Labels (CÁC THỂ LOẠI):

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp

LTS: Tôi nghe người ta nói nhiều về Tướng về hưu và về Nguyễn Huy Thiệp. Tôi nghe nhiều lời tán dương ông. Nhưng thật sự mà nói, khi tôi đọc xong tác phẩm được gọi là trứ danh này của ông, tôi chợt nhớ đến lời nhận xét của một người bạn: "Nếu tôi là biên tập viên của nhà xuất bản, khi nhận được tác phẩm này tôi sẽ loại ngay lập tức. Tư tưởng quá tầm thường. Văn chương chỉ ở mức trung bình." Tôi không dám nặng lời, vì không biết ông còn hay đã mất. Thật ra tôi cũng chẳng muốn mất thời gian làm việc tẻ nhạt là tìm hiểu về ông. Nói thẳng thắng, tôi không dám đánh giá về tư tưởng vì tôi không được sinh ra và lớn lên trong thời chiến, nhưng với tư cách là một người đọc, tôi đánh giá lối hành văn của tác giả chỉ đáng được gọi là dưới mức trung bình: tư tưởng không mạch lạc, bối cục rối rắm, nhiều đoạn lan man, lạc đề... Cũng may là tôi đang đọc Nhật ký Đặng Thùy Trâm, nếu không thì qua hai tác phẩm được ca ngợi điển hình là Thép đã tôi thế đấy và Tướng về hưu, tôi sẽ không dám đụng đến một tác phẩm thuộc (hay được) trường phái Xã hội chủ nghĩa ca ngợi nào nữa! Tôi không hiểu sao thiên hạ lại mất quá nhiều thời gian để ca ngợi một tác phẩm dưới mức thường thường, bậc trung như tác phẩm này. Người ta đã quá mê muội hay như ông bà ta nói: "Không có chó bắt mèo ăn c*'t." Tôi không có ý xúc phạm tiền nhân, nhưng tôi muốn chúng ta hãy trả lại cho văn chương và lịch sử những gì đáng lẽ thuộc về nó. Mời bạn mục sở thị và tự đưa ra nhận xét của mình!


Bìa cùng tựa do NXB Trẻ và Tuần báo Văn nghệ xuất bản năm 1988  
 
1

Khi viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc mà thời gian đã xóa nhòa, và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm mồ của chính cha tôi. Tôi buộc lòng làm vậy, và xin người đọc nể nang những tình cảm đã thúc đẩy tôi viết mà lượng thứ cho ngòi bút kém cỏi của tôi. Tình cảm này, tôi xin nói trước, là sự bênh vực của tôi đối với cha mình.

Cha tôi tên là Thuấn, con trưởng họ Nguyễn. Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ. Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về dạy học. Ông nội tôi có hai vợ. Bà cả sinh được cha tôi ít ngày thì mất, vì vậy ông tôi phải tục huyền. Bà hai làm nghề nhuộm vải, tôi không tường mặt, chỉ nghe nói là một người đàn bà cay nghiệt vô cùng. Sống với dì ghẻ, cha tôi trong tuổi niên thiếu đã phải chịu đựng nhiều điều cay đắng. Năm mười hai tuổi, cha tôi trốn nhà ra đi. Ông vào bộ đội, ít khi về nhà.

Khoảng năm... cha tôi về làng lấy vợ. Chắc chắn cuộc hôn nhân này không do tình yêu. Mười ngày nghỉ phép bề bộn công việc. Tình yêu đòi hỏi điều kiện, trong đó thời gian cũng cần.

Khi lớn lên, tôi chẳng biết gì về cha mình cả. Tôi chắc mẹ tôi hiểu về cha tôi cũng ít. Cả đời cha tôi gắn với súng đạn, chiến tranh.

Tôi đi làm, lấy vợ, sinh con. Mẹ tôi già đi. Cha tôi vẫn đi biền biệt. Thỉnh thoảng cha tôi cũng ghé về nhà, nhưng những lần về đều ngắn. Cả những bức thư cha tôi gửi về cũng ngắn, dầu rằng dưới những dòng chữ, tôi biết ở đấy ẩn chứa nhiều tình thương cùng với âu lo.

Tôi là con một, tôi đã chịu ơn cha tôi về đủ mọi mặt. Tôi được học hành, được du ngoại. Cả những cơ sở vật chất gia đình cũng do cha tôi lo liệu. Ngôi nhà tôi ở ven nội, xây dựng trước khi cha tôi về hưu tám năm. Đấy là một biệt thự đẹp nhưng khá bất tiện, tôi đã xây cất dựa theo thiết kế của một chuyên gia kiến trúc trứ danh, bạn của cha tôi, ông này đại tá, chỉ thạo việc xây doanh trại.

Năm bẩy mươi tuổi, cha tôi về hưu với hàm thiếu tướng.

Mặc dầu biết trước, tôi vẫn ngỡ ngàng khi cha tôi về. Mẹ tôi đã lẫn (bà hơn cha tôi sáu tuổi), vì vậy thực ra ở nhà chỉ có mình tôi có những tình cảm đặc biệt với sự kiện này. Mấy đứa con tôi còn bé. Vợ tôi biết ít về ông, vì hai chúng tôi lấy nhau khi mà cha tôi đang bặt tin tức. Bấy giờ đang có chiến tranh. Tuy thế, ở trong gia đình, cha tôi bao giờ cũng là hình ảnh của niềm vinh dự, tự hào. Cả ở trong họ, trong làng, tên tuổi cha tôi cũng được mọi người ngưỡng vọng.

Cha tôi về nhà, đồ đạc đơn sơ. Cha tôi khỏe. Ông bảo: “Việc lớn trong đời cha làm xong rồi!” Tôi bảo: “Vâng”. Cha tôi cười. Tâm trạng xúc động lây sang cả nhà, mọi người chuếnh choáng đến nửa tháng trời, sinh hoạt tùy tiện, có hôm mười hai giờ đêm mới ăn cơm chiều. Khách khứa đến chơi nườm nượp. Vợ tôi bảo: “Không để thế được”. Tôi cho mổ lợn, đi mời họ hàng làng nước đến để chia vui. Làng tôi tuy gần thành phố nhưng mà tập tục nông thôn còn giữ. Đúng một tháng sau, tôi mới có dịp ngồi với cha tôi bàn chuyện gia đình.

2

Trước khi kể tiếp, xin nói về gia đình tôi. Tôi ba mươi bẩy tuổi, là kỹ sư, làm việc ở Viện Vật lý. Thủy, vợ tôi, là bác sĩ, làm việc ở bệnh viện sản. Chúng tôi có hai con gái, đứa mười bốn, đứa mười hai. Mẹ tôi lẫn lộn, suốt ngày chỉ ngồi một chỗ.

Ngoài những người trên, gia đình tôi còn có ông Cơ và cô con gái gàn dở của ông. Ông Cơ sáu mươi tuổi, quê Thanh Hóa. Vợ tôi gặp cha con ông khi nhà của họ bị cháy, cơ nghiệp mất sạch. Thấy cha con ông tốt bụng, đáng thương, vợ tôi sắp xếp cho họ ở với chúng tôi. Cha con ông ở dưới nhà ngang, sinh hoạt riêng rẽ nhưng mọi chế độ thì do vợ tôi chu cấp. Không có hộ khẩu, họ không có những tiêu chuẩn lương thực, thực phẩm như những người dân khác trong thành phố. Ông Cơ hiền lành, chịu khó. Thường ông đảm nhiệm việc chăm vườn tược, lợn gà và đàn chó giống. Nhà tôi nuôi chó béc-giê. Tôi cũng không ngờ việc kinh doanh chó lại thu lợi lớn. Khoản thu này trội nhất trong nhà. Cô Lài mặc dầu gàn dở nhưng lại xốc vác và nội trợ giỏi. Vợ tôi dạy cô cách thức nấu bóng, nấu nấm, nấu gà hầm. Cô bảo: “Cháu chẳng ăn thế bao giờ”. Cô không ăn thật. Cả hai vợ chồng và hai con tôi không phải lo toan công việc gia đình. Từ ăn uống, giặt giũ, tất cả giao cho hai người giúp việc. Vợ tôi cầm chịch các khoản chi tiêu. Tôi bận nhiều việc, hiện đang vùi đầu vào công trình ứng dụng điện phân. Cũng cần nói thêm: quan hệ tình cảm của vợ chồng tôi êm thấm. Thủy có học thức, sống theo lối mới. Chúng tôi suy nghĩ độc lập, nhìn nhận vấn đề xã hội tương đối giản dị. Thủy am tường các việc lo liệu kinh tế cũng như dạy dỗ con cái. Còn tôi, hình như tôi khá cổ hủ, đầy bất trắc và thô vụng.

3

Tôi quay lại đoạn kể cha con tôi bàn việc gia đình. Cha tôi bảo: “Nghỉ rồi, cha làm gì?” Tôi bảo: “Viết hồi ký”. Cha tôi bảo: “Không!”. Vợ tôi bảo: “Cha nuôi vẹt xem”. Trên phố dạo này nhiều người nuôi chim hoạ mi, chim vẹt. Cha tôi bảo: “Kiếm tiền à?” Vợ tôi không trả lời. Cha tôi bảo: “Để xem đã!” Cha tôi cho mỗi người trong nhà bốn mét vải lính. Ông Cơ và cả cô Lài cũng thế. Tôi cười: “Cha bình quân! “ Cha tôi bảo: “Đấy là lẽ sống”. Vợ tôi bảo: “Cả nhà đồng phục thì thành doanh trại”. Mọi người cười ồ.

Cha tôi muốn ở một phòng dưới dãy nhà ngang giống như mẹ tôi. Vợ tôi không chịu. Cha tôi buồn. Việc để mẹ tôi ăn riêng, ở riêng làm ông bứt rứt. Vợ tôi bảo: “Tại mẹ lẫn”. Cha tôi đăm chiêu. Tôi cũng không hiểu sao hai đứa con gái của tôi ít gần ông nội. Tôi cho chúng học ngoại ngữ, học nhạc. Chúng lúc nào cũng bận. Cha tôi bảo: “Các cháu có sách gì mang cho ông đọc”. Cái Mi cười. Còn cái Vi bảo: “Ông thích đọc gì?” Cha tôi bảo: “Cái gì dễ đọc”. Hai đứa bảo: “Thế thì không có”. Tôi đặt báo hàng ngày cho ông. Cha tôi không thích văn học. Văn chương nghệ thuật bây giờ đọc rất khó vào.

Một hôm tôi đi làm về, cha tôi đứng ở dãy nhà vợ tôi nuôi chó và gà công nghiệp. Trông ông không vui. Tôi hỏi: “Có chuyện gì thế?” Ông bảo: “Ông Cơ và cô Lài vất vả quá. Họ làm không hết việc, cha muốn giúp họ được không?” Tôi bảo: “Để con hỏi Thủy”. Vợ tôi bảo: “Cha là tướng, về hưu cha vẫn là tướng. Cha là chỉ huy. Cha mà làm lính thì dễ loạn cờ”. Cha tôi không nói năng gì. Cha tôi nghỉ hưu nhưng khách khứa nhiều. Điều đó làm tôi ngạc nhiên, thậm chí thích thú. Vợ tôi bảo: “Đừng mừng... họ chỉ nhờ vả. Cha ạ, cha đừng làm gì quá sức”. Cha tôi cười: “Chẳng có gì đâu... cha chỉ viết thư. Thí dụ: 'Thân gửi N. tư lệnh quân khu... Tôi viết thư này cho cậu... Hơn năm mươi năm, đây là lần đầu tôi ăn tết mồng ba tháng ba dưới mái nhà mình. Hồi ở chiến trường, hai đứa chúng mình đã từng mơ ước v.v... Cậu nhớ cái xóm ven đường, cô Huệ đã làm bánh trôi bằng bột mì mốc. Bột mì bê bết trên lưng v.v... Nhân đây M. là người tôi quen, muốn được công tác dưới quyền của cậu v.v... “. Cha viết như thế được không?” Tôi bảo: “Được”. Vợ tôi bảo: “Không được! “ Cha tôi gãi cằm: “Người ta nhờ mình”.

Cha tôi thường bỏ thư viết vào phong bì đựng công văn bằng giấy cứng, cỡ 20x30, trên có in chữ Bộ quôé phòng, rồi đưa cho người nhờ vả mang đi. Sau ba tháng, hết sạch loại phong bì ấy. Ông làm phong bì bằng giấy bìa học sinh cũng to bằng cỡ 20x30. Một năm sau, ông cho thư vào thứ phong bì bình thường vẫn bán ở quầy bưu điện, giá năm đồng một chục cái.

Tháng bảy năm ấy, tức là ba tháng sau ngày cha tôi về nghỉ, chú họ tôi, ông Bổng, cưới vợ cho con.

4

Ông Bổng với cha tôi là anh em cùng cha khác mẹ. Thằng Tuân con trai ông làm nghề đánh xe bò. Hai cha con đều ghê gớm, to như hộ pháp, ăn nói văng mạng. Thằng Tuân lấy vợ lần này là lần thứ hai. Vợ trước bị đánh đau quá, bỏ đi. Ra tòa, nó khai là vợ theo trai, tòa phải chịu. Cô vợ lần này tên là Kim Chi, làm nghề nuôi dạy trẻ, con nhà có học hẳn hoi, xí xớn thế nào nghe nói có thai với nó. Kim Chi là cô gái đẹp, làm vợ thằng Tuân đúng là “hoa nhài cắm bãi cứt trâu”. Thâm tâm chúng tôi không ưa cha con ông Bổng, khốn nỗi “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, giỗ tết vẫn phải đi lại, nhưng mà ngày thường cũng nhạt. Ông Bổng hay nói: “Quân trí thức khốn nạn! Rẻ dân lao động! Nể bố nó, không tôi cạch cửa!” Nói thế thôi, ông Bổng vẫn sang vay tiền. Vợ tôi khe khắt, bao giờ cũng bắt ông phải ký cược. Ông Bổng rất ức, ông nói: “Mình là chú nó, trót vay nợ nó mà nó cư xử hệt như địa chủ”. Nhiều món nợ ông cứ lờ đi không trả. Cưới vợ cho con, ông Bổng nói với cha tôi: “Anh phải đứng ra chủ hôn, bố cháu Kim Chi vụ phó, anh là tướng, thế là “môn đăng hộ đối”. Sau này các cháu nhờ phúc của ông, như tôi là thằng phu xe, báu gì.” Cha tôi bằng lòng.

Đám cưới ngoại ô lố lăng và khá dung tục. Ba ô tô. Thuốc lá đầu lọc nhưng gần cuối tiệc hết sạch, phải thay bằng thuốc lá cuốn. Năm mươi mâm cỗ nhưng ế mười hai. Chàng rể mặc comlê đen, cravat đỏ. Tôi phải cho mượn cái cravat đẹp nhất trong tủ áo. Nói là mượn, chắc gì đòi được. Phù rể là sáu thanh niên ăn mặc hệt nhau, đều quần bò, râu ria rất hãi. Đầu tiệc là dàn nhạc sống chơi bài Ave Maria. Một anh cùng hợp tác xã xe bò thằng Tuân nhảy lên đơn ca một bài khủng khiếp:

Ừ ê cái con gà quay
Ta đi lang thang khắp miền giang hồ
Tìm nơi nào có tiền
Tiền ơi, mau vào túi ta
Ừ... e... cái con gà rù...


