Thời gian gần đây người dân ba tổ dân phố 6, 7 và 11 thuộc phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai thường phải sống trong lo sợ bị lụt khi mùa mưa đến. Năm 2009 khi chính quyền địa phương thị xã An Khê cho phép bốn hộ dân địa phương xây nhà trên đường cống thoát nước. Nhiều người dân sống tại khu vực này đã bị ảnh hưởng do cống thoát nước bị tắt nghẽn gây ngập nghiêm trọng thiệt hại về kinh tế và cả tính mạng con người.
Mưa càng to dân càng khổ
Thị xã An Khê như một thung lũng xung quanh được bao bọc bởi đồi núi. Hàng năm vào mùa mưa, nước trên thượng nguồn đổ xuống thị xã được thoát ra sông Ba nhờ các cống thoát nước được xây dựng cách đây từ rất lâu.
Tại khu dân cư của người dân hai tổ dân phố 6, 7 và 11 thuộc phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai có một hồ chứa nước nhỏ tiếp nhận nước từ năm điểm đổ về là đường Giải Phóng, đập Bến Tuyết, khu trung tâm thương mại thị xã, khu rạp chiếu bóng (cũ) và từ An Mĩ chảy lên. Tại đây có hệ thống thoát nước Bi (cũ) có hai ống cống có đường kính 1,5 m. Nước từ tất cả các địa điểm trên đều đổ ra sông Ba nhờ hệ thống thoát nước này. Tuy nhiên kể từ năm 2008, khi chính quyền thị xã An Khê cho phép bốn hộ dân xây dựng nhà ở ngay phía trên đường dẫn của ống thì tình trạng tắt nghẽn cống thoát nước đã xảy ra.
Mưa càng to dân càng khổ
Thị xã An Khê như một thung lũng xung quanh được bao bọc bởi đồi núi. Hàng năm vào mùa mưa, nước trên thượng nguồn đổ xuống thị xã được thoát ra sông Ba nhờ các cống thoát nước được xây dựng cách đây từ rất lâu.
Tại khu dân cư của người dân hai tổ dân phố 6, 7 và 11 thuộc phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai có một hồ chứa nước nhỏ tiếp nhận nước từ năm điểm đổ về là đường Giải Phóng, đập Bến Tuyết, khu trung tâm thương mại thị xã, khu rạp chiếu bóng (cũ) và từ An Mĩ chảy lên. Tại đây có hệ thống thoát nước Bi (cũ) có hai ống cống có đường kính 1,5 m. Nước từ tất cả các địa điểm trên đều đổ ra sông Ba nhờ hệ thống thoát nước này. Tuy nhiên kể từ năm 2008, khi chính quyền thị xã An Khê cho phép bốn hộ dân xây dựng nhà ở ngay phía trên đường dẫn của ống thì tình trạng tắt nghẽn cống thoát nước đã xảy ra.
Hiện nay do các hộ dân xây dựng nhà ngay trên mặt cống nên hệ thống thoát nước Bi (cũ) chỉ còn 2 ống cống nhỏ hở lên chưa đến 0,5 m. Tình trạng tắt nghẽn trầm trọng này đã làm nước không thể thoát ra sông Ba một cách nhanh chóng được nên gây ngập nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong khu vực.
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Sơn ngụ tại tổ 7, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, ông cho biết: “Những năm trước đây vào mùa mưa, nước đổ xuống hồ, sau đó chảy ra sông Ba chỉ mất khoảng vài giờ. Nhưng từ năm 2008, do cống Bi bị tắt nghẽn nước phải mất đến một ngày mới thoát hết được. Năm trước còn đỡ, năm nay không biết đến bao lâu nó mới thoát hết cho được”. Được biết, kể từ năm 2008, bất kể lúc nào có cơn mưa kéo dài trong một giờ, ngay lập tức người dân tại hai tổ 6 và tổ 7, phường An Phú, thị xã An Khê lại phải chịu cảnh “sống chung với lũ”. Nước ngập trong nhà, thấp nhất khoảng 1m, cao nhất lên đến 3m, 4m gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.
Năm 2008, đã có trường hợp ông Dương Thái Huy, ngụ tại tổ 7, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai trong khi vớt đồ trong nhà do nước dâng cao, do tuổi già sức yếu nên đã bị ngấm nước và thiệt mạng. Do nước ngập không thể an táng sớm được nên đến ba ngày sau việc an táng ông mới được bắt đầu.
Sai phạm nghiêm trọng nhưng vẫn cấp giấy phép
Được biết bốn công trình nhà ở xây dựng ngay trên cống thoát nước này thuộc gói thầu mà ủy ban Nhân dân thị xã An Khê đấu thầu cho bốn hộ bên cạnh cống Bi thuê với thời gian 30 năm. Do đó các công trình xây dựng này là hợp pháp. Do phản ánh của người dân thời gian qua, bốn công trình xây dựng ngay trên mặt cống thì chỉ có duy nhất một công trình ở khu vực thượng lưu của cống dừng lại.
