẹt
có lông dài quá khổ
Đây là hình ảnh của một cái chổi lông gà? Không phải… đây là hình ảnh của một
chú vẹt thuộc loài vẹt đuôi dài. Tuy nhiên do đột biến gen nên loài vẹt này có
lông dài quá khổ so với các đồng loại khác của mình. Chính do lông dài quá khổ
của loài vẹt này được ví như những cái chổi lông gà dùng để quét bụi.
6.Cá heo
hồng
Hầu hết các chú cá
heo trên thế giới đều có màu trắng, xám hay vàng nhạt. Tuy nhiên một chú cá Heo
được phát hiện ở vùng sông Pearl River Delta nằm giữa Hồng Kông và Macau lại có
màu hồng.
Có nhiều giả
thuyết cho màu của chú cá heo này. Có giả thuyết cho rằng khi không có sự xuất
hiện của các loài cá ăn thịt như cá mập thì sự ngụy trang của cá heo là không
cần thiết nên nó có màu hồng. Một giả thuyết khác cũng tồn tại song song đó là
màu hồng giúp cá heo điều chỉnh thân nhiệt tốt hơn.
7.Bò sáu
chân
Một chú bò hai
tháng tuổi ở Campuchia có đến sáu chân. Chú bò này được đặt tên là Cham Lek,
trong tiếng Campuchia có nghĩa là “kì lạ”. Chủ của chú bò này e sợ chú bò sáu
chân sẽ đem đến những điều không mai mắn cho gia đình mình nên đã đem nó gửi
vào một ngôi chùa tại địa phương gần thủ đô Phnom Penh.
8.Động vật
có mũ che đầu
Đây là một loài
động vật to lớn có tên khoa học là Cystophora cristata. Người ta thường gọi là
“Mũ che đầu” vì loài này có một khối thịt nằm trên đầu kéo dài từ đỉnh trán cho
đến mũi.
“Mũ che đầu” là
một loài động vật có kích thước khá lớn, con đực trưởng thành có chiều dài
trung bình khoảng 2.6 mét, nặng khoảng 410 kg. Con cái trưởng thành dài khoảng
2.03 mét, nặng khoảng 300 kg. Đây là một loài động vật khá quý hiếm, thường chỉ
được tìm thấy ở vùng trung tâm và tây bắc Đại tây dương.
9.Loài cá
được mệnh danh là “cối đá”
Loài cá đại dương
khổng lồ này có thể được xếp vào danh sách những loài cá kì lạ nhất trong đại
dương. Tên Latin của loài cá này là Mola mola có nghĩa là “cối đá”.
Thân hình loài cá
này được ví như một chiếc cối đá vì nó vừa dẹt vừa tròn. Con trưởng thành có
thể cân nặng đến hai tấn và dài đến 3 mét. Chiều dài của đầu có thể chiếm đến
một phần ba dộ dài cơ thể. Đây là một loài cá cực kì hiền lành, và sống được ở
cả vùng biển nhiệt đới và ôn đới.
10.Động
vật họ mèo lớn nhất trong tự nhiên
Loài động vật nào
thuộc họ mèo lớn nhất trong tự nhiên? Trước đây đã có nhiều giả thuyết cho rằng
hổ Xi-bia (còn gọi là Xi-bê-ri) là giống thuộc họ mèo có kích thước lớn nhất.
Nhưng thật sự loài thuộc họ mèo có kích thước lớn nhất là Liger (một dạng con
lai của sư tử và hổ).
Cần phân biệt giữa
Liger và Tiglon, cả hai loài này đều thuộc nhóm họ mèo và đều là con lai của hổ
và sư tử. Tuy nhiên, Liger là con lai của con Sư tử đực và con Hổ cái. Còn
Tiglon là con lai của con Hổ đực và con Sư tử cái.