Sau đó đến lượt cha tôi. Ông luống cuống, khổ sở. Bài văn chuẩn bị công phu hóa thừa. Kèn clarinét đệm rất bậy bạ sau dấu chấm câu. Pháo ầm ĩ. Trẻ con bình luận nhảm nhí. Cha tôi nhảy cóc từng đoạn. Ông cầm tờ giấy mà run bắn người. Một sự ô hợp láo nháo thản nhiên rất đời, thô thiển, thậm chí còn ô trọc nữa làm ông kinh hãi, đau đớn. Ông vụ phó thông gia cũng đâm hoảng hốt, luống cuống, làm đổ cả rượu xuống váy cô dâu. Chẳng nghe thấy gì. Dàn nhạc sống át đi bằng nhừng ca khúc vui vẻ quen thuộc của các ban nhạc Beatles và Abba. Sau đó, rắc rối đầu tiên đến với cha tôi là việc Kim Chi sinh cháu chỉ sau hôm cưới chục ngày. Gia đình ông Bổng bê bối. Ông say rượu, tống cổ cô con dâu ra cửa. Thằng Tuân cầm dao chém bố, may trượt.

Vô phương, cha tôi phải đón cháu dâu về nhà. Gia đình tôi thêm hai khẩu. Vợ tôi không nói năng gì Cô Lài thêm một trách nhiệm. Được cái cô Lài vô tâm, tính lại yêu trẻ.

5

Một tối, tôi đang đọc Sputnhich, cha tôi lặng lẽ đi vào. Ông bảo: “Cha muốn nói chuyện với con”. Tôi pha cà phê, cha tôi không uống. Ông hỏi: “Con có để ý công việc của Thủy không con? Cha cứ rờn rợn”.

Vợ tôi làm việc ở bệnh viện sản, công việc là nạo phá thai. Hàng ngày các rau thai nhi bỏ đi, Thủy cho vào phích đá đem về. Ông Cơ nấu lên cho chó, cho lợn. Thực ra điều này tôi biết nhưng cũng bỏ qua, chẳng quan trọng gì. Cha tôi dắt tôi xuống bếp, chỉ vào nồi cám, trong đó có các mẩu thai nhi bé xíu. Tôi lặng đi. Cha tôi khóc. Ông cầm phích đá ném vào đàn chó béc giê: “Khốn nạn! Tao không cần sự giàu có này”. Đàn chó sủa vang. Ông bỏ lên nhà. Vợ tôi di vào nói với ông Cơ: “Sao không cho vào máy xát? Sao để ông biết?!' ông Cơ bảo: “Cháu quên, cháu xin lỗi mợ”.

Tháng mười hai, vợ tôi gọi người bán sạch đàn chó béc giê. Vợ tôi bảo: “Anh thôi hút thuốc Galăng đi. Năm nay nhà mình hụt thu hai mươi bảy nghìn, chi lạm mười tám nghìn, cộng là bốn mươi lăm nghìn”. Kim Chi hết thời gian nghỉ, đi làm. Nó bảo: “Cám ơn anh chị, em đưa con về nhà đây”. Tôi hỏi: “Về đâu?” Thằng Tuân đã bị bắt giam vì tội côn đồ. Kim Chi đưa con về nhà của bố mẹ đẻ. Cha tôi đưa về tận nơi bằng xe tắcxi thuê riêng. Cha tôi ở chơi với ông vụ phó bố của Kim Chi một ngày. Ông này vừa đi công tác ở Ấn Độ về, ông biếu cha tôi một mảnh lụa hoa và nửa lạng cao tổng hợp. Cha tôi cho cô Lài mảnh lụa hoa, cho ông Cơ nửa lạng cao.

Trước tết Nguyên đán, ông Cơ nói với hai vợ chồng tôi: “Cháu xin cậu mợ một việc”. Vợ tôi hỏi: “Việc gì?” ông Cơ nói vòng vèo, chẳng đâu vào đâu. Đại để ông muốn về thăm quê. Ở với chúng tôi sáu năm, cũng có dành dụm, ông Cơ muốn về bốc mộ bà vợ. Để lâu ngày chắc ván đã sụt. “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Ở thành phố, cũng muốn về thăm họ hàng làng xóm cho nó mát mặt. Bây giờ đã vậy, sau này “cáo chết ba năm quay đầu về núi”. Vợ tôi cắt lời: “Thế bao giờ đi?” ông Cơ gãi đầu: “Đi mười ngày, về Hà Nội trước hăm ba tết”. Vợ tôi tính: “Được. Anh Thuần này (Thuần là tên tôi), anh có nghỉ phép được không?” Tôi bảo: “Được”. Ông Cơ bảo: “Chúng cháu muốn mời ông về quê chơi. Như đi du lịch”. Vợ tôi bảo: “Tôi không thích. Thế ông bảo sao?” Ông Cơ ' bảo: “Ông đồng ý rồi. Không có ông, cháu cũng chẳng nhớ đến việc cải mộ nhà cháu”. Vợ tôi hỏi: “Thế hai cha con có bao nhiêu tiền?” ông Cơ bảo: “C'háu có ba nghìn, ông cho hai nghìn là năm”. Vợ tôi bảo: “Được, đừng lấy hai nghìn của ông, tôi bù cho hai nghìn ấy, lại cho thêm năm nghìn. Thế là hai cha con có chục nghìn. Đi được”.

Trước hôm đi, vợ tôi làm cơm. Cả nhà ngồi ăn, có cả ông Cơ, cô Lài. Cô Lài vui lắm, mặc bộ quần áo mới may bằng vải cha tôi cho hôm về. Cái Mi và Cái Vi trêu: “Chị Lài xinh nhất”. Cô Lài cười thỏn thẻn: “Chả phải. Mợ mới xinh nhất”. Vợ tôi bảo: “Em đi chú ý đỡ ông những khi tàu xe”. Cha tôi bảo: “Hay thôi không đi?” ông Cơ giãy nảy: “Chết, cháu đã điện rồi: Mang tiếng chết”. Cha tôi thở dài: “Tôi có tiếng gì mà mang”

6

Cha tôi đi Thanh Hóa cùng ông Cơ và cô Lài vào sáng chủ nhật. Tối thứ hai, tôi đang xem tivi thì nghe tiếng “huỵch”, vội chạy ra ngoài thấy mẹ tôi ngã gục góc vườn. Mẹ tôi lẫn bốn năm nay, cho ăn biết ăn, cho uống biết uống, phải giục đi ngoài. Mọi hôm có cô Lài săn sóc không sao. Hôm nay, tôi sơ ý, cho ăn mà không giục đi ngoài. Tôi đỡ mẹ tôi vào, bà cụ cứ gục mặt xuống. Không thấy có vết đau. Nửa đêm tôi dậy, thấy mẹ tôi lạnh toát, mắt dại đi. Tôi sợ, gọi vợ tôi. Thủy bảo: “Mẹ già rồi”. Hôm sau mẹ tôi không ăn, hôm sau nữa, cũng không ăn, không chủ động đi ngoài. Tôi giặt giũ, thay chiếu. Có ngày mười hai lần. Tôi biết Thủy và hai con tôi ưa sạch sẽ nên tôi thay giặt luôn, không giũ ở nhà mà mang ra tận kênh đào. Thuốc đổ vào cứ trớ ra.

Hôm thứ bẩy, mẹ tôi bỗng ngồi dậy được. Đi lững thững một mình ra vườn. Ăn được cơm. Tôi bảo: “Mừng rồi”. Vợ tôi không nói năng gì, chiều hôm ấy thấy mang về chục mét vải trắng, lại gọi cả thợ mộc. Tôi hỏi: “Chuẩn bị à?” Vợ tôi bảo: “Không”. Hai hôm sau, mẹ tôi nằm liệt, lại bỏ ăn, lại đi ngoài như cũ. Người dốc nhanh, thải ra thứ nước nâu sền sệt rất khắm. Tôi đổ sâm. Vợ tôi bảo: “Đừng đổ sâm, khổ cho mẹ”. Tôi òa khóc. Rất lâu tôi mới òa khóc như thế. Vợ tôi nín lặng, rồi lại bảo: “Tùy anh”. Ông Bổng sang thăm. Ông nói: “Bà ấy cứ xoay ngang, xoay dọc trên giường như thế này là gay go lắm đấy!” Lại hỏi: “Chị ơi, chị có nhận ra em không?”. Mẹ tôi bảo: “Có”. Lại hỏi: “Thế em là ai?” Mẹ tôi bảo: “Là người”. Ông Bổng khóc òa lên: “Thế là chị thương em nhất. Cả làng cả họ gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là người”. Lần đầu tiên, cái ông chú đánh xe bò, lỗ mãng, táo tợn, làm đủ mọi điều phi nhân bất nghĩa hóa thành đứa trẻ ngay trước mắt tôi.

7

Cha tôi về đến nhà thì sáu tiếng sau mẹ tôi mất. Ông Cơ và cô Lài nói: “Tại chúng cháu. Chúng cháu ở nhà thì bà không mất”. Vợ tôi bảo: “Nói nhảm”. Cô Lài khóc: “Bà ơi, bà đánh lừa con bà đi! Sao bà không cho con đi hầu bà?” Ông Bổng cười: “Mày muốn đi hầu bà thì đi, tao cho đóng ván”. Khi liệm mẹ tôi, cha tôi khóc. Ông hỏi ông Bổng: “Sao người bà ấy rút nhanh thế? Người già ai cũng chết khổ như thế này à?” Ông Bổng bảo: “Anh lẩm cẩm. Hôm nào nước mình cũng có hàng nghìn người chết khổ nhục vật vã đau đớn. Mỗi lính tráng các anh, “đòm” phát là sướng”.

Tôi cho bắc rạp, bảo thợ mộc đóng quan tài. Ông Cơ cứ loay hoay bên đống ván vợ tôi cho xẻ hôm trước. Ông thợ mộc quát: “Sợ chúng ông ăn cắp gỗ à?” Ông Bổng hỏi: “Ván mấy phân?” Tôi bảo: “Bốn phân”. Ông Bổng bảo: “Mất mẹ bộ xa lông. Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ? Bao giờ bốc mộ, cho chú bộ ván”. Cha tôi ngồi âm thầm, trông rất đau đớn. Ông Bổng bảo: “Chị Thủy luộc cho tôi con gà, nấu hộ nồi xôi”. Vợ tôi hỏi: “Mấy cân gạo hả chú?” Ông Bổng bảo: “Mẹ mày, sao hôm nay cứ ngọt xớt thế? Ba cân!” Vợ tôi bảo tôi: “Họ hàng nhà anh kinh bỏ mẹ”.

Ông Bổng hỏi tôi: “Nhà này ai chủ trì kinh tế?” Tôi bảo: “Vợ cháu”. Ông Bổng bảo: “Đấy là ngày thường. Tao hỏi đám ma này thì ai chủ trì kinh tế”“ Tôi bảo: “Vợ cháu”. Ông Bổng bảo: “Không được con ơi, khác máu tanh lòng. Tao bảo bố mày nhé”. Tôi bảo: “Ông để con”. Ông Bổng bảo: “Đưa tao bốn nghìn, mày định làm bao nhiêu mâm?” Tôi bảo: “Mười mâm”. Ông Bổng bảo: “Không đủ cho đô tùy rửa ruột. Mày bàn với vợ mày đi. Bốn mươi mâm”. Tôi đưa cho ông bốn nghìn rồi vào nhà. Vợ tôi bảo: “Em nghe hết rồi, em tính ba chục mâm, tám trăm đồng một mâm, ba tám hai tư. Hai tư nghìn, phụ phí sáu nghìn. Việc mua bán em lo. Cỗ giao cho cô Lài. Đừng nghe ông Bổng, lão ấy đểu lắm”. Tôi bảo: “ông Bổng cầm bốn nghìn rồi”. Vợ tôi bảo: “Buồn anh lắm”. Tôi bảo: “Anh đòi lại nhé”. Vợ tôi bảo: “Thôi, coi như trả công. Lão ấy tốt nhưng nghèo”.

Phường bát âm đến bốn người. Cha tôi ra tiếp. Nhập quan lúc bốn giờ chiều. Ông Bổng cạy miệng mẹ tôi cho vào chín đồng vừa tiền chinh Khải Định, vừa tiền một hào nhôm. Ông bảo: “Để đi đò”. Lại cho vào cỗ bài tổ tôm, có lẫn cả mấy quân tam cúc. Ông bảo: “Không sao, ngày xưa bà ấy vẫn chơi tam cúc”.

Đêm ấy, tôi thức canh quan tài mẹ tôi, ngẫm nghĩ lan man đủ điều. Cái chết sẽ đến với mỗi chúng ta, chẳng trừ ai cả. Ngoài sân, ông Bổng với mấy bác đô tùy ngồi đánh tam cúc àn tiền. Khi nào kết tốt đen, ông Bổng lại chạy vào vái quan tài mẹ tôi: “Lạy chị, chị phù hộ cho em để em vét thật nhẵn túi chúng nó”. Cái Mi, cái Vi cũng thức với tôi. Cái Mi hỏi: “Sao chết đi qua đò cũng phẫi trả tiền? Sao lại cho tiền vào miệng bà?” Cái Vi bảo: “Đấy có phải ngậm miệng ăn tiền không bố”. Tôi khóc: “Các con không hiểu đâu. Bố cũng không hiểu, đấy là mê tín”. Cái Vi bảo: “Con hiểu đấy. Đời người cần không biết bao nhiêu là tiền. Chết cũng cần”. Tôi thấy cô đơn quá. Các con tôi cũng cô đơn. Cả đám đánh bạc, cả cha tôi nữa.

8

Từ nhà tôi ra nghĩa dịa đi tắt chỉ năm trăm mét nhưng đi đường chính qua cổng làng phải hai cây số. Đường bé, không đẩy xe đòn được mà phải khiêng vai. Đô tùy thay nhau đến ba chục người, có nhiều người vợ chồng tôi không biết tên gì. Họ khênh quan tài hồn nhiên như việc bình thường vẫn làm, như khênh cột nhà. Vừa đi vừa nhai trầu, hút thuốc, tán chuyện. Khi nghỉ, đứng ngồi ngổn ngang ngay bên quan tài. Có người nằm lăn ra nói: “Mát thật, không bận cứ ngủ ở đây đến tối”. Ông Bổng bảo: “Các bố ơi, đi đi còn về nhắm”. Thế là đi. Tôi chống gậy giật lùi trước quan tài theo tục lệ, “cha đưa mẹ đón”. Ông Bổng bảo: “Bao giờ tôi chết, đô tùy của tôi toàn dân cờ bạc, cỗ không thịt lợn mà thịt chó”. Cha tôi bảo: “Chú ơi, lúc này mà chú đùa à?” Ông Bổng nín bặt, lại khóc: “Chị ơi, chị đánh lừa em chị đi... Chị bỏ em chị đi... “. Tôi nghĩ: “Sao lại đánh lừa? Chẳng lẽ người chết đều đã đánh lửa người sống cả sao? Bãi tha ma này toàn quân lừa lọc?”