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Sơn ngụ tại tổ 7, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, ông cho biết: “Những năm trước đây vào mùa mưa, nước đổ xuống hồ, sau đó chảy ra sông Ba chỉ mất khoảng vài giờ. Nhưng từ năm 2008, do cống Bi bị tắt nghẽn nước phải mất đến một ngày mới thoát hết được. Năm trước còn đỡ, năm nay không biết đến bao lâu nó mới thoát hết cho được”. Được biết, kể từ năm 2008, bất kể lúc nào có cơn mưa kéo dài trong một giờ, ngay lập tức người dân tại hai tổ 6 và tổ 7, phường An Phú, thị xã An Khê lại phải chịu cảnh “sống chung với lũ”. Nước ngập trong nhà, thấp nhất khoảng 1m, cao nhất lên đến 3m, 4m gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.
Năm 2008, đã có trường hợp ông Dương Thái Huy, ngụ tại tổ 7, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai trong khi vớt đồ trong nhà do nước dâng cao, do tuổi già sức yếu nên đã bị ngấm nước và thiệt mạng. Do nước ngập không thể an táng sớm được nên đến ba ngày sau việc an táng ông mới được bắt đầu.
Sai phạm nghiêm trọng nhưng vẫn cấp giấy phép
Được biết bốn công trình nhà ở xây dựng ngay trên cống thoát nước này thuộc gói thầu mà ủy ban Nhân dân thị xã An Khê đấu thầu cho bốn hộ bên cạnh cống Bi thuê với thời gian 30 năm. Do đó các công trình xây dựng này là hợp pháp. Do phản ánh của người dân thời gian qua, bốn công trình xây dựng ngay trên mặt cống thì chỉ có duy nhất một công trình ở khu vực thượng lưu của cống dừng lại.
Đơn kiến nghị tập thể của hơn 20 hộ dân
thuộc ba tổ dân phố 6, 7 và 11 thuộc phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
Kể từ năm 2008 cho đến nay, nhiều lần người dân ba tổ dân phố 6, 7 và 11 thuộc phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đã gửi đơn kiến nghị tập thể đến các cấp chính quyền địa phương về sự việc trên nhưng vẫn không được giải quyết thỏa đáng. Gần đây nhất là đơn kiến nghị tập thể của trên 20 hộ dân ngụ tại tổ 6 và tổ 7. Tất cả các lá đơn của người dân đã đi lên tất cả các cấp chính quyền của thị xã: Phòng Đô thị và Sở Tài nguyên môi trường, Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đài phát thanh – Truyền hình thị xã An Khê… Rất nhiều báo đài địa phương cũng như tỉnh Gia Lai đã đưa tin về sự việc này nhưng cho đến nay cũng chưa được giải quyết một cách hợp lý.
Trao đổi với kỹ sư Nguyễn Tiến Thành (kỹ sư tốt nghiệp trường ĐH. Giao Thông vận tải II, cơ sở TP.HCM, khóa 45, chuyên ngành Đường bộ) anh cho biết: “Đối với những nơi có lưu lượng thoát nước trên 25 mét khối trên giây như cống Bi thì phải bố trí cầu nhỏ để thoát được lưu lượng nước này. Cống Bi hiện tại đã không đảm bảo được thoát nước một cách an toàn vào mùa mưa. Nay các hộ dân lại xây dựng nhà ngay trên mặt cống nên việc thoát nước chắc chắn là không đảm bảo được thì việc ngập là đương nhiên”.
Hiện nay dòng chảy khu vực thượng lưu và hạ lưu của cống đều bị các công trình này chắn lại nên việc thoát nước đang gặp rất nhiều khó khăn. Để tránh tình trạng này phải đình chỉ các công trình đang xây dựng để đưa ra các giải pháp hợp lý và đem lại sự bình yên cho người dân.
Trao đổi với kỹ sư Nguyễn Tiến Thành (kỹ sư tốt nghiệp trường ĐH. Giao Thông vận tải II, cơ sở TP.HCM, khóa 45, chuyên ngành Đường bộ) anh cho biết: “Đối với những nơi có lưu lượng thoát nước trên 25 mét khối trên giây như cống Bi thì phải bố trí cầu nhỏ để thoát được lưu lượng nước này. Cống Bi hiện tại đã không đảm bảo được thoát nước một cách an toàn vào mùa mưa. Nay các hộ dân lại xây dựng nhà ngay trên mặt cống nên việc thoát nước chắc chắn là không đảm bảo được thì việc ngập là đương nhiên”.
Hiện nay dòng chảy khu vực thượng lưu và hạ lưu của cống đều bị các công trình này chắn lại nên việc thoát nước đang gặp rất nhiều khó khăn. Để tránh tình trạng này phải đình chỉ các công trình đang xây dựng để đưa ra các giải pháp hợp lý và đem lại sự bình yên cho người dân.
7/10/2011
Hồ Quốc Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét