LTS: Dưới đây là một vài ý kiến tôi đã trao đổi cùng nhà văn Lý Lan về chủ đề giáo dục. Các bạn xem cuối bài viết này để đọc nguyên văn bài viết của Lý Lan.
Đào tạo nhiều tiến sĩ cho Việt Nam là rất tốt nhưng phải chú ý đến chất lượng đào tạo thật sự. Trong nước đào tạo không nổi thì đưa đi nước ngoài đào tạo. Ở một nền giáo dục còn nhiều điều bất cập như ở Việt Nam, hãy khuyến khích thật nhiều người trẻ có ước mơ, hoài bão và có ý chí, nghị lực đi học ở các nước phát triển (Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật, Hàn, Trung Quốc...) để học hỏi thành tựu kinh tế, xã hội của họ, sau đó có thể về đóng góp cho Việt Nam. Quan trọng nhất là nhà nước phải biết "nghe" họ và phải “tin” họ. (Có một lần một người Singapore đã nói với em: "Old dogs don't like new tricks.")
Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng phẳng hơn, do đó vấn đề về địa lý ngày nay không còn là một vấn đề quá khó khăn đối với tri thức nữa. Người trí thức Việt không cần về đất nước cũng có thể phục vụ cho sự phát triển chung của đất nước. Quan trọng nhất nhà nước phải hiểu rằng “nhân tài là nguyên khí của quốc gia,” để tìm cách tạo ra thật nhiều nhân tài một cách thật bài bản, căn cơ chứ không phải sản xuất theo kiểu hàng hóa công nghiệp được. Hãy để cho một trăm người Việt Nam có cơ hội học tập và làm việc tại nước ngoài. 100 người đi, 90 người định cư, 10 người trở về thì nhà nước cũng có lời. 90 người định cư thì cũng có rất nhiều người đóng góp cho sự phát triển của nước nhà. Bằng chứng là nội trong năm 2011, đồng bào Việt Nam tại hải ngoại đã gửi về cho Việt Nam 9 tỷ đô-la Mỹ (theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh trong một cuộc trả lời phỏng vấn với đài BBC.)
Để đưa đất nước Việt Nam đi lên, theo em nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước là "Cải tổ giáo dục, khai thông dân trí,". Một khi thế hệ trẻ có được trí tuệ thì tự họ biết phải làm gì để có lợi cho quốc gia, dân tộc. Người dân Việt Nam ai cũng biết đọc, biết viết; biết phân biệt phải trái, đúng sai; biết yêu cái thiện và ghét cái ác; biết tiếp thu những tinh hoa của kiến thức nhân loại; biết tư duy đa chiều chứ không phải một chiều; biết tư duy phản biện chứ không phải là những con cừu non ngoan ngoãn chỉ biết nghe và làm theo; biết điều gì là thật sự có lợi cho quốc gia, dân tộc, cho bản thân mình, gia đình và xã hội... thì đất nước Việt Nam sẽ tự động cất cánh bay lên thành con rồng của châu Á.
Chúng ta có thể đưa ra vô số những ví dụ về những người thành đạt mà không cần đến tấm bằng đại học nhưng cũng phải cần tỉnh táo lưu ý rằng họ bỏ học ở trường đại học chứ không phải là nghỉ học ở trường đời. Vì trường đời mới thật sự là “trường đại học” lớn nhất mà bất cứ ai trong chúng ta cũng phải trải qua. Ngay cả đối với những người thất học thì họ cũng phải học ở "trường đại học" này. Những người như Steve, Bill đã học rất nhiều từ trường đời, từ công việc thực tế, từ đồng nghiệp... vì nền tảng tri thức trong họ có đủ để có thể tiếp thu những cái mới và họ có một một trường thuận lợi (một phần do họ tự tạo ra và một phần do xã hội họ đang sống sẵn có). Không ai dám đưa 100.000 đô-la cho một thằng điên hay một thằng dốt cả (A fool and his money are soon parted.) Ngay cả Peter Thiel muốn đưa cho ai đó 100.000 đô-la cũng phải “chọn mặt gửi vàng” thông qua một cuộc thi tuyển với tỷ lệ tuyển chọn còn “căng hơn hơn tuyển vào đại học Harvard.”