Chôn cất xong, mọi người về nhà. Bày ra một lúc hai mươi tám mâm. Nhìn mâm cỗ, tôi thật kính trọng cô Lài. Mâm nào cũng gọi: “Lài đâu?” Cô Lài miệng dạ tíu tít, chạy ra bê rượu, bê thịt. Đến tối, cô Lài tắm giặt, mặc quần áo mới ra hương án khóc: “Bà ơi, cháu xin lỗi bà, cháu không đưa bà ra đồng... Hôm trước bà thèm canh cua, cháu ngại làm, bà chẳng được ăn... Bây giờ đi chợ, cháu biết mua quà cho ai?” Tôi thấy đắng ngắt. Tôi nhớ đã chục năm nay tôi chưa lần nào mua được cho mẹ chiếc bánh hay là gói kẹo. Cô Lài lại khóc: “Cháu ở nhà thì bà có chết không bà?” Vợ tôi bảo: “Đừng khóc”. Tôi cáu: “Cứ để cho cô ấy khóc, đám ma không có tiếng khóc buồn lắm. Nhà mình có ai biết khóc bà cụ thế đâu?” Vợ tôi bảo: “Ba mươi hai mâm. Anh phục em tính sát không?” Tôi bảo: “Sát”. Ông Bổng bảo: “Tôi đi xem giờ. Bà cụ được một cái nhập mộ, hai cái trùng tang, một cái thiên di. Có yểm bùa không?” Cha tôi bảo: “Bùa con khỉ. Trong đời mình, tôi chôn ba nghìn người chẳng có người nào thế này”. Ông Bổng bảo: “Thế là sướng, “đòm” phát là xong”. Ông giơ một ngón tay trỏ làm hiệu bóp cò.

9

Tết năm đó, nhà tôi không mua hoa đào, không gói bánh chưng. Chiều mồng hai, đơn vị cũ của cha tôi cho người về viếng mẹ tôi. Biếu năm trăm đồng. Ông Chưởng, phó của cha tôi bây giờ lên tướng, ra mộ thắp hương. Anh Thanh đại úy cần vụ đi theo rút súng bắn ba phát lên trời. Sau này, trẻ con trong làng kháo bộ đội bắn hai mốt phát đại bác viếng bà Thuấn. Ông Chưởng hỏi cha tôi: “Anh muốn về thăm đơn vị dối già không? Tháng năm tập trận. Đơn vị cho xe về đón”. Cha tôi bảo: “Được”. Ông Chưởng đi thăm cơ ngơi nhà tôi, có ông Cơ hướng dẫn. Ông Chưởng bảo cha tôi: “Cơ ngơi của anh ác thật. Vườn cây, ao cá, chuồng lợn, chuồng gà, biệt thự. Thế là vững tâm”. Cha tôi bảo: “Con tôi làm đấy”. Tôi bảo: “Đấy là vợ cháu”. Vợ tôi bảo: “Cô Lài chứ! “ Cô Lài cười thỏn thẻn, dạo này dầu cứ gật gật liên hồi như bị động kinh: “Chả phải”. Cha tôi đùa: “Thế thì do mô hình V.A.C “. Sáng mồng ba, Kim Chi đi xích lô bế con về thăm. Vợ tôi mừng tuổi một nghìn. Cha tôi hỏi: “Thằng Tuân có thư từ gì không?” Kim Chi bảo: “Không”. Cha tôi bảo: “Lỗi ở bác đấy. Tao không biết mày có chửa”. Vợ tôi bảo: “Chuyện ấy là thường. Bây giờ làm gì còn có trinh nữ. Con làm ở bệnh viện sản, con biết”. Kim Chi ngượng. Tôi bảo: “Đừng nói thế, nhưng mà làm trinh nữ thì mệt thật”. Kim Chi khóc: “Anh ơi, đàn bà chúng em nhục lắm. Đẻ con gái ra em cứ nát ruột nát gan”. Vợ tôi bảo: “Tôi còn hai con gái cơ”. Tôi bảo: “Thế các người tưởng làm đàn ông thì không nhục à?” Cha tôi bảo: “Đàn ông thằng nào có tâm thì nhục.. Tâm càng lớn, càng nhục”. Vợ tôi bảo: “Nhà mình nói năng như điên khùng cả. Thôi đi ăn. Hôm nay có cô Kim Chi, tôi đãi mỗi người một con gà hầm tâm sen. Tâm đấy. Ăn là trên hết”.

10

Gần nhà tôi ở có cậu Khổng, trẻ con gọi là Khổng Tử. Khổng làm ở xí nghiệp nước mắm nhưng lại thích thơ, làm thơ gửi báo Văn nghệ. Khổng hay sang chơi. Khổng bảo: “Thơ siêu nhất”. Cậu đọc cho tôi nghe Loócca, Uýtxman v.v... Tôi không thích Khổng, ngờ ngợ cậu ta sang chơi vì một cái gì phiêu lưu còn hơn cả thơ ca nữa. Một bận, thấy trong giường của vợ tôi có một tập thơ chép tay. Vợ tôi bảo: “Thơ của cậu Khổng, anh có đọc không?” Tôi lắc đầu. Vợ tôi bảo: “Anh già rồi”. Bất giác tôi thoáng rùng mình. Một hôm bận trực cơ quan nên tôi về muộn. Cha tôi đón cổng, ông bảo: “Thằng Khổng sang chơi từ chập tối. Nó với vợ mày cứ rúc rích với nhau, bây giờ chưa về, chướng quá”. Tôi bảo: “Cha đi ngủ đi, để ý làm gì?” Cha tôi lắc đầu, bỏ đi lên gác. Tôi dắt xe máy ra đường, phóng lang thang khắp phố cho kỳ hết xăng. Tôi dắt xe đến ngồi ở một góc vườn hoa như một tên du thủ du thực. Có một cô mặt đánh phấn đi ngang qua hỏi: “Ông anh ơi, có đi chơi không?” Tôi lắc đầu. Khổng có ý tránh mặt tôi. Ông Cơ ghét lắm, một hôm bảo tôi: “Cháu đánh nó nhé?” Suýt tôi gật đầu. Lại nghĩ: “Thôi”. Tôi vào thư viện mượn thử ít sách. Đọc Loócca, Uýtxman... tôi cứ mơ hồ thấy những nghệ sĩ trác tuyệt là những con người cô đơn khủng khiếp. Bỗng thấy thằng Khổng có lý. Chỉ tức nó đểu. Sao nó không đưa thơ nó cho người khác xem mà lại đưa cho vợ tôi? Cha tôi bảo: “Anh nhu nhược. Duyên do là anh đếch sống được một mình”. Tôi bảo: “Không phải, cuộc đời nhiều trò dùa lắm”. Cha tôi bảo: “Anh cho là trò đùa à?” Tôi bảo: “Không phải trò đùa, nhưng cũng không phải nghiêm trọng”. Cha tôi bảo: “Sao tôi cứ như lạc loài?” Cơ quan định cử tôi đi công tác phía Nam. Tôi bảo vợ tôi: “Anh đi nhé?” Vợ tôi bảo: “Đừng đi. Mai anh sửa cửa nhà tắm, cái cửa hỏng rồi. Hôm nọ cái Mi đang tắm, thằng Khổng đi qua định giở trò đểu làm nó hết hồn. Thằng khốn nạn ấy em cấm cửa rồi”. Vợ tôi òa khóc: “Em thật có lỗi với anh, với con”. Tôi khó chịu quay đi. Nếu có cái Vi bây giờ thì nó sẽ hỏi tôi rằng: “Bố ơi, đấy có phải nước mắt cá sấu không?”

11

Tháng Năm, đơn vị cũ cho xe về đón cha tôi. Anh Thanh đại úy cầm thư của ông Chưởng về. Cha tôi cầm thư run run. Thư viết: “... Chúng tôi cần anh, mong anh... nhưng anh đi được thì đi, không ép”. Tôi nghĩ cha tôi không nên đi nữa nhưng nói ra bất tiện. Cha tôi già sụp hẳn đi từ khi về hưu. Hôm nay cầm thư, thấy ông nhanh nhẹn và trẻ trung hẳn. Tôi cũng vui lây. Vợ tôi chuẩn bị đồ đạc cho vào cái sắc du lịch. Cha tôi không nghe, ông bảo: “Cho vào ba lô”. Cha tôi đi chào làng nước một lượt, ra cả ngoài mộ mẹ tôi, lại bảo anh Thanh bắn ba phát súng lên trời. Buổi tối cha tôi gọi ông Cơ đến cho hai nghìn, bảo khắc một cái bia dá gửi về Thanh Hóa đánh dấu mộ vợ. Cha tôi lại gọi cô Lài dến bảo: “Cháu lấy chồng đi”. Cô Lài òa khóc: “Cháu xấu xí lắm, chẳng ai lấy. Lại cả tin nữa”. Cha tôi nghẹn ngào: “Con ơi, con không hiểu rằng cả tin chính là sức mạnh để sống hả con?” Tôi cũng không ngờ những điều như thế lại là điềm báo chuyến này cha tôi ra đi không về. Trước khi lên xe, cha tôi lấy trong ba lô ra quyển vở học sinh. Ông đưa cho tôi. Ông bảo: “Trong này cha có ghi chép ít điều, con đọc thử xem”. Cái Mi, cái Vi chào ông. Cái Mi hỏi: “Ông đi ra trận hả ông?” Cha tôi bảo: “Ừ”. Cái Vi hỏi: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm có phải không ông?” Cha tôi chửi: “Mẹ mày! Láo!”

12

Cha tôi đi được vài ngày thì ở nhà xảy ra chuyện cười nôn ruột. Số là ông Cơ cùng với ông Bổng vớt bùn dưới ao (vợ tôi trả ông Bổng hai trăm đồng một ngày công, cơm nuôi), bỗng thấy một cái đít chum nổi lên. Hai ông hì hục đào, lại thấy một đít chum nữa, ông Bổng đoán chắc các cụ ngày xưa chôn của. Hai ông báo với vợ tôi. Thủy đến xem, cũng lội xuống đào. Rồi cả cô Lài, cả cái Mi, cái Vi. Cả nhà bê bết bùn đất. Vợ tôi bắt phải ngăn ao, lại đi thuê máy bơm Côle về tát nước. Không khí thật nghiêm trang. Ông Bổng thích lắm: “Công tao thấy trước, cứ phải chia cho tao rnột chum”. Hì hục một ngày đào được hai cái chum sứt trong chẳng có gì. Ông Bổng bảo: “Chắc còn nữa”. Lại đào. Được thêm một cái chum nữa, cũng vỡ. Cả nhà mệt lả, bụng đói cồn cào. Vợ tôi sai mua bánh mì về ăn lấy sức đào tiếp. Đào gần chục mét thì vớ được cái lọ sành. Cả nhà mừng rỡ, ai cũng đoán vàng. Mở ra trong thấy toàn một chuỗi “Bảo Đại thông báo” bằng đồng đã han rỉ cả. Lại thấy một cái mề đay mủn nát. Ông Bổng bảo: “Thôi chết, tao nhớ ra rồi. Ngày xưa tao với trùm Nhân ăn trộm ở nhà Hàn Tín, bị đuổi, trùm Nhân vứt cái lọ này xuống ao”. Cả nhà được một mẻ cười nôn ruột. Trùm Nhân là tên ăn trộm khét tiếng ở vùng ngoại ô. Hàn Tín trước kia là lính thuộc địa cho Tây, tham gia phong trào “Rồng Nam phun bạc, đánh đuổi Đức tặc”. Cả hai đã chết mục xác từ thuở nảo thuở nào. Ông Bổng bảo: “Không sao, bây giờ cả làng này chết tao cũng đủ tiền đi đò nhét vào miệng họ”. Sáng hôm sau, ngủ dậy thì tôi nghe thấy có tiếng gọi cổng. Tôi ra thấy Khổng đứng ngoài. Tôi nghĩ: “Mẹ khỉ, cái thằng đểu này là điềm gở nhất của số phận mình”. Khổng bảo: “Anh Thuần ơi, anh có điện. Ông cụ mất rồi!”

13
 
Điện của ông Chưởng: “Thiếu tướng Nguyễn Thuấn, hy sinh khi làm nhiệm vụ hồi... giờ... ngày mai táng tại nghĩa trang liệt sĩ hồi... giờ... ngày...” Tôi lặng người. Vợ tôi xếp đặt mọi việc rất nhanh. Tôi ra thuê xe, về nhà đã thấy gọn đâu vào đấy Vợ tôi bảo: “Khóa cửa nhà trên. Ông Cơ ở lại”. Xe đi Cao Bằng theo đường số Một. Đến nơi thì lễ an táng cha tôi cử hành đã được hai tiếng đồng hồ. Ông Chưởng bảo: “Chúng tôi có lỗi đối với gia đình”. Tôi bảo: “Không phải thế. Đời người có mệnh”. Ông Chưởng bảo: “Cha anh là người đáng trọng”. Tôi hỏi: “Theo nghi lễ quân đội hả chú?”. Ông Chưởng bảo: “Cụ ra trận địa, đòi lên chốt”. Tôi bảo: “Cháu hiểu rồi, chú đừng kể nữa”. Tôi khóc, chưa bao giờ tôi khóc như thế. Bây giờ tôi mới hiểu khóc như cha chết là khóc thế nào. Hình như đấy là cái khóc lớn nhất đời một con người.

Mộ của cha tôi đặt trong nghĩa trang liệt sĩ. Vợ tôi mang theo máy ảnh bảo chụp mấy kiểu. Hôm sau tôi xin về luôn, ông Chưởng giữ lại nhưng tôi không nghe. Đường về vợ tôi bảo xe đi chậm. Ông Bổng lần đầu mới được đi xa, thích lắm. Ông bảo: “Nước mình thật đẹp như tranh. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao phải yêu đất nước. Chứ ở quê ta, dù ngay Hà Nội có văn minh thật, tôi chẳng thấy yêu gì cả”. Vợ tôi bảo: “Tại chú quen đấy. Ở nơi khác cũng thế, họ lại thấy yêu Hà Nội”. Ông Bổng bảo: “Thế là nơi này yêu nơi kia, người này yêu người kia. Tất cả đều đất nước mình, nhân dân mình cả. Vậy thì đất nước muôn năm, nhân dân muôn năm. Hoan hô đèn cù!”

14

Có lẽ câu chuyện của tôi kết thúc ở đây. Sau đó nếp sống của gia đình tôi trở lại như là trước ngày cha tôi nghỉ hưu. Vợ tôi tiếp tục công việc bình thường. Tôi đã hoàn thành công trình nghiên cứu điện phân. Ông Cơ trở nên ít nói, một phần vì bệnh cô Lài nặng hơn. Lúc rỗi, tôi giở đọc những điều cha tôi ghi chép. Tôi hiểu cha tôi hơn. Trên đây là những sự việc lộn xộn của hơn một năm cha tôi nghỉ hưu mà tôi chép lại. Tôi coi đấy như nén hương thắp nhớ người. Nếu có ai đã có lòng để mắt đọc điều tôi viết, xin lượng thứ cho tôi.

Tôi xin cảm tạ.

HẾT

16.12.2012
Hồ Quốc Nam
http://hoquocnam.blogspot.com

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Vì lẽ chúng ta không hờ hững bước qua nhau

Từ Đà Nẵng về lại Sài Gòn, sau một tuần với những bộn bề suy nghĩ và công việc. Trong một tuần ở Đà Nẵng, mình đã vứt bỏ hết sách vở. Mình muốn thoát khỏi cái thế giới mà mình vẫn đang sống từng ngày, thử đi tìm một thế giới mới khác với nó, với bia, hải sản, biển và một não trạng ham chơi.