Hiện nay Liger
được biết đến là loài thuộc họ mèo có kích thước lớn nhất trong tự nhiên. Một
con Liger đực trưởng thành có thể cân nặng đến 500 kg, xấp xỉ bằng khối lượng
của loài Sư tử châu Mỹ đã bị tuyệt chủng.
Hồ
Quốc Nam (tổng hợp)
Thứ Ba, 31/8/2010,
23:50 (GMT+7)
Khủng
long tuyệt chủng do hai vụ va chạm liên tiếp
Một nghiên cứu mới
đây cho thấy sự tuyệt chủng của loài khủng long vào khoảng 65 triệu năm trước
là hậu quả của hai vụ va chạm thiên thạch vào trái đất.
Chứng cứ
khoa học mới
Trước đây, các nhà
khoa học đã nhận định thời gian hình thành hố khổng lồ nằm trong vùng nước
Gulf, nằm giữa ba nước Mỹ, Cuba và Mexico, là sự kiện đánh dấu chấm hết cho sự
có mặt của khủng long trên trái đất.
Việc phát hiện ra
hố Boltysh ở Ukraine giúp các nhà khoa học nhận định trái đất đã hứng chịu ít
nhất hai trận mưa thiên thạch cách nhau đến hàng nghìn năm. Hố Boltysh ở
Ukraine được xác định là kết quả của trận mưa thiên thạch xảy ra trước trận mưa
thiên thạch hình thành nên hố Chicxulub nằm trong vùng nước Gulf đến hàng nghìn
năm.
Hai thảm họa liên tiếp của khủng long: Liệu có phải hơn một vụ va chạm
của thiên thạch vào trái đất đã gây ra cái chết của khủng long? - Ảnh: mopo.ca
Các nhà khoa học
nhận định trận mưa thiên thạch thứ hai được phát hiện này mới thật sự là dấu
chấm hết cho sự ngự trị của loài khủng long trên trái đất. Các phát hiện mới
này được công bố trên tạp chí địa chất học Geology bởi một nhóm các nhà khoa
học dẫn đầu là giáo sư David Jolley thuộc đại học Aberdeen, vương quốc Anh.
Năm 1980, lần đầu
tiên các nhà khoa học đưa ra giả thuyết sự tuyệt chủng của loài khủng long có
liên quan đến một vụ va chạm giữa thiên thạch và trái đất. Giả thuyết này đã
vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nhà khoa học. Sau đó, các nhà khoa học đã
phát hiện ra hố Chicxulub ở vùng nước Gulf, Mexico. Phát hiện này được xem như
là dẫn chứng cụ thể nhất cho vụ va chạm đã gây ra sự tuyệt chủng của loài khủng
long.
Hai thảm
họa liên tiếp
Việc khám phá ra
hố Boltysh ở Ukraine giúp các nhà khoa học nhận định rất có thể sự tuyệt chủng
của loài khủng long là hậu quả của hai vụ va chạm liên tiếp hơn là một vụ duy
nhất so với giả thuyết trước đây. Hố Boltysh ở Ukraine được công bố năm 2002.
Tuy nhiên, cho đến hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa biết được chính xác thời
gian hình thành của hố này liên quan đến hố Chicxulub ở Mexico như thế nào.
Trong một nghiên
cứu gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu phấn hoa và bào tử của
các loại thực vật hóa thạch được tìm thấy trong các lớp bùn đất hình thành
trong quá trình va chạm. Họ đã phát hiện ra sau thảm họa, các loài dương xỉ cổ
đại ngay lập tức đã phát triển mạnh mẽ trên vùng đất mới này. Bào tử của các
loại dương xỉ cổ được tìm thấy trong khắp các lớp bùn đất thứ hai có độ dài
khoảng một mét nằm trên lớp bùn đất thứ nhất. Điều này chứng tỏ sau vụ va chạm
đầu tiên, sau một thời gian phát triển của dương xỉ đã có một vu chạm thứ hai.