Quan điểm của em trong vấn đề cô Lan nói như thế này: Hãy học hành cho thật đàng hoàng, nếu không học được ở trường học thì hãy học ở trường đời. Nếu không học hành đàng hoàng thì ngay đến cầm cây chổi quét nhà cũng không biết quét thế nào cho sạch.
Kính chúc cô Lan thật sức khỏe!
Dưới đây là nguyên văn bài viết của nhà văn Lý Lan:
19.12.11
Đào tạo nhiều tiến sĩ cho Việt Nam là rất tốt nhưng phải chú ý đến chất lượng đào tạo thật sự. Trong nước đào tạo không nổi thì đưa đi nước ngoài đào tạo. Ở một nền giáo dục còn nhiều điều bất cập như ở Việt Nam, hãy khuyến khích thật nhiều người trẻ có ước mơ, hoài bão và có ý chí, nghị lực đi học ở các nước phát triển (Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật, Hàn, Trung Quốc...) để học hỏi thành tựu kinh tế, xã hội của họ, sau đó có thể về đóng góp cho Việt Nam. Quan trọng nhất là nhà nước phải biết "nghe" họ và phải “tin” họ. (Có một lần một người Singapore đã nói với em: "Old dogs don't like new tricks.")
Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng phẳng hơn, do đó vấn đề về địa lý ngày nay không còn là một vấn đề quá khó khăn đối với tri thức nữa. Người trí thức Việt không cần về đất nước cũng có thể phục vụ cho sự phát triển chung của đất nước. Quan trọng nhất nhà nước phải hiểu rằng “nhân tài là nguyên khí của quốc gia,” để tìm cách tạo ra thật nhiều nhân tài một cách thật bài bản, căn cơ chứ không phải sản xuất theo kiểu hàng hóa công nghiệp được. Hãy để cho một trăm người Việt Nam có cơ hội học tập và làm việc tại nước ngoài. 100 người đi, 90 người định cư, 10 người trở về thì nhà nước cũng có lời. 90 người định cư thì cũng có rất nhiều người đóng góp cho sự phát triển của nước nhà. Bằng chứng là nội trong năm 2011, đồng bào Việt Nam tại hải ngoại đã gửi về cho Việt Nam 9 tỷ đô-la Mỹ (theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh trong một cuộc trả lời phỏng vấn với đài BBC.)
Để đưa đất nước Việt Nam đi lên, theo em nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước là "Cải tổ giáo dục, khai thông dân trí,". Một khi thế hệ trẻ có được trí tuệ thì tự họ biết phải làm gì để có lợi cho quốc gia, dân tộc. Người dân Việt Nam ai cũng biết đọc, biết viết; biết phân biệt phải trái, đúng sai; biết yêu cái thiện và ghét cái ác; biết tiếp thu những tinh hoa của kiến thức nhân loại; biết tư duy đa chiều chứ không phải một chiều; biết tư duy phản biện chứ không phải là những con cừu non ngoan ngoãn chỉ biết nghe và làm theo; biết điều gì là thật sự có lợi cho quốc gia, dân tộc, cho bản thân mình, gia đình và xã hội... thì đất nước Việt Nam sẽ tự động cất cánh bay lên thành con rồng của châu Á.
Chúng ta có thể đưa ra vô số những ví dụ về những người thành đạt mà không cần đến tấm bằng đại học nhưng cũng phải cần tỉnh táo lưu ý rằng họ bỏ học ở trường đại học chứ không phải là nghỉ học ở trường đời. Vì trường đời mới thật sự là “trường đại học” lớn nhất mà bất cứ ai trong chúng ta cũng phải trải qua. Ngay cả đối với những người thất học thì họ cũng phải học ở "trường đại học" này. Những người như Steve, Bill đã học rất nhiều từ trường đời, từ công việc thực tế, từ đồng nghiệp... vì nền tảng tri thức trong họ có đủ để có thể tiếp thu những cái mới và họ có một một trường thuận lợi (một phần do họ tự tạo ra và một phần do xã hội họ đang sống sẵn có). Không ai dám đưa 100.000 đô-la cho một thằng điên hay một thằng dốt cả (A fool and his money are soon parted.) Ngay cả Peter Thiel muốn đưa cho ai đó 100.000 đô-la cũng phải “chọn mặt gửi vàng” thông qua một cuộc thi tuyển với tỷ lệ tuyển chọn còn “căng hơn hơn tuyển vào đại học Harvard.”