Một tuần đó mình đã cố gắng sống khác với chính bản thân mình, thử xem cuối cùng thì điều gì thật sự mang đến hạnh phúc cho mình. Tất cả rồi cũng đã trôi qua, mình không hạnh phúc vì không khí thoáng mát, cảnh đẹp trữ tình nên thơ của thành phố Đà Nẵng. Mình không hạnh phúc với những ly bia Heneiken mát lạnh hay hạnh phúc với những thứ hải sản tươi sống mà phải ở ngay biển mới có cơ hội thưởng thức được. 

Sau những lúc vui chơi và nhoẻn miệng cười, trong lòng mình lại là sự trống vắng đến lạ thường. Có lẽ đến giờ phút này mình đã thực sự hiểu mình cần gì rồi! HỌC, phải không? Vì hình như chính điều đó mới làm mình hạnh phúc và thỏa mãn thật sự! Nhưng thật sự cần phải nghiêm túc nhìn nhận là nó chưa đi đến đâu, vẫn đang còn ở trong quá trình cần phải hoàn thiện từng ngày!


Những ngày qua, bên cạnh một số sự thất vọng nho nhỏ về cách sống của một số người, mình cũng đã tìm thêm được một vài người bạn. Họ khá thông minh, họ học khá giỏi, ít ra là hơn mình - một người không dám tự nhận mình là thông minh mà chỉ biết luôn cố gắng lấy sự cần cù ra để sống, học tập và làm việc.

Mình muốn đem đến một điều gì đó, cũng có thể là những niềm vui nho nhỏ cho những người ở bên cạnh mình lúc này. Vì lẽ mình không muốn chỉ là những chiếc bóng hờ hững đi qua đời họ. Vì lẽ mình cảm thấy phần nào hạnh phúc khi được nhìn họ cười. Vì lẽ khi nghe họ nói mình cảm giác là đã hiểu họ. Vì lẽ không hiểu sao mình vẫn cảm thấy họ hơi trẻ con - mặc dù họ lớn tuổi hơn mình, cũng có thể nói là họ thành đạt hơn mình... Nhưng ai biết được, phải không? Mình hay tự hỏi mình những câu như vậy vì thời gian gần đây mình thường không chắc lắm về nhiều thứ trong cuộc sống: Mọi việc đều là vô thường, đúng theo triết lý của nhà phật.

Nhưng cho dù cuộc sống này có như thế nào đi nữa thì mình cũng sẽ nhẹ nhàng đón nhận nó. Có lẽ thời gian gần đây mình thấy mình càng ngày càng sống gần với phật hơn. Và tự nhiên mình lại có cảm giác yêu thương những người đã mỉm cười với mình. Và tự nhiên mình lại thấy mình không muốn làm họ đau, không muốn làm họ phải suy nghĩ. Mà chính những cái không mong muốn đó lại hay xảy ra đối với những người mình yêu thương, quý trọng.

Thôi chuyện gì đến thì nó sẽ đến. Mình sẽ trân trọng khoảng thời gian này! Trân trọng những người bạn đã đi cùng mình trong những ngày qua, ở Đà Nẵng, ở Sài Gòn. Vì lẽ chúng ta không hờ hững bước qua nhau, phải không?

Lại viết lan man... Không sao, vì cũng chỉ có một mình mình đọc.

Mục tiêu gần nhất: Điểm thi đầu vào hai môn ở trường Đại học Kinh tế, TP.HCM trên 8.0.

13.12.2012
Hồ Quốc Nam
http://hoquocnam.blogspot.com

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Hình ảnh cần lưu trong ngày


Hình của Tổ chức Minh bạch quốc tế đặt trụ sở tại Đức, thống kê về chỉ số cảm nhận tham nhũng của các quốc gia trên toàn cầu. Xem thêm tại trang web của Tổ chức Minh bạch quốc tế.

12.12.2012
Hồ Quốc Nam
http://hoquocnam.blogspot.com

Bài viết cần lưu trong ngày

LTS: Bài viết của một người thầy, người bạn đến từ đất nước Singapore. Nó nói về tình trạng cướp giật, trộm cắp, mất an toàn đối với người nước ngoài khi họ đến sinh sống, định cư tại Việt Nam.

Xem bài viết gốc (source) tại đây: 


In my earlier days in HCMC, when I was still green, I attributed being cheated by some Vietnamese to my naivete. Then my wife was pick-pocketed. Still defended HCMC and blamed ourselves for not being careful. Then my apartment was burgled - ok, bad luck. Then I was robbed a few months back - my fault? Today, my mum was robbed. A very kind young lady brought us to the police station and help us make a police report. She said that her foreigner boss and another manager also fell victim to crime. Sorry, HCMC, I cannot defend you anymore. You have become too dangerous for me as a foreigner.

One year back, I rated you, HCMC, as the second safest city for tourists after Singapore, even safer than the other cities in Southeast Asia. Sorry, not any more. Not after what has happened to me and my family - call it bad luck, call it my fault, call it whatever you want - but HCMC has degenerated into a very dangerous city to be in, especially the city centre. Even their own citizens are afraid. See the following news from just one source, vietnamnet.vn :


I read the comments of some foreigners about how wonderful the country and city is, about how long they have stayed here and never fell victim to crime, about dumb people who don't know how to protect themselves from being robbed ... all I can say is that it only has to happen to you just once, and that spell which Vietnam cast will be broken. I gave HCMC four to five chances. Enough! For all its charm, beauty and hospitality, I do not want to live in a city where I have to look over my shoulders each day I go out, especially if I have a bag ... to look at every bike coming my way as a hostile force out to rob me, to go home and wonder if it has been broken into.

I do not want to feel the helplessness of being robbed again and yet being unable to do anything about it. It is very frustrating. And if you do happen to be robbed, you are to surrender everything because if you retaliate, chances are you'll be hurt or killed. And the irony of it all is that you should thank your lucky stars that you're not hurt after being robbed.

Even with all the pleasant memories, experiences and some wonderful Vietnamese friends, there comes a time when what is acceptable crosses the line, and enough is enough. I have made enough excuses for you, HCMC ... hasta la vista(1), Saigon! I'll be back for business but never to live again.

Chú thích:
(1) hasta la vista: Tiếng Tây Ban Nha. Tạm dịch là tạm biệt.

12.12.2012
Hồ Quốc Nam

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Bỏ phiếu tín nhiệm


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trái) và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (phải.)

Quốc hội nước ta đang bàn và quyết tâm đưa việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ Đảng quan trọng bao gồm cả Chủ tịch nước và Thủ tướng(1). Theo đó những ai không đạt đủ phiếu tín nhiệm thì phải bị bắc buộc từ chức. Đó là tín hiệu đáng mừng cho nền dân chủ. Còn ở Mỹ, họ đã làm điều này hơn 150 năm nay(2).

Chú thích:
(1) Sẽ bỏ phiếu tín nhiệm chủ tịch nước, thủ tướng: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/483674/Se-bo-phieu-tin-nhiem-chu-tich-nuoc-thu-tuong.html.
(2) White House petition for Obama impeachment tops 28,000 signatures: http://dailycaller.com/2012/11/16/white-house-petition-for-obama-impeachment-tops-28000-signatures.

06.12.2012
Hồ Quốc Nam
http://hoquocnam.blogspot.com

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Viết cho em mùa Thu

LTS: Có những sáng chạy xe trong lòng thành phố, tình cờ một cơn gió nhẹ thổi qua, từng chiếc lá vàng từ những hàng cây bên vệ đường rơi lạo xạo, tôi thấy lòng mình xúc động đến lạ thường:

Anh đã thấy
Xuyên qua từng kẽ lá
Giữa vòm trời xanh
Điểm lên những sắc vàng

Một tiếng lá
Rơi trong lòng thành phố
Ơi mùa Thu
Em đã đến rồi chăng?

Nhặt chiếc lá
Anh ép vào trang vở
Tự nhủ lòng
Đã ôm trọn mùa Thu


Sài Gòn, Thu, Nhâm thìn - 2012
29/11/2012
Hồ Quốc Nam
http://hoquocnam.blogspot.com

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Thăm anh Dương trong bệnh viện

Thăm anh Dương trong bệnh viện. Lúc này có quá nhiều người bệnh. Trong vòng vài tháng trở lại đây mình đã đến tổng cộng 6 cái bệnh viện khác nhau để thăm 6 người khác nhau với 6 căn bệnh khác nhau. Có người bệnh nặng, có người bệnh nhẹ. Nhưng đại khái là hầu hết đều ở ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Chưa bao giờ mình cảm nhận sự sống mỏng manh và dễ bị cái chết chiếm đoạt như lúc này!

Đi nhiều bệnh viện quá, thành ra cũng không nhớ nỗi hết tên các bệnh viện mình vừa đến. Tự nhiên thấy Dương nằm đó mình lại thấy cô đơn. Không biết có đúng không? Vậy là cô đơn đối với em có nghĩa gì hả anh? Cũng không biết! Chỉ biết rằng hình như nó luôn tồn tại trong em và chờ có cơ hội là lại hiện ra, thân thiện như bạn bè lâu ngày gặp lại.

Một bài hát tặng cho anh. Mong rằng những người thật sự quan tâm tới anh họ sẽ đến thăm anh. Để một phần anh đỡ cảm thấy cô đơn. Hay nỗi cô đơn đó chỉ là do em cảm nhận từ anh? Hay từ em?


Vài lời em viết cho anh trên Facebook:

Anh Nguyễn Nam Dương hiện đang một mình, một giường bệnh tại phòng 16, Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Quận 5, TP.HCM. Gần 30 tuổi đầu, lăn lộn từ đài truyền hình tỉnh đến đây, cũng đẹp trai, vui tính, quan trọng hơn nữa lại còn độc thân, và đặc biệt là rất tốt bụng, thế nhưng khi nhập viện thì lại một thân, một mình mấy ngày hôm nay. Tặng cho anh một bài hát cho cái "bạc" của anh! Tự nhiên nhìn anh nằm một mình trong viện mà em thấy cô đơn quá! Cái cô đơn của kẻ đã từ từ hiểu được sự cô đơn trong đám đông nó tàn nhẫn như thế nào! - Không biết có hiểu không? Cũng không chắc lắm! Đời còn nhiều đắng cay may mắn chưa được trải qua, nhưng ơn của tạo hóa, đắng cay của số phận cũng nếm được kha khá rồi! Hi vọng anh chóng khỏe để tiếp tục chiến đấu để lại rồi cuối cùng lại nằm xuống anh nhé! 

15.11.2012
Hồ Quốc Nam

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Ôn bài lịch sử: Bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008


Không khó để bạn nhận ra những người trong ảnh là ai!

Bốn năm rồi, đã bốn năm trôi qua kể từ ngày Jonh McCain và Barack Obama kết thúc chặn tranh cử lịch sử của nước Mỹ, của người Mỹ gốc Phi. Đến hôm nay, hơi nóng từ cuộc bầu cử vẫn còn quanh quẩn. Một lần nữa, đại diện Đảng Cộng hòa lại tiếp tục khuất phục trước Obama, Tổng thống gốc Phi đầu tiên của nước Mỹ, Tổng thống của người Mỹ gốc Phi.

Thật xúc động khi được chứng kiến khí thế của những người ủng hộ ông Barack Obama trong đêm ông đọc diễn văn chiến thắng bốn năm về trước. Thật khâm phục tinh thần của người cựu binh Jonh McCain trong diễn văn thú nhận thất bại trong đợt tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ của mình. Cả ông Obama và McCain đều xứng đáng là người đứng đầu nước Mỹ, người đại diện các công dân Hoa Kỳ lèo lái con thuyền Hợp chủng quốc đến bến bờ mới của lịch sử.

Hai bài diễn văn của người chiến thắng và của người thất bại đều để lại trong tôi những xúc động sâu sắc:

Obama's Victory Speech - Election Results 2008.

http://elections.nytimes.com/2008/results/president/speeches/obama-victory-speech.html

McCain: Concession Speech - Election Results 2008.

http://elections.nytimes.com/2008/results/president/speeches/mccain-concession-speech.html

09.11.2012
Hồ Quốc Nam
http://hoquocnam.blogspot.com

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Diễn văn mừng tái đắc cử của ngài Obama

LTS: Bầu cử Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 2012 đã kết thúc. Chiến thắng thuộc về ông Obama, đứa con rơi của nước Mỹ. Ngài Obama đã có diễn văn mừng thành công vĩ đại của mình ở Chicago, thành phố lớn thứ ba Hoa Kỳ nằm về phía Đông Bắc nước Mỹ. Chiến thắng của ông Obama có tính chất lịch sử đối với Đảng Dân chủ. Đây là lần thứ hai một ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Người đầu tiên làm được điều này là Cựu tổng thống Bill Clinton.

Chúc mừng ông Obama, chúc mừng nước Mỹ một lần nữa đã tìm được "người làm thuê vĩ đại" để giúp Hợp chủng quốc đi theo con đường của mình trong bốn năm kế tiếp.

Xem bản có video clip tại đây!

Barack Obama's victory speech – full text

US president addresses supporters in Chicago after decisively winning a second term.

At a rally on Wednesday in his hometown of Chicago, Barack Obama delivers a victory speech.

Thank you. Thank you. Thank you so much. (Sustained cheers, applause.)

Tonight, more than 200 years after a former colony won the right to determine its own destiny, the task of perfecting our union moves forward. (Cheers, applause.)

It moves forward because of you. It moves forward because you reaffirmed the spirit that has triumphed over war and depression, the spirit that has lifted this country from the depths of despair to the great heights of hope, the belief that while each of us will pursue our own individual dreams, we are an American family, and we rise or fall together as one nation and as one people. (Cheers, applause.)

Tonight, in this election, you, the American people, reminded us that while our road has been hard, while our journey has been long, we have picked ourselves up, we have fought our way back, and we know in our hearts that for the United States of America, the best is yet to come.

(Cheers, applause.) I want to thank every American who participated in this election. (Cheers, applause.) Whether you voted for the very first time (cheers) or waited in line for a very long time (cheers) – by the way, we have to fix that – (cheers, applause) – whether you pounded the pavement or picked up the phone (cheers, applause), whether you held an Obama sign or a Romney sign, you made your voice heard and you made a difference. (Cheers, applause.)

I just spoke with Governor Romney and I congratulated him and Paul Ryan on a hard-fought campaign. (Cheers, applause.) We may have battled fiercely, but it's only because we love this country deeply and we care so strongly about its future. From George to Lenore to their son Mitt, the Romney family has chosen to give back to America through public service. And that is a legacy that we honour and applaud tonight. (Cheers, applause.) In the weeks ahead, I also look forward to sitting down with Governor Romney to talk about where we can work together to move this country forward.

(Cheers, applause.)

I want to thank my friend and partner of the last four years, America's happy warrior, the best vice-president anybody could ever hope for, Joe Biden. (Cheers, applause.)

And I wouldn't be the man I am today without the woman who agreed to marry me 20 years ago. (Cheers, applause.) Let me say this publicly. Michelle, I have never loved you more. (Cheers, applause.) I have never been prouder to watch the rest of America fall in love with you too as our nation's first lady. (Cheers, applause.)