Giáo sư Simon
Kelley thuộc đại học Open, vương quốc Anh, ông là một nhà khoa học cùng nghiên
cứu vấn đề này cho biết: “Chúng tôi cho rằng lớp bùn đất thứ hai là kết quả của
của vụ va chạm tạo nên hố Chicxulub.” Điều đó cho thấy hố Boltysh và hố
Chicxulub không phải được hình thành cùng một thời gian mà là cách nhau đến mấy
nghìn năm, trong khoảng thời gian dài chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các
loài dương xỉ.
Giáo sư Simon
Kelley cho biết thêm: “Trong tương lai chúng ta hoàn toàn có khả năng tìm ra
các chứng cứ của các vụ va chạm giữa thiên thạch và trái đất khác nữa.”
Theo các chứng cứ
mới, các nhà khoa học nhận định rằng các loài khủng long tuyệt chủng là kết quả
của trận mưa thiên thạch lên trái đất qua suốt hàng nghìn năm. Nguyên nhân gây
ra trận mưa thiên thạch này vẫn chưa được xác định.
Giáo sư Monica
Grady, một chuyên gia về thiên thạch tại đại học Open cho biết, “Mưa thiên
thạch có khả năng là sự va chạm của các vật thể ở gần trái đất.”
Gần đây, Cục Quản
trị Hàng không và Không gian Quốc gia Mỹ (NASA) đã khởi động một chương trình
có tên gọi là “Bảo vệ không gian”. Mục đích của chương trình này là giám sát
các vật thể gần trái đất và có những cảnh báo sớm nhất về những vụ va chạm
trong tương lai.
Hồ
Quốc Nam (theo BBC)
Thứ Tư, 15/9/2010,
11:00 (GMT+7)
Tháp
Eiffel, nhà ga Saint-Michel cùng bị đe dọa đánh bom
Trong một ngày,
tháp Eiffel và nhà ga Saint-Michel cùng bị đe dọa đánh bom khiến hàng nghìn
người phải duy tản khẩn cấp.
Khoảng 2,000 người
đã phải di tản khẩn cấp khi có cảnh báo tháp Eiffel sẽ bị đánh bom. Chính quyền
địa phương cùng nhân viên đã ra lệnh cho người dân di tản khẩn cấp khỏi khu vực
gần tháp Eiffel, công viên cây xanh Champ de Mars, khi công ty SETE – đơn vị
chịu trách nhiệm quản lý tháp Eiffel nhận được lời cảnh báo đánh bom của một kẻ
chưa xác định được danh tính.
Náo loạn đã
xảy ra tại khu vực gần tháp Eiffel
Một hàng rào cảnh
sát được thiết lập, khoảng 1,000 người đã được lệnh du tản khẩn cấp đến các khu
vực gần bên bờ sông Seine. Lực lượng đặc nhiệm của cảnh sát cùng đội chó nghiệp
vụ được cử đến hiện trường để phá bom. Sau khi rà soát khu vực hiện trường, đại
diện cảnh sát cho biết đó chỉ là một vụ đe dọa giả.
Trong vài giờ đồng
hồ khi nhận được cảnh báo, hành khách tại nhà ga Saint-Michel, nơi xảy ra vụ
đánh bom đẫm máu 1995, cũng nhận được lệnh di tản khẩn cấp do một lời đe dọa
tương tự. Các nhà chức trách đang truy tìm danh tính của kẻ phát ngôn trên.
Tháp Eiffel là
công trình khoa học, kĩ thuật của Pháp nổi tiếng thế giới được xây dựng vào năm
1887 và là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch đông nhất thế giới.
Tháp cao 324 mét, bắt đầu mở cửa để đón khách du lịch từ ngày 31/3/1889.
Hồ
Quốc Nam (Theo BBC, AP)
(Kịch bản chương trình
Hãy chọn giá đúng VTV3 – Đài truyền hình Việt Nam; Các bài đăng trên Báo Đại
học quốc gia TP.HCM từ tháng 06 – 09/2010; DVD thành phẩm đính kèm)