Quan điểm của em trong vấn đề cô Lan nói như thế này: Hãy học hành cho thật đàng hoàng, nếu không học được ở trường học thì hãy học ở trường đời. Nếu không học hành đàng hoàng thì ngay đến cầm cây chổi quét nhà cũng không biết quét thế nào cho sạch.
Kính chúc cô Lan thật sức khỏe!
Dưới đây là nguyên văn bài viết của nhà văn Lý Lan:
19.12.11
Tiến sĩ hay cu li?
Tôi đang băn khoăn liệu viết bài này có khác gì xúi thanh niên bỏ học, trong khi ai cũng cho rằng đất nước này cần đào tạo nhân tài để phát triển, Mấy năm qua, không chỉ đại học bùng phát, mà những chỉ tiêu đào tạo sau đại học cũng đáng nễ, như mấy chục ngàn tiến sĩ trong vài năm tới chẳng hạn.
Kể ra xã hội có nhiều tiến sĩ cũng hay. Mới hôm rồi tôi được mời ăn tối ở nhà bạn. Chủ nhân giới thiệu khoảng một chục khách mời với nhau: Này là tiến sĩ X, đây là tiến sĩ Y, kia là thạc sĩ Z. Bàn ăn có vẻ bốc mùi trí thức. Nhưng vì thức ăn ngon và rượu thì nhiều nên mọi người ăn uống vui vẻ, rốt cuộc ai cũng no say. Chủ nhân rất hài lòng, hôm sau nói với tôi qua điện thoại là họ thực sự hân hạnh được đón tiếp những vị khoa bảng hôm qua, con cái họ học được nhiều từ các vị ấy . Tôi nhớ hai cô cậu trẻ trong nhà, đều đang ở lứa tuổi ngoan, quả thật có vẻ bị ảnh hưởng bởi sự trân trọng bằng cấp cao của cha mẹ, chắc là chúng thấy làm tiến sĩ cũng oai.
Khi Steve Jobs qua đời, một chi tiết về đời tư của ông được nhiều phương tiện truyền thông khai thác. Ấy là mẹ ruột của ông mang thai khi chưa kết hôn và còn là sinh viên, đã quyết định đem đứa con mới sanh cho người khác nuôi. Yêu cầu của bà mẹ ruột đối với cha mẹ nuôi đứa bé là cho nó vào đại học. Cha mẹ nuôi của Jobs là những người lao động, đã cố gắng thực hiện lời hứa. Nhưng Steve chọn một trường đại học tư học phí rất đắt. Khi Steve nhận ra rằng mình đang tiêu những đồng tiền dành dụm ít ỏi cho tuổi già của cha mẹ, ông quyết định bỏ học, đi làm tự kiếm sống. Khi qua đời ở tuổi năm mươi ngoài, Steve Jobs là tỉ phú.
Nguyện vọng của mẹ ruột Steve và cố gắng của cha mẹ nuôi Steve là điều hiểu được. Cho con học hành tới nơi tới chốn là ước nguyện của nhiều cha mẹ, giàu cũng như nghèo, hoàn toàn chính đáng. Các bậc cha mẹ hy vọng một nền giáo dục đại học bảo đảm tương lai cho con mình. Khiêm tốn thì mong chúng có được cái bằng đại học trong nước để trong hồ sơ xin việc. Có điều kiện hơn thì cho chúng du học, hay ráng kiếm tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ, trong ngoài nước đều được, để nâng cấp địa vị và bỗng lộc. Ở xứ sở trọng bằng cấp, cần nắm ít nhứt một tấm bằng trong tay như tấm vé để tiến vào quan trường. Ngay trong thị trường lao động tự do, bằng cấp cũng được nhiều nhà tuyển dụng đòi hỏi. Tóm lại, trong tình hình nước ta hiện nay, có vẻ nên khuyến khích thanh niên học hành, nên mở cánh cổng đại học và bậc học cao hơn cho càng nhiều thanh niên càng tốt.
Bỏ học mà thành đạt như Steve Jobs là trường hợp đặc biệt. Nhưng không phải là trường hợp duy nhứt. Những trường hợp bỏ học, hoặc không được học hành, trở thảnh kẻ thất bại, vô dụng, lận đận lẹt đẹt dưới đáy xã hội không hề ít. Nguyên nhân thành bại ở đời nhiều lắm, tùy vào ý chí và nỗ lực của từng con người, tùy thời vận, may rủi nữa. Một tấm bằng để kiếm chỗ làm là một ưu thế khi khởi đầu. Nhưng một số vốn để khởi nghiệp cũng là một ưu thế đáng kể. Nhiều người trẻ tin rằng họ chỉ cần có vốn để khởi đầu sự nghiệp. Vậy muốn giúp đỡ thanh niên thì giúp họ học hành lấy được bằng cấp cao hay hổ trợ vốn liếng để họ bỏ học mà khởi nghiệp?
Bill Gates là người bỏ học thành đạt, nhưng ông lại dùng tiền để đẩy mạnh giáo dục. Một thanh niên được học bỗng Gates thì được bảo đảm tài chánh để học tập nghiên cứu đến khi nào đạt được tri thức mình mong muốn. Học bỗng này không giới hạn số tiền hay thời gian, mà tùy nhu cầu học tập của người được bảo trợ là bao nhiêu thì quĩ Gates chi bấy nhiêu. Điều này khuyến khích người nhận học bỗng cố gắng vào những trường giỏi nhứt, tham gia những chương trình nội / ngoại khóa bổ ích, trải nghiệm những thử thách thú vị, tận dụng mọi cơ hội để hoàn thiện bản thân, mà không bận tâm đến tiền bạc. Học bỗng này nhắm đào tạo những lãnh đạo xuất sắc trong khoa học và trong cộng đồng.
Peter Thiel cũng là tỷ phú. Nhưng ông dùng tiền khuyến khích những người muốn bỏ học để kiếm tiền. Thực tế ở nước Mỹ có rất nhiều thanh niên tốt nghiệp đại học với một đống nợ. Thiel cho là bằng cấp đại học quá đắt và được đánh giá quá cao, khiến cho nhiều người trẻ tuổi rơi vào vòng luẩn quẩn: Vay nợ để học hành, đeo đuổi ước mơ tuổi trẻ; học xong lại phải gạt bỏ ước mơ, đi kiếm tiền trả nợ. Đã vậy, trong tình hình kinh tế suy thoái, thanh niên cầm bằng cấp đại học, kể cả bằng tiến sĩ, cũng khó kiếm được việc làm. Nhưng nếu không vào đại học thì làm gì? Thiel đề ra chương trình trợ vốn cho thanh niên không muốn hay không có tiền vào đại học. Ông hứa giúp 24 thanh niên, mỗi người 100.000 đô, trong hai năm, để sáng lập doanh nghiệp. Có 400 hồ sơ ứng cử. Tính ra tỷ lệ tuyển chọn còn căng hơn hơn tuyển vào đại học Harvard.
Thiel được coi là người suy nghĩ táo bạo (Brave Thinker) của năm 2011. Chương trình trợ vốn của ông chỉ mới bắt đầu trong nằm 2011, và cần thời gian để biết hiệu quả như thế nào. Những người phản bác ý tưởng của Thiel cho rằng giao 100.000 đô cho những người 18 tuổi không có kinh nghiệm, không đủ trình độ học vấn, cầm như tiêu tùng vốn liếng, có khi làm hư hỏng chúng luôn. Thiel trả lời: Nếu sau hai năm làm ăn thất bại, chúng cắp sách đi học lại cũng chẳng muộn. Và lúc đó chúng sẽ hiểu hơn giá trị của học vấn. Ông rất hy vọng cuối cùng chúng sẽ thành công, cách này hay cách khác, hoặc bằng kinh nghiệm xương máu của chính mình. Thương trường cũng dạy người ta những bài học đáng giá.
Lý Lan
Đường dẫn bài viết: http://lylan.blogspot.com/2011/12/tien-si-hay-cu-li.html
20.12.2011
Hồ Quốc Nam