Sasha and Malia – (cheers, applause) – before our very eyes, you're growing up to become two strong, smart, beautiful young women, just like your mom. (Cheers, applause.) And I am so proud of you guys. But I will say that, for now, one dog's probably enough. (Laughter.)

To the best campaign team and volunteers in the history of politics – (cheers, applause) – the best – the best ever – (cheers, applause) – some of you were new this time around, and some of you have been at my side since the very beginning.

(Cheers, applause.) But all of you are family. No matter what you do or where you go from here, you will carry the memory of the history we made together. (Cheers, applause.) And you will have the lifelong appreciation of a grateful president. Thank you for believing all the way – (cheers, applause) – to every hill, to every valley. (Cheers, applause.) You lifted me up the whole day, and I will always be grateful for everything that you've done and all the incredible work that you've put in. (Cheers, applause.)

I know that political campaigns can sometimes seem small, even silly. And that provides plenty of fodder for the cynics who tell us that politics is nothing more than a contest of egos or the domain of special interests. But if you ever get the chance to talk to folks who turned out at our rallies and crowded along a rope line in a high school gym or – or saw folks working late at a campaign office in some tiny county far away from home, you'll discover something else.

You'll hear the determination in the voice of a young field organiser who's working his way through college and wants to make sure every child has that same opportunity. (Cheers, applause.) You'll hear the pride in the voice of a volunteer who's going door to door because her brother was finally hired when the local auto plant added another shift. (Cheers, applause.)

You'll hear the deep patriotism in the voice of a military spouse who's working the phones late at night to make sure that no one who fights for this country ever has to fight for a job or a roof over their head when they come home. (Cheers, applause.)

That's why we do this. That's what politics can be. That's why elections matter. It's not small, it's big. It's important. Democracy in a nation of 300 million can be noisy and messy and complicated. We have our own opinions. Each of us has deeply held beliefs. And when we go through tough times, when we make big decisions as a country, it necessarily stirs passions, stirs up controversy. That won't change after tonight. And it shouldn't. These arguments we have are a mark of our liberty, and we can never forget that as we speak, people in distant nations are risking their lives right now just for a chance to argue about the issues that matter – (cheers, applause) – the chance to cast their ballots like we did today.

But despite all our differences, most of us share certain hopes for America's future.

We want our kids to grow up in a country where they have access to the best schools and the best teachers – (cheers, applause) – a country that lives up to its legacy as the global leader in technology and discovery and innovation – (scattered cheers, applause) – with all of the good jobs and new businesses that follow.

We want our children to live in an America that isn't burdened by debt, that isn't weakened up by inequality, that isn't threatened by the destructive power of a warming planet. (Cheers, applause.)

We want to pass on a country that's safe and respected and admired around the world, a nation that is defended by the strongest military on Earth and the best troops this – this world has ever known – (cheers, applause) – but also a country that moves with confidence beyond this time of war to shape a peace that is built on the promise of freedom and dignity for every human being.

We believe in a generous America, in a compassionate America, in a tolerant America open to the dreams of an immigrant's daughter who studies in our schools and pledges to our flag – (cheers, applause) – to the young boy on the south side of Chicago who sees a life beyond the nearest street corner – (cheers, applause) – to the furniture worker's child in North Carolina who wants to become a doctor or a scientist, an engineer or an entrepreneur, a diplomat or even a president.

That's the – (cheers, applause) – that's the future we hope for.

(Cheers, applause.) That's the vision we share. That's where we need to go – forward. (Cheers, applause.) That's where we need to go. (Cheers, applause.)

Now, we will disagree, sometimes fiercely, about how to get there. As it has for more than two centuries, progress will come in fits and starts. It's not always a straight line. It's not always a smooth path. By itself, the recognition that we have common hopes and dreams won't end all the gridlock, resolve all our problems or substitute for the painstaking work of building consensus and making the difficult compromises needed to move this country forward.

But that common bond is where we must begin. Our economy is recovering. A decade of war is ending. (Cheers, applause.) A long campaign is now over. (Cheers, applause.) And whether I earned your vote or not, I have listened to you. I have learned from you. And you've made me a better president. And with your stories and your struggles, I return to the White House more determined and more inspired than ever about the work there is to do and the future that lies ahead. (Cheers, applause.)

Tonight you voted for action, not politics as usual. (Cheers, applause.) You elected us to focus on your jobs, not ours.

And in the coming weeks and months, I am looking forward to reaching out and working with leaders of both parties to meet the challenges we can only solve together – reducing our deficit, reforming our tax code, fixing our immigration system, freeing ourselves from foreign oil. We've got more work to do. (Cheers, applause.)

But that doesn't mean your work is done. The role of citizens in our democracy does not end with your vote. America's never been about what can be done for us; it's about what can be done by us together, through the hard and frustrating but necessary work of self-government. (Cheers, applause.) That's the principle we were founded on.

This country has more wealth than any nation, but that's not what makes us rich. We have the most powerful military in history, but that's not what makes us strong. Our university, our culture are all the envy of the world, but that's not what keeps the world coming to our shores. What makes America exceptional are the bonds that hold together the most diverse nation on Earth, the belief that our destiny is shared – (cheers, applause) – that this country only works when we accept certain obligations to one another and to future generations, so that the freedom which so many Americans have fought for and died for come with responsibilities as well as rights, and among those are love and charity and duty and patriotism. That's what makes America great. (Cheers, applause.)

I am hopeful tonight because I have seen this spirit at work in America. I've seen it in the family business whose owners would rather cut their own pay than lay off their neighbours and in the workers who would rather cut back their hours than see a friend lose a job. I've seen it in the soldiers who re-enlist after losing a limb and in those Seals who charged up the stairs into darkness and danger because they knew there was a buddy behind them watching their back. (Cheers, applause.) I've seen it on the shores of New Jersey and New York, where leaders from every party and level of government have swept aside their differences to help a community rebuild from the wreckage of a terrible storm. (Cheers, applause.)

And I saw it just the other day in Mentor, Ohio, where a father told the story of his eight-year-old daughter whose long battle with leukaemia nearly cost their family everything had it not been for healthcare reform passing just a few months before the insurance company was about to stop paying for her care. (Cheers, applause.) I had an opportunity to not just talk to the father but meet this incredible daughter of his. And when he spoke to the crowd, listening to that father's story, every parent in that room had tears in their eyes because we knew that little girl could be our own.

And I know that every American wants her future to be just as bright. That's who we are. That's the country I'm so proud to lead as your president. (Cheers, applause.)

And tonight, despite all the hardship we've been through, despite all the frustrations of Washington, I've never been more hopeful about our future. (Cheers, applause.) I have never been more hopeful about America. And I ask you to sustain that hope.

[Audience member: "We got your back, Mr President!"]

I'm not talking about blind optimism, the kind of hope that just ignores the enormity of the tasks ahead or the road blocks that stand in our path. I'm not talking about the wishful idealism that allows us to just sit on the sidelines or shirk from a fight. I have always believed that hope is that stubborn thing inside us that insists, despite all the evidence to the contrary, that something better awaits us so long as we have the courage to keep reaching, to keep working, to keep fighting. (Cheers, applause.)

America, I believe we can build on the progress we've made and continue to fight for new jobs and new opportunities and new security for the middle class. I believe we can keep the promise of our founding, the idea that if you're willing to work hard, it doesn't matter who you are or where you come from or what you look like or where you love. It doesn't matter whether you're black or white or Hispanic or Asian or Native American or young or old or rich or poor, abled, disabled, gay or straight. (Cheers, applause.) You can make it here in America if you're willing to try.

(Cheers, applause.)

I believe we can seize this future together because we are not as divided as our politics suggests. We're not as cynical as the pundits believe. We are greater than the sum of our individual ambitions and we remain more than a collection of red states and blue states. We are, and forever will be, the United States of America. (Cheers, applause.)

And together, with your help and God's grace, we will continue our journey forward and remind the world just why it is that we live in the greatest nation on earth. (Cheers, applause.) Thank you, America. (Cheers, applause.) God bless you. God bless these United States. (Cheers, applause.)

07.11.2012
Hồ Quốc Nam

Kỷ niệm một năm ngày ra trường

LTS: Mới đây mà đã một năm rồi kể từ ngày nhận bằng tốt nghiệp đại học. Nhìn lại một năm qua, thời gian lăn lộn cũng nhiều. Kể ra cũng có nhiều điều thú vị, nhiều gương mặt để nhớ, nhiều chuyện làm được và cũng còn nhiều điều để hối tiếc. Nhân kỷ niệm một năm ngày tốt nghiệp, tổng hợp lại các bài viết trên web của Khoa Báo chí, trường Nhân văn TP.HCM viết về lớp tôi nhân ngày nhận bằng.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

BCK07 bay lên!

Thứ Bảy, 5/11/2011, 23:01

(BC&TT) – Hơn 100 tân cử nhân của lớp báo chí khóa 2007-2011 đã thật sự “Bay lên” trong bầu không khí cảm động và ấm áp của buổi lễ trưởng thành vào sáng 5/11. Hành trình của họ đã để lại những ấn tượng thật sự sâu sắc trong lòng nhau, và trong lòng mọi người.

 
Phút chia sẻ thật lòng của hai giáo viên chủ nhiệm

Những giai điệu tha thiết của ca khúc “Về ăn cơm” và “Ngày xưa ơi” do chính các nhóm nhạc “cây nhà lá vườn” của K07 thể hiện đã mở đầu cho chuyến hành trình tìm về những khoảnh khắc tuyệt vời mà tập thể K07 đã vun đắp cùng nhau trong suốt 4 năm của giảng đường đại học.

Kí ức những chuyến đi

Trong hành trình của những thành viên lớp BCK07, không thể thiếu những kỉ niệm một thời của họ trong các chuyến đi.

Kỉ niệm từ những chuyến thực tập ở Tiền Giang, Chiến Khu D cho đến những chuyến dã ngoại về Long Hải, Tây Ninh, Giang Điền lần lượt được xuất hiện, như nhắc nhớ một thời sinh viên sôi nổi, nhiệt huyết.

Nhiều câu chuyện đến bây giờ mới được bật mí. Là câu chuyện về cô bạn Quỳnh Ngọc lơ phải lòng anh hướng dẫn viên ở Chiến khu D đã làm cả lớp một phen điên đảo và hú hồn vì tưởng đâu cô nàng sẽ ở luôn lại đó. Hay như phút xuất thần của cô bạn Thu Thanh ở Nghĩa trang Hạnh phúc (tỉnh Tiền Giang), đang ngủ bỗng nhiên nói mớ và gọi thất thanh: “Triều ơi quăng cho tui cái mền”.

Chỉ trong vài phút, tất cả kí ức ấy được tái hiện sống động và gần gũi đến lạ thường.

Thầy Huỳnh Văn Thông: "K07 là nguồn cảm hứng tuyệt vời!"

BCK07 là nguồn cảm hứng tuyệt vời!

Khi nhắc đến K07, cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Hoàng Vy lựa chọn 3 tính từ “ Hiền, quậy, thông minh”. Riêng thầy Phạm Duy Phúc thì đã nhắn nhủ rất chân tình: “Tôi đã từng đánh giá sai lầm về khả năng của các bạn. Chỉ sau kì thực tập quá xuất sắc, tôi mới nhận ra điều đó. Tôi mong các bạn bay lên, giữ vững ước mơ của mình, dù có gặp sự cố thì vẫn giữ niềm tin, bảo vệ sự thật”.

“BCK07 là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho khoa Báo chí & Truyền thông”. Đó là những lời mà thầy Huỳnh Văn Thông đã ưu ái dành tặng cho BCK07 sau bốn năm theo dõi bước trưởng thành của các bạn.

Không chỉ riêng thầy Thông mà các giảng viên, các anh chị khóa trước và cả những đàn em cũng đã nói về BCK07 bằng những tính từ dễ thương nhất: năng động, sáng tạo, giỏi giang, thân thiện, thông minh, vui tính, “khùng”…và rất đoàn kết.

Có lẽ đó là yếu tố quan trọng nhất để làm nên tập thể k07 ấn tượng của khoa Báo chí – Truyền thông.

“Cuộc sống không phải là bãi đáp, không phải là phi trường của những chuyến bay, cuộc sống là những đường chân trời, vì thế tôi mong các bạn hãy đốt cháy năng lượng và tri thức để bay xa đến những chân trời của riêng mình”, thầy Huỳnh Văn Thông gửi gắm. Câu nói không chỉ dành riêng cho sinh viên BCK07 mà còn là bài học quý báu cho các thế hệ sinh viên báo chí.

Bước lên chuyến tàu, và bay lên


Vỡ òa - Ảnh: Cẩm Bình

Cuối cùng thì giây phút quan trọng nhất của buổi lễ: Nghi thức trưởng thành cũng đã đến. Kết thúc thời sinh viên với bao nhiêu nỗ lực, bao nhiêu tình cảm và trải nghiệm, giờ đây các thành viên BCK07 đã được khoác lên mình chiếc áo cử nhân và nắm trong tay chiếc vé để “bay lên” từ giảng đường đại học.

Các hành khách đã được nhận “tấm vé” để bước lên chuyến tàu từ chính những giảng viên – những người đã chắp cánh cho những khát khao và hoài bão của mình.

Niềm vui, những giọt nước mắt và cả sự luyến tiếc hiện rõ trên từng gương mặt của hành khách khi bước chân lên tàu. Mỗi cái tên được xướng lên lại mang một cá tính rất riêng. Họ đã hội tụ về đây để làm nên một BCK07 muôn màu muôn vẻ.

Mọi cảm xúc đã vỡ òa trong giây phút tất cả những tân cử nhân cùng tiến lên sân khấu hòa chung vào ca khúc “Tạm biệt”. Rồi khi những chiếc nón được tung lên cao, tiếng hô to vang khắp Hội trường, các hành khách của BCk07 đã sẵn sàng và vững vàng “bay lên” từ ngôi nhà Báo chí -Truyền thông ra bầu trời cuộc sống.

THÚY AN – HỒNG NHUNG

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Những khoảnh khắc trưởng thành

Thứ Bảy, 5/11/2011, 17:52

(BC&TT) – Lễ tốt nghiệp của lớp BCK07 để lại trong lòng mọi người một ấn tượng sâu sắc về một thế hệ sinh viên báo chí năng động và đầy tài năng. Hãy cùng nhìn lại những khoảnh khắc khó quên của các tân cử nhân trong buổi lễ: những khoảnh khắc trưởng thành.


Cùng lưu lại những hình ảnh của mình trong màu áo cử nhân


Lễ tốt nghiệp là nơi các thành viên trong lớp thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, như Đình Khánh – Thu Thanh tỏa sáng với vai trò MC…

... hay"Hạt bụi" Hoài Nhân gây bất ngờ với một hình tượng hoàn toàn khác khi thể hiện ca khúc "Ngày xưa ơi"

… hay”Hạt bụi” Hoài Nhân gây bất ngờ với một hình tượng hoàn toàn khác khi thể hiện ca khúc “Ngày xưa ơi”


Đại diện sinh viên BCK07, Nguyễn Khắc Huy: “Mình thực sự tự hào khi là thành viên của gia đình Báo chí”






Tri ân những người dẫn đường



Rạng ngời niềm tự hào khi trở thành tân cử nhân



Bồi hồi khi cùng nhau ôn lại những kỉ niệm của 4 năm giảng đường 


Hạnh phúc trong "nghi lễ trưởng thành"

  
Những cảm xúc phút chia tay


Những giọt nước mắt xúc động của Nguyễn Hải Triều - một trong những sinh viên nổi bật trong hoạt động phong trào của khóa 2007


BCK07 chắc chắn sẽ bay thật cao, thật xa!

CẨM BÌNH – TRƯỜNG THI thực hiện

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Rực rỡ Lễ trưởng thành BCK07

Thứ Bảy, 5/11/2011, 12:22

Lễ trưởng thành với chủ đề “Bay lên” của lớp BCK07 đã diễn ra sáng nay, ngày 5/11 tại Hội trường D trong không khí ấm áp và đậm chất báo chí.

Tập thể BCK07 đã cùng nhau ôn lại những kỉ niệm của lớp trong suốt 4 năm là sinh viên với hai phần “Kí ức những chuyến đi” và “Kí ức giảng đường”. Từng kỉ niệm, từng gương mặt đã được xuất hiện đầy ấn tượng, tạo cho hội trường những cảm xúc thú vị.

Thầy Huỳnh Văn Thông – trưởng khoa Báo chí & Truyền thông chia sẻ trong buổi lễ: ” Với tôi, tất cả các sinh viên khóa K07 luôn là nguồn cảm hứng rất đặc biệt cho khoa Báo chí & Truyền thông. Tôi mong các bạn hãy đốt cháy năng lượng và tri thức của mình để bay xa đến những chân trời của riêng mình”.

Đại diện sinh viên lớp BCK07, bạn Nguyễn Khắc Huy chia sẻ chân thành: ” Mình muốn gửi lời tri ân đến các thầy cô và lời cảm ơn đến mọi người đã đồng hành, giúp đỡ mình trong thời gian học tập vừa qua. Mình thực sự tự hào khi là một thành viên của gia đình báo chí”.

Buổi lễ trưởng thành đã khẳng định sự vững vàng của thế hệ sinh viên Báo chí khóa 2007 – 2011. Hơn 100 sinh viên đã cầm trên tay tấm bằng cử nhân, tự tin mở ra cho mình một chặng đường mới.

Một số hình ảnh trong buổi lễ:


Dư Nhật Đăng - lớp trưởng lớp BCK07 và khoảnh khắc trưởng thành. Ảnh: Trường Thi


Chia sẻ cùng nhau niềm hạnh phúc. Ảnh: Trường Thi


Rực rỡ niềm vui của những tân Cử nhân Báo chí. Ảnh: Trường Thi

NGUYỄN SÂM
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Báo Chí Trẻ tháng 11

Thứ Hai, 21/11/2011, 20:14

(BC&TT) – CLB Phóng Viên Trẻ gửi đến mọi người một “bữa tiệc tin tức” thịnh soạn với chương trình Báo Chí Trẻ số tháng 11.

Hoạt động sôi nổi của các CLB, nhiều chương trình quan trọng của Đoàn – Hội khoa đã tạo nên một không khí hoạt động sôi nổi trong cộng đồng sinh viên báo chí thời gian qua.

Bạn đã bỏ lỡ Lễ trưởng thành đầy ý nghĩa mang tên “Bay lên” của lớp BCK07? Hãy cùng cảm nhận lại không khí ấm áp ấy qua phóng sự của chúng tôi.

Báo Chí Trẻ tháng 11 là số đâù tiên của chương trình có sự tham gia của các thành viên mới từ BCK11. Hãy cùng theo dõi và ủng hộ cho họ nhé!

Còn bây giờ, PVT mời mọi người cùng vào tiệc!


CLB PHÓNG VIÊN TRẺ 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
07.11.2012
Hồ Quốc Nam

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Thăm Minh

Nghe tin Minh bị tai nạn chấn thương sọ não, lòng mình đau như cắt. Thương đứa em hiền lành với nụ cười dễ thương và rất mạnh mẽ.

Minh đã trò chuyện cùng mình một vài lần và phát hiện ra bên trong cái vỏ bọc hiền lành, em có một cá tính rất mạnh mẽ và quyết đoán. Việc em bỏ khoa Pháp trường Nhân văn để đi làm báo là một bất ngờ đối với mình. Mình vẫn khuyên em học lại. Vì mình nghĩ đường đời còn dài lắm, mà cái bằng đại học thì lúc nào cũng cần. Nhưng em nói là em đã quyết và tự tính toán kỹ cho tương lai. Thế nên mình cũng yên tâm.

Rồi nhận được tin em là phóng viên ảnh cho Tuổi Trẻ. Thật là may mắn khi em đã tìm được công việc đúng đam mê của mình. Còn gì hạnh phúc bằng phải không em?

Tai nạn bất ngờ ập đến! Qua trang mạng Facebook, mình biết em bị chấn thương sọ não, đang nằm trong bệnh viện Chợ Rẫy chờ phẫu thuật. Thời gian trôi qua mau quá! Mới đó mà đã một tháng mình mới vào viện thăm được em. Vẫn là khuôn mặt hiền lành ấy nhưng giờ trở nên xanh xao, sơ sát. Trên đầu em vẫn còn vết mổ để bác sĩ lấy mảnh sọ ra nuôi trong môi trường đặc biệt. Hi vọng là mọi sự bình yên sẽ đến với em.

Chiều nay nhận được tin từ mẹ em, em đã về đến Bến Tre, quê hương của mình. Tí nữa là anh đã hối hận không kịp. Em nằm ở Chợ Rẫy, cách nhà có hơn cây số mà mãi đến gần 1 tháng anh mới vào thăm em được. Cũng tại những bận rộn phù phiếm và những bèo bọt ngày thường. Giờ em về Bến Tre thì mọi sự thăm hỏi cũng chỉ qua điện thoại. Cái chuỗi hạt bình an ở chùa anh định tặng để đeo vào tay em như vậy là cũng không thể nào đến được tay em.

Cuộc đời có quá nhiều hờ hững! Ngay cả đối với bản thân anh Minh à! Cầu chúc cho em mau được bình an, sức khỏe, có đủ nghị lực để đi tiếp hành trình cuộc đời này em nhé!

03.11.2012
Hồ Quốc Nam

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Ông cậu mất

Đời người vốn là vô thường, chuyện sinh tử vốn đôi khi chẳng thể nào lường trước được.

Người già nào rồi cũng sẽ phải chết đi như một quy luật thông thường của cuộc sống.

Dẫu biết rằng có ngậm ngùi tiếc thương thì người chết cũng sẽ mãi mãi không thể nào sống lại được.

Chỉ mong nếu linh hồn có tồn tại thật sự thì linh hồn của ông sẽ được thanh thản nơi chín suối, nhìn con cháu phát triển và phù hộ con cháu về mặt tâm linh.

Con đã nói một số điều với Ông cậu và đến bây giờ con vẫn còn nhớ như in những lời nói đó. Con tự nhủ với lòng mình đó là những điều tâm niệm của con, con quyết tâm làm những điều đó. Một là để đời của mình không trôi qua một cách quá vô vị. Hai là con thực hiện lời hứa đối với ông của con, lời hứa đối với một người con rất tôn trọng. Quan trọng hơn nữa là lời hứa ấy có thành hiện thực hay không thì chỉ có mình con biết, vì ông đã mất.

Ông ơi, con sẽ cố gắng sống như một thợ mộc lành nghề đóng một chiếc tủ, con sẽ không bao giờ dùng những miếng gỗ xấu để đóng lưng tủ. Dẫu người đời không ai có thể những thấy những miếng gỗ xấu ấy nhưng quan trọng hơn là chính bản thân con nhìn thấy nó và biết rằng nó tồn tại.

Những lời ông nói với con con sẽ ghi nhớ mãi mãi. Ông cậu ra đi thanh thản, bình yên!

29.10.2012
Hồ Quốc Nam

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Thói ngụy biện ở người Việt (GS Nguyễn Văn Tuấn)


GS. Nguyễn Văn Tuấn

Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong một xã hội văn minh. Ở nhiều nước, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Ở các nước phương Tây, hầu như ngày nào báo chí cũng có những bài của những cây bút tranh luận về một vấn đề nóng nào đó. Trên tivi cũng có những cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai hay nhiều người về những chủ đề từ “đại sự” đến những vấn đề tưởng như nhỏ nhất. Trong các hội nghị khoa học, trước một vấn đề còn trong vòng nghi vấn, người ta cũng có những chuyên gia tranh luận dưới dạng những bài giảng khoa học.

Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi.

Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải tập trung vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, phải sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không công kích vào cá nhân và nhân thân của người tham gia tranh luận.

Đó là những đòi hỏi khó khăn cho một cuộc tranh luận nghiêm túc có ý nghĩa, và không phải ai cũng có khả năng đạt được những yêu cầu này, nhất là đối với người Việt vốn chưa quen với văn hóa tranh luận. Do đó, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều trường hợp chất lượng của những cuộc tranh luận giữa người Việt rất thấp. Chỉ cần xem qua những cái-gọi-là “tranh luận” trên các diễn đàn báo chí (và nhất là các “chat room” hay blog), người ta có thể thấy đó không phải là tranh luận, mà là những cuộc đụng độ giũa các cá nhân tham gia tranh luận, những cuộc chửi bới, chẳng có lí luận của người tranh luận. Ngoài ra, đối với một số người tham gia bình luận về một câu chuyện nào đó là một cuộc dàn xếp, một sự đóng kịch, nhằm tung hỏa mù hoặc lên lớp, hoặc a dua theo đám đông. Đó là những kịch bản ngớ ngẩn đến tội nghiệp. Ngớ ngẩn là vì người xuất hiện chẳng nói được gì cho đầy đủ, mà cũng chẳng phân tích một vấn đề gì cho đến nơi đến chốn.

Thật vậy, rất nhiều trường hợp, những cuộc tranh luận giữa người Việt chỉ là những cuộc chửi lộn, mà trong đó người ta tha hồ vung vít, ném liệng vốn liếng chữ nghĩa qua lại một cách hỗn độn, mà chẳng cần để ý đến logic hay các nguyên tắc của tranh luận là gì. Hơn nữa, rất dễ dàng nhận thấy rằng trong các cuộc tranh luận đó người ta nhắm vào mục tiêu là nhân thân, cá nhân của người tranh luận chứ không nhắm vào quan điểm và lí lẽ của người đó. Thay vì tranh luận thẳng vào vấn đề, người ta tìm cách gắn cho đối phương một nhãn hiệu, và từ đó làm lu mờ đi quan điểm của họ. Trong hầu như những tranh luận, nhiều người cố tìm hay tạo cho mình một vị trí đạo cao đức trọng cả bằng cách gắn cho đối phương những danh từ và tính từ mang tính miệt thị, một thủ đoạn có khả năng làm cho một cuộc tranh luận trở nên một cuộc ẩu đã ngôn từ đinh tai nhức óc thay vì là một trao đổi khoa học.

Thực ra, đó là một hình thức ngụy biện, một lỗi lầm cơ bản nhưng nghiêm trọng trong tranh luận. Nói một cách đơn giản, ngụy biện là những nhầm lẫn trong lí luận và suy luận. Ngụy biện khác với logic. Logic, nói một cách ngắn gọn trong trường hợp này, là những qui ước quản lí tính nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ. Giới triết học Tây phương đã bỏ khá nhiều công sức để phân biệt thế nào là logic và thế nào là ngụy biện. Aristotle có lẽ là một nhà logic học đầu tiên có công phát triển các qui tắc và hệ thống suy luận. Trong quá trình làm việc, ông phát hiện ra nhiều lỗi lầm mà sau này người ta quen gọi là những “ngụy biện.” Mặc dù Aristotle là một nhà nhà logic học đầu tiên có công liệt kê và phân loại những loại ngụy biện, thầy của ông (Plato) mới xứng đáng được vinh danh như là một nhà triết học đầu tiên đã có công sưu tầm những ví dụ về ngụy biện. Kể từ khi Plato và Aristotle, đã có khá nhiều nhà triết học và logic học như John Locke, John Stuart Mill, Jeremy Bentham, và Arthur Schopenhauer cũng có nhiều cống hiến quan trọng trong việc nghiên cứu về ngụy biện.

Điều đáng chú ý là những lỗi lầm về ngụy biện ở người Việt lại hay thấy trong giới có học. Chỉ cần điểm qua báo chí, websites, blog, v.v... chúng ta dễ dàng thấy rất nhiều cái-gọi-là "tranh luận" thật ra chỉ là ngụy biện. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đó là những ngụy biện, mà thậm chí còn hết lời khen ngợi kẻ ngụy biện là ... uyên bác! Điều này cho thấy trong những người Việt học cũng có người rất lười biếng suy nghĩ và chẳng phân biệt được thật và giả, không có khả năng nhận dạng được ngụy biện. Phải ghi nhận một điều là internet đã rất tuyệt vời, vì qua những "tranh luận" và chửi bới của những kẻ tham gia trên internet, chúng ta biết được bộ mặt xấu xí đằng sau những người mang nhãn mác "trí thức" hay "có học". Những kẻ này tương đối nguy hiểm, vì với cái nhãn mác "có học" đó, họ có cơ hội làm lũng đoạn xã hội và trở thành những con vi khuẩn làm nhiễm trùng nền học thuật nước nhà. Do đó, cần phải giúp họ nhận ra đâu là ngụy biện và đâu là logic.

Thực ra, nhận dạng ngụy biện không phải là một việc làm khó khăn. Nói chung chỉ với một lương năng bình dân, người ta có thể phân biệt một phát biểu mang tính ngụy biện với một phát biểu logic. Tuy nhiên, cũng có nhiều dạng thức ngụy biện mà vẻ bề ngoài hay mới nghe qua thì rất logic, nhưng thực chất là phi logic. Những loại ngụy biện núp dưới hình thức “khoa học” này không dễ nhận dạng nếu người đối thoại thiếu kiến thức về logic học hay thờ ơ với lý lẽ. Do đó, một điều quan trọng trong tranh luận là cần phải phát hiện và nhận dạng những hình thức ngụy biện, và quan trọng hơn, cần phải hiểu tại sao chúng sai. Có thể phân loại ngụy biện thành nhiều nhóm khác nhau liên quan đến việc đánh lạc vấn đề, lợi dụng cảm tính, thay đổi chủ đề, nhầm lẫn trong thuật qui nạp, lý luận nhập nhằng, phi logic, và sai phạm trù. Trong khuôn khổ giới hạn, người viết bài này không có tham vọng trình bày tất cả những loại ngụy biện một cách chi tiết (vì việc này đã được hệ thống hóa trong nhiều sách về logic học), mà chỉ muốn liệt kê ra những loại ngụy biện thường hay gặp trong báo chí và truyền thông, hầu giúp bạn đọc có thể phân biệt giữa chân và giả.

Liệt kê sau đây là một loạt những ngụy biện phổ biến hay thấy ở người Việt. Những ngụy biện này có thể phân thành 7 nhóm như sau:

• Đánh tráo chủ đề

• Lợi dụng cảm tính và đám đông

• Làm lạc hướng vấn đề

• Qui nạp sai

• Nhập nhằng đánh lận con đen

• Phi logic

• Các nhầm lẫn khác

Nhóm 1. Đánh tráo chủ đề

1. Công kích cá nhân (ad hominem). Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, thấp kém nhất, nguy hiểm nhất, nhưng có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.

Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như “Ông nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,” hay “Ông là người làm kinh tế, không biết gì về khoa học, mà nói chuyện khoa học”. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu, mà là logic của lời phát biểu. Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: “Anh học của Tây có vài chữ mà đã quay lại chửi bới đồng nghiệp à? Anh là con công cháu cha, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ của chúng tôi.”

2. Lợi dụng quyền lực (ad verecundiam). Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình. Chẳng hạn như “Isaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế,” làm như ông Newton là người có thẩm quyền để chúng ta tin vào Thượng đế. Thẩm quyền không thuyết phục được ai; chỉ có sự thật, lí lẽ và logic mới quan trọng và có khả năng thuyết phục.

3. Lợi dụng nặc danh. Trong trường hợp này, người ngụy biện không nêu danh tính người có thẩm quyền, và vì không ai biết tên người có thẩm quyền nên không ai có thể kiểm chứng sự chính xác của lời phát biểu. Một loại ngụy biện khác có quan hệ với loại này là dùng lời đồn đại để làm cơ sở lập luận. Giới công an hay sử dụng ngụy biện này, ví dụ như “Một viên chức tình báo cho biết chính anh từng hoạt động cho địch.”

4. Lợi dụng tác phong. Loại ngụy biện này dùng tác phong hay cách làm việc hay một đặc tính nào đó của đối tượng để cố thuyết phục về tính hợp lí của phát biểu. Tiêu biểu cho loại ngụy biện này là những phát biểu như “Nixon thất cử vì ông ta thường hay ra mồ hôi trên trán,” hay “Tại sao anh không nghe theo lời khuyên của anh chàng ăn mặc bảnh bao đó?” Thực ra, “bảnh bao” và “mồ hôi trên trán” chẳng có dính dáng gì đến vấn đề đang bàn thảo.

5. Luận điệu cá trích. Loại ngụy biện này thường hay được ứng dụng khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Ví dụ: “Anh có thể nói rằng tử hình là một hình thức không có hiệu quả trong việc chống lại tội phạm, nhưng còn nạn nhân của tội phạm thì sao? Gia đình của nạn nhân sẽ nghĩ gì khi họ thấy tên sát nhân người thân của họ bị giam giữ trong nhà tù bằng đồng tiền của chính họ. Họ có nên nuôi dưỡng những tên sát nhân như thế không?”

6. Luận điệu ngược ngạo. Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, tìm cách chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ đoạn của những người ngụy biện. Chẳng hạn như trong câu này “Anh nói rằng ăn nhiều mỡ không liên quan đến cholesterol, nhưng anh có thể chứng minh điều đó không?” Đáng lẽ người phát biểu phải chứng minh, nhưng công việc đó lại được chuyển cho người đối thoại!

Nhóm 2. Lợi dụng cảm tính và đám đông

7. Dựa vào bạo lực (ad baculum). Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này thưởng được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu “chân lí thuộc về kẻ mạnh”. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có thể từ một người khác. Ví dụ như “Những ai không tin vào chính sách của Nhà nước sẽ phải trả giá đắt”, hay “Được rồi, tôi đã biết số điện thoại của anh và biết anh đang ở đâu. À, tôi có nói cho anh biết là tôi mới mua một cây súng ngắn chưa nhỉ?”

8. Lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam). Đây là một loại ngụy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của mình. Ví dụ như “Anh ấy không có giết người bằng búa. Làm ơn đừng tuyên án anh ấy có tội, anh ấy đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng tinh thần,” hay “Tôi hi vọng anh sẽ chấp nhận đề nghị này, chúng ta đã tiêu ra ba tháng nay để bàn rồi đấy.”

9. Lợi dụng hậu quả (ad consequentiam). Ngụy biện loại này thường được biểu hiện qua cách phát biểu “A hàm ý B, B là sự thật, do đó A là sự thật”. Ví dụ: “Nếu vũ trụ được một đấng chí tôn thượng đế tạo nên, chúng ta có thể thấy những hiện tượng được tổ chức một cách thứ tự. Và hiện tượng chung quanh chúng ta quả rất thứ tự, vậy đấng chí tôn thượng đế chính là người tạo nên vũ trụ,” hay “Anh phải tin vào Đảng Cộng hòa, chứ nếu không cuộc đời này sẽ chẳng có ý nghĩa” (hay là nói một cách ngược lại: cuộc sống này chẳng có ý nghĩa gì nếu không có Đảng cộng hòa!)

10. Lạm dụng chữ nghĩa. Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Chẳng hạn như trong câu “Bất cứ một người có lương tri nào cũng phải đồng ý rằng về Việt Nam ăn Tết là làm lợi cho cộng sản,” chữ “lương tri” được cài vào nhằm cho người đối thoại phải nghiêng theo những người có lương tri.

11. Dựa vào quần chúng (ad numerum). Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.”

Nhóm 3. Làm lạc hướng vấn đề

12. Lí lẽ chẻ đôi. Loại ngụy biện này thường phân định một vấn đề thành hai giá trị: trắng và đen, bạn và thù, có và không, v.v.. dù trong thực tế, có hơn hai lựa chọn. Chẳng hạn như “Hoặc là anh hợp tác với tôi hay là anh chống tôi, anh chọn hướng nào, yes hay là no?”

13. Lí lẽ ngờ nghệch (ad ignorantiam). Loại ngụy biện này, như tên gọi ám chỉ, xuất phát từ sự ngớ ngẩn. Một trong những cách nói thông thường nhất trong loại ngụy biện này mà giới ngụy biện hay dùng là nếu một điều gì đó chưa được chứng minh là sai (hay giả) thì điều đó là đúng (hay thật). Ví dụ: “Bởi vì các nhà khoa học chưa chứng minh dioxin có thể gây ra dị thai, do đó dioxin không thể gây ra dị thai,” hay kiểu lí luận của “nền kinh tế phát triển và xã hội ổn định mấy năm nay, không có lý do gì phải cần đến dân chủ”.

14. Lí luận lươn trạch. Loại ngụy biện này cho rằng nếu một sự kiện xảy ra, các sự kiện có hại khác sẽ xảy ra. Chẳng hạn như “Nếu chúng ta hợp pháp hóa cần sa, công chúng sẽ bắt đầu hút cần sa, và chúng ta cũng sẽ phải hợp pháp hóa á phiện. Rồi chúng ta sẽ là một quốc gia với những người ăn bám vào xã hội. Do đó, chúng ta không thể hợp pháp hóa á marijuana”. Hay một đoạn ví dụ khác:” Tiếc thay một cuộc cải cách về kinh tế, bình bị, tài chánh, xã hội, nông nghiệp như vậy, đang trên đường thành công rực rỡ: bị tan vỡ, bị huỷ bỏ chỉ vì tham vọng đánh Đại việt của Vương An Thạch. Mà đau đớn biết bao, khi người phá vỡ chỉ là một thiếu phụ Việt ở tuổi ba mươi. Giá như Thạch không chủ trương Nam xâm, chỉ cần mười năm nữa, toàn bộ xã hội Trung quốc thay đổi; rồi với cái đà đó, thì Trung quốc sẽ là nước hùng mạnh vô song, e rằng cứ muôn đời mặt trời vẫn nở phương Đông chứ không ngả về Tây như hồi thế kỉ 18 cho đến nay bao giờ.”

15. Mệnh đề rời rạc. Đây là loại ngụy biện dùng hai (hay nhiều hơn hai) mệnh đề chẳng dính dáng gì với nhau để làm thành một phát biểu hay kết luận. Ví dụ: “Anh ủng hộ tự do dân chủ và quyền mang vũ khí hay không?” hay “Anh đã ngưng làm ăn trái phép chưa?” Câu hỏi sau thực ra hỏi hai vấn đề “Anh từng làm ăn trái phép?” và “Anh đã ngừng hoạt động hay chưa?”

16. Đơn giản hóa. Đây là một loại ngụy biện mà người phát biểu cố tình biến một quan niệm trừu tượng thành một điều cụ thể để bắt lấy thế thượng phong trong đối thoại (nhưng là ngụy biện). Ví dụ: “Tôi để ý thấy anh mô tả ông ta là một người quỉ quyệt. Vậy tôi hỏi anh cái “quỉ quyệt” đó nó nằm ở đâu trong bộ não? Anh không chỉ ra được cho tôi; do đó, tôi có thể nói cái quỉ quyệt không có thực.”

Nhóm 4. Qui nạp sai

17. Khái quát hóa vội vã. Loại ngụy biện này cũng khá phổ biến. Nó dùng một ví dụ hay trường hợp nhỏ và từ đó khái quát hóa cho một cộng đồng. Chẳng hạn như “Ông ấy là một tay đạo đức giả. Do đó, các bạn bè của ông ấy cũng giả dối.”

18. Khái quát hóa không đúng chỗ. Đây là loại ngụy biện mà người sử dụng chúng thường áp dụng một qui luật chung cho một tình huống hay một cá nhân. Chẳng hạn như “Người cộng sản là vô thần. Anh là người theo chủ nghĩa cộng sản, vậy anh chắc chắn là một người vô thần.”

19. Kéo dài tính tương đồng. Trong loại ngụy biện này, người dùng nó đề nghị một điều lệ chung chung, rồi áp dụng nó cho mọi trường hợp và cá nhân. Ví dụ: “Tôi tin rằng chống luật pháp bằng cách phạm luật pháp là một điều sai trái”, hay “Nhưng quan điểm đó ghê tởm lắm, vì nó ám chỉ rằng anh sẽ không ủng hộ tôi,” hay “Anh muốn nói rằng luật về mật mã cũng có tầm quan trọng tương đương với phong trào giải phóng sao? Sao anh dám nói thế?”

20. Lí lẽ quanh co. Loại ngụy biện này thường luẩn quẩn trong vài giả định và kết luận. Chẳng hạn như “Những người đồng tính luyến ái nhất định không thể nắm chính quyền. Do đó, phải tống khứ những viên chức chính phủ đồng tính luyến ái. Vì thế, những người đồng tính luyến ái sẽ làm mọi cách để dấu diếm hành tung của họ, và họ có nguy cơ bị tống tiền. Do vậy, những người đồng tính luyến ái không được giữa chức vụ gì trong chính phủ.” Tức là trong một lí giải như thế, cả hai giả thuyết và kết luận đều giống nhau.

21. Đảo ngược điều kiện. Loại ngụy biện này thường được biểu hiện qua hình thức “Nếu A xảy ra thì B sẽ xảy ra, do đó, nếu B xảy ra thì A sẽ xảy ra.” Ví dụ: “Nếu tiêu chuẩn giáo dục bị hạ thấp, chất lượng tranh luận sẽ bị tồi đi. Do đó, nếu chúng ta thấy chất lượng tranh luận suy đồi trong những năm sắp đến, thì điều đó cho thấy tiêu chuẩn giáo dục của ta bị xuống cấp.”

22. Lợi dụng rủi ro. Ngụy biện này thường dùng một qui luật chung và áp dụng nó cho một trường hợp cá biệt. Ví dụ: “Luật giao thông không cho anh chạy quá 50 km/h. Cho dù cha anh sắp chết anh cũng không được chạy quá tốc độ đó.”

23. Lợi dụng trường hợp cá biệt. Ngụy biện này thường dùng một trường hợp cá biệt để đem ra ứng dụng cho một đám đông. Ví dụ: “Chúng ta cho phép bệnh nhân sắp chết dùng á phiện, chúng ta nên cho phép mọi người dùng á phiện.”

24. Kết luận lạc đề. Loại ngụy biện này thường xuất hiện khi một kết luận chẳng dính dáng gì đến lí lẽ mà người biện luận trình bày. Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp ngụy biện này là: “Độ nhiễm arsenic trong nước ở Việt Nam chưa cao và còn trong mức độ cho phép. Dữ kiện của Bangladesh cho thấy tình trạng nhiễm arsenic ở Việt Nam rất trầm trọng.”

25. Ngụy biện rơm. Loại ngụy biện này cố tình xuyên tạc, bóp méo quan điểm hay phát biểu của người khác, để làm luận điểm tấn công. Đây là một ngụy biện, vì nó không đương đầu với cái lí lẽ đang bàn. Chẳng hạn như: “Chúng ta nên ủng hộ chế độ cưỡng bách quân dịch. Người ta không thích tòng quân vì họ không muốn cuộc sống bị đảo lộn. Nhưng họ cần nhận thức rằng có nhiều điều quan trọng hơn tiện nghi trong cuộc sống.”

Nhóm 5. Nguyên nhân giả tạo

26. “Post hoc”. Loại ngụy biện này phát biểu rằng hai sự kiện xảy ra, một trước và một sau, có quan hệ với nhau như nguyên nhân và hậu quả. Ví dụ: “Liên Xô sụp đổ sau khi nhà nước theo chủ nghĩa vô thần. Do đó, chúng ta phải từ bỏ chủ nghĩa vô thần để khỏi bị suy sụp.”

27. Ảnh hưởng liên đới. Một sự kiện được cho là có ảnh hưởng đến một sự kiện khác, nhưng thực chất thì cả hai sự kiện đều có cùng một nguyên nhân. Đây cũng chính là một trường hợp ngụy biện dưới dạng “post hoc”. Ví dụ: “Chúng ta đang chứng kiến một tình trạng thất nghiệp rất cao, vì do thiếu nhu cầu của người tiêu thụ.” (Nhưng có thể cả hai sự kiện có nguyên nhân từ tiền lời quá cao.)

28. Ảnh hưởng không đáng kể. Đây là một loại ngụy biện mang tính phóng đại từ một ảnh hưởng rất nhỏ. Chẳng hạn như “Hút thuốc gây ra ô nhiễm môi trường ở Sydney” là một phát biểu đúng, nhưng ảnh hưởng của thuốc lá đến môi trường rất khiêm tốn khi so với ảnh hưởng của khói xe và các hãng xưởng.

29. Ảnh hưởng ngược chiều. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả bị đảo ngược chiều để tìm đến một kết luận mang tính ngụy biện. Ví dụ: “Ung thư gây ra thói quen hút thuốc lá”.

30. Nguyên nhân phức tạp. Một sự kiện xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng người ngụy biện có thể đơn giản hóa thành một liên hệ đơn giản. Chẳng hạn như “Tai nạn xe cộ là do đường xá xấu” có thể đúng, nhưng tai nạn cũng có thể do người lái xe ẩu trong một điều kiện xấu.

31. Nguyên nhân sai (Non causa pro causa). Loại ngụy biện này xảy ra khi một điều nào đó được cho là nguyên nhân của một sự kiện, nhưng nó chưa thực sự được chứng minh là nguyên nhân. Ví dụ: “Tôi uống một viên aspirin và cầu nguyện thượng đế, và tôi không còn bị nhức đầu. Như vậy thượng đế đã chữa trị tôi khỏi nhức đầu.”

Nhóm 6. Phi logic (non sequitur) và nhần lẫn trong tam đoạn luận

32. Phi logic. Ngụy biện phi logic thường xảy ra trong trường hợp một lí lẽ mà kết luận được rút ra từ những tiêu đề không dính dáng gì với nhau. Chẳng hạn như “Người Ai Cập đã từng làm nhiều khai quật để xây dựng những kim tự tháp, họ chắc chắn phải rất thạo về cổ sinh vật học.”

33. Loại bỏ tiền đề. Ngụy biện loại này thường xảy ra dưới hình thức “nếu A thì B, không phải A thì không phải B.” Ví dụ: “Nếu tôi ở Sydney thì tôi đang ở New South Wales. Tôi hiện không ở Sydney, do đó, tôi không ở New South Wales”.

34. Nhét chữ vào miệng người khác. Đây là một loại ngụy biện bằng cách dùng kĩ thuật phỏng vấn. Một trường hợp cổ điển là “Ông đã ngưng đánh vợ chưa?” Tức là một câu hỏi với một giả định rằng người được hỏi từng hành hung vợ. Đây là một mẹo mà giới luật sư thường hay dùng trong thẩm vấn. “Ông dấu tiền ăn cắp đó ở đâu?” Giới chính khách cũng thích mẹo này, đại khái như “Bao giờ thì nhóm EU này sẽ không còn xâm phạm vào công việc của chúng ta?”

35. Ngụy biện tứ ngữ. (Một tiêu chuẩn của tam đoạn luận gồm có 3 chữ). Ví dụ như trong câu phát biểu “Tất cả chó là thú vật, và tất cả mèo là loài động vật có vú, do đó tất cả chó là loài động vật có vú,” có bốn chữ: chó, mèo, động vật, và động vật có vú.

36. Đứt đoạn. Hai sự vật riêng biệt được xem là có liên hệ nhau nếu chúng có chung đặc tính. Người ngụy biện lợi dụng chữ giữa của một phát biểu để đưa đến một kết luận sai. Chẳng hạn như trong câu “Tất cả người Nga là nhà cách mạng, và tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ cũng là nhà cách mạng, do đó, tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ là người Nga,” chữ chính giữa là “nhà cách mạng”. Nhưng kết luận này sai, vì dù những người theo chủ nghĩa vô chính phủ và người Nga là những người cách mạng, nhưng họ có thể là hai nhóm cách mạng khác nhau.

Nhóm 7. Các nhầm lẫn khác

37. Dẫn chứng bằng giai thoại. Một trong những ngụy biện phổ biến nhất và đơn giản nhất là dựa vào những câu chuyện có tính vụn vặt, hay giai thoại. Chẳng hạn như “Có hàng khối bằng chứng cho thấy thượng đế hiện hữu và vẫn ban phép mầu hàng ngày. Mới tuần rồi đây, tôi có đọc được một câu chuyện về một cô gái sắp chết vì ung thư, cả gia đình cô đi cầu nguyện trong nhà thờ, và chỉ vài ngày sau cô hết bệnh.” Dùng kinh nghiệm cá nhân để minh họa cho một luận điểm là một điều hoàn toàn hợp lí, nhưng dùng những giai thoại như thế sẽ chẳng chứng minh gì. Một anh bạn có thể cho rằng anh từng gặp Elvis ở một siêu thị nào đó, nhưng những người chưa gặp Elvis bao giờ thì cần nhiều bằng chứng xác thực hơn.

38. Lợi dụng cổ tích. Đây là một loại ngụy biện cho rằng những gì đúng hay tốt chỉ đơn giản vì chúng là cổ xưa, và những người theo cách ngụy biện này thường nói “hồi nào đến giờ ai cũng vậy.” Chẳng hạn như “Hàng trăm năm nay, Úc chịu dưới sự cai trị của Hoàng gia Anh, và là một nước thịnh vượng. Một thể chế tồn tại lâu dài như thế ắt phải là một thể chế ưu việt.”

39. Dựa vào cái mới (ad novitatem). Ngược lại với loại ngụy biện dựa vào cái cũ, ngụy biện dựa vào cái mới cho rằng một điều gì đó tốt hơn và đúng hơn đơn giản chỉ vì nó mới hơn cái khác. “Windows 2000 phải tốt hơn Windows 95, Windows 2000 mới được thiết kế lại năm ngoái.”

40. Lí lẽ của đồng tiền. Loại ngụy biện này thường dựa vào một niềm tin duy nhất rằng đồng tiền là một tiêu chuẩn của sự đúng đắn. Những người có nhiều tiến có khả năng đúng hơn những người ít tiền. Chẳng hạn như “Nhu liệu của hãng Microsoft đương nhiên là tốt hơn; nếu không thì làm sao Bill Gates có thể trở nên tỉ phú như thế”.

41. Dựa vào cái nghèo. Ngược lại với ngụy biện dựa vào sự giàu có, có một loại ngụy biện khác dựa vào sự nghèo khổ. Chẳng hạn như “Các vị sư có khả năng hiểu thấu được ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì họ từ bỏ mọi xa hoa của cuộc sống.”

42. Điệp khúc (ad nauseam). Loại ngụy biện này cho rằng một lí lẽ càng được lặp đi lặp lại nhiều chừng nào thì nó sẽ được người ta chấp nhận là đúng. Do đó, người ngụy biện thường chỉ lặp đi lặp lại những phát biểu, bất kể đúng sai ra sao, cho đến khi người đối thoại mệt mỏi không còn muốn nghe nữa, như “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lí”.

43. Lạm dụng thiên nhiên. Đây là một ngụy biện rất thông thường trong giới chính trị gia, mà trong đó họ tìm cái tương đồng giữa một kết luận nào đó và một khía cạnh của thế giới tự nhiên, rồi từ đó phát biểu rằng kết luận đó là không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như “Đặc điểm của thế giới tự nhiên là cạnh tranh; động vật đấu tranh chống nhau để làm chủ tài nguyên thiên nhiên. Chủ nghĩa tư bản, một hình thức cạnh tranh để làm chủ tư liệu, chỉ đơn giản là một phần của con người sống trong thế giới tự nhiên. Đó cũng là cách mà thế giới tự nhiên vận hành.”

Một hình thức khác của lạm dụng thiên nhiên là lí luận cho rằng bởi vì con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên, chúng ta phải bắt chước hành động theo những gì chúng ta thấy trong thế giới tự nhiên, và làm khác đi là “phi tự nhiên”. Ví dụ: “Đồng tính luyến ái dĩ nhiên là không tự nhiên.”

44. Ngụy biện “anh cũng vậy”. Đây là một trong những ngụy biện rất phổ biến. Nó dựa vào lí lẽ rằng một hành động có thể chấp nhận được bởi vì người đối nghịch đã làm. Chẳng hạn như “Anh là một người lừa dối.” “Rồi sao? Anh cũng là một tay lừa dối vậy.”

45. Lạm dụng thống kê. Thống kê thường được giới ngụy biện sử dụng tối đa, vì theo họ thống kê có thể dùng để “chứng minh” bất cứ điều gì. Người ta có thể vặn vẹo hai con số 1 và 3 điểm để sản xuất những phát biểu như “khác nhau 2 điểm”, “cao gấp 3 lần”, hay “tăng 200%”; người ta có thể dựa vào ý kiến đồng tình của 4 người trong 5 người để cho là “80% người được thăm dò”, hay thậm chí “đa số cộng đồng” đồng ý với một luận điểm nào đó. Tức là những khái quát hoá một cách vội vã, hay dựa vào một mẫu số cực kỳ thấp, thấp đến độ nó không có nghĩa lí gì. Thực ra, thống kê không chứng minh điều gì cả. Thống kê chỉ là một phương tiện hay thuật toán dùng để loại bỏ những trường hợp khả dĩ hay không khả dĩ. Vì có quá nhiều ngụy biện thống kê, nên vấn đề này sẽ được bàn tiếp trong một dịp khác.

Nhận xét

Có thể nói những loại ngụy biện trên đây có những đặc điểm chung là (a) phát biểu không dựa vào lí lẽ logic; (b) các định đề không vững để đi đến một kết luận; và (c) đưa ra giả định không đúng. Ngụy biện, do đó, nói cho cùng, là một sản phẩm của sự lười biếng suy nghĩ. Và hầu như trong chúng ta, ai cũng có ít nhất là một lần lười suy nghĩ. Do đó, nếu điểm qua những loại ngụy biện trên đây, chúng ta tự cảm nhận rằng trong quá khứ mình chắc cũng có lần phạm vào lỗi lầm của ngụy biện. Điều này có thể đúng, và không nên lấy làm ngạc nhiên, vì các nhà thông thái, và ngay cả giới có huấn luyện về logic học cũng đôi khi, vì cố ý hay vô tình, ngụy biện. Giới chính trị gia và truyền thông là những người cực kì nổi tiếng về ngụy biện.

Nhưng tại sao những ngụy biện vẫn còn có mặt trên báo chí? Theo tôi, bởi vì chúng vẫn có khách hàng. Vẫn có người, dù ít hay nhiều, tin tưởng vào ngụy biện, vì nó thuận nhĩ, trơn tru, và nhất là không thách thức. Sờ một hòn đá trơn tru đem lại cho chúng ta một cảm giác khoan khoái dễ chịu hơn là sờ một hòn đá lởm chởm, hay ngồi trên một cái ghế ghồ ghề. Người ta thích sự trơn tru, bởi vì trơn tru là dấu hiệu của sự khoan khoái, dễ chịu, là cái khoảng thời gian giải lao, không cần sự thách thức.

Có lẽ, ở một khía cạnh nào đó, điều này cũng không đến nỗi tệ, bởi vì những ngụy biện phản ánh sự thành công [hay có người nói sự phong phú] của ngôn ngữ trong việc tách rời giữa những gì thô thiển, gồ ghề với những gì hoàn thiện, mĩ miều. Nhưng sự trơn tru của các vật thể và ngôn ngữ ngày nay đem lại cho chúng ta một cảm giác giả tạo về thế giới thực của các vật thể. Những kì kẹt xe trên đường xá mới để lộ trái tim phức tạp của một thành phố. Tương tự, một sự cố của internet sẽ nhắc nhở chúng ta về tình trạng hỗn mang và phức tạp của hệ thống thông tin điện tử. Sự hỗn mang và phức tạp là thực. Trơn tru, tròn trĩnh có thể là giả tạo. Những câu văn ngụy biện có thể chỉ là những lời phát biểu lém lỉnh thay vì lịch thiệp, hàm chứa mánh khóe thay vì thân thiện. Có thể nói, ngụy biện là những lối sáo ngữ liến thoắng nhằm vào mục đích lôi cuốn người nghe/đọc, thay vì cung cấp cho họ một sự thực.

Bởi vì ngụy biện là những lí lẽ mà bề ngoài có vẻ logic, nên chúng có khả năng thuyết phục những người không chịu khó suy nghĩ, nhất là những người còn mang nặng cảm tính. Điều này giải thích tại sao nhiều người tiếp nhận một cách thụ động quá nhiều những điều quái gở về thế giới chung quanh, kể cả những niềm tin tôn giáo, những mê tín dị đoan, những triết lí quái đảng, những thông tin sai lạc, v.v.. Cái tác hại của việc tiếp nhận thụ động này là nó làm cho người ta trở nên nô lệ với cảm tính, và dễ dàng trở thành những tín đồ cuồng tín của những người “lãnh đạo” chính trị hay tôn giáo.

Để không trở thành những nô lệ, cần phải suy nghĩ nghiêm túc. Suy nghĩ nghiêm túc là một quá trình hoạt động tri thức nhằm ý niệm hóa, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, và đánh giá những thông tin được thu thập từ quan sát, kinh nghiệm, phản ánh, lí luận, hay liên lạc, như là một niềm tin cho hành động. Cần phải dựa vào những giá trị tri thức với những đặc điểm như trong sáng, chính xác, nhất quán, có liên hệ, bằng chứng tốt, lí lẽ hợp lí, có chiều sâu, và công bằng. Tức là, trước một câu phát biểu hay một đề nghị, cần phải thẩm định lại kết cấu và nguyên tố của phát biểu hay đề nghị đó. Những kết cấu và nguyên tố này là: mục đích, vấn đề, giả định, quan niệm, bối cảnh, kết luận, ngụ ý, hậu quả, phạm vi tham khảo, và quan điểm khác.

Người Việt chúng ta thường rất tự hào về những đối thoại [mà chúng ta cho là “thông minh”] giữa Trạng Quỳnh và Chúa Trịnh ngày xưa. Nhưng nói một cách công bằng và theo tiêu chuẩn của lí luận logic, thì những trao đổi của Trạng Quỳnh hay tương tự chỉ là những ngụy biện ở trình độ thô sơ nhất. Nhưng có điều đáng buồn là những đối thoại kiểu Trạng Quỳnh, mà trong đó sự hơn thua nhau từng câu nói, bắt bẽ nhau từng chữ, vặn vẹo ý nghĩa của từng câu văn, v.v… lại đi vào sử sách, như thể để làm gương cho thế hệ sau này. Mà làm gương thật. Cho đến ngày nay, có người vẫn còn cho đó là một biểu tượng của sự thâm thúy, thông minh của dân tộc, là phản ánh sự phong phú của ngôn ngữ Việt, và đem ra ứng dụng trong tranh luận.

Theo dõi báo chí, chúng ta thấy những hình thức tấn công cá nhân (thay vì tấn công vào luận điểm), xuyên tạc ý tưởng, chụp mũ, suy luận theo cảm tính, mỉa mai, đơn giản hóa vấn đề, v.v… xuất hiện hầu như hàng ngày, có khi hàng giờ. Vì những tần số của những loại ngụy biện xuất hiện quá nhiều như thế, nó thành một sự rập khuôn. Theo thời gian, rập khuôn trở thành “truyền thống”. Hậu quả của cái truyền thống này là những ai ra ngoài cái khuôn sáo của ngụy biện đều có thể bị xem là phi chính thống, dẫn đến một lối suy nghĩ và phán xét kì quặc kiểu “anh/chị không thuộc nhóm của tôi, vậy thì anh/chị thuộc nhóm bên kia,” “anh chê ‘quốc gia’, vậy anh phải là cộng sản,” “anh khen Việt Nam, vậy anh là cộng sản,” “giọng nói anh ‘Bắc kỳ 75’, vậy anh là cộng sản,” hay “Nhà nước cho anh ra ngoài này trình diễn, chắc anh là cộng sản đi tuyên truyền”… Anh ở phía này, tôi bên kia. Nói tóm lại, đó là một lối phân định theo hai giá trị: xấu và tốt, đen và trắng, hay địch và ta một cách cứng nhắc. Cách phân định này thể hiện một sự nghèo nàn về trí tuệ, hay lười biếng suy nghĩ. Chỉ cần đặt vấn đề ngược lại một chút, hay phát triển vấn đề xa hơn một chút, ai cũng có thể thấy lối phân chia có/không này không thể đem đến một đáp số cho một vấn đề nào cả.

Trong cái sự thực phức tạp, mờ mờ ảo ảo của vấn đề, có cái đẹp riêng. Không phải cái đẹp trơn tru, tròn trĩnh, nhưng là cái đẹp khắt khe của sự thật. Tương tự, một lời phát biểu nghịch lí có cái đẹp của nó, vì nó có thể đánh thức chúng ta về một thế giới phức tạp, một thế giới không nằm gọn trong đúng/sai, tốt/xấu, bạn/thù. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên vượt qua chính mình bằng cách cho các tế bào trí tuệ có cơ hội làm việc.

07.10.2012
Hồ Quốc Nam