Labels (CÁC THỂ LOẠI):

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Thế giới động vật kỳ thú

Cuối tuần thư giãn với mấy con thú lạ:

1. Ếch ba đầu, sáu chân (theo BBC)
http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/england/somerset/3534361.stm


Một nhóm trẻ em ở Anh khi đang chơi trong một vườn ươm đã phát hiện ra sinh vật kì lạ này: nó là một “tổ hợp” của những chú ếch, nó có đến ba đầu, sáu chân nhưng chỉ có một cơ thể. Tất cả các bộ phận của sinh vật kì lạ này đều hoạt động bình thường.

Ếch là một trong những loài động vật cổ xưa hiện còn sống trên trái đất. Việc phát hiện ra sinh vật kì lạ này có thể là một lời cảnh báo về những biến động của môi trường tác động tiêu cực lên đời sống sinh vật.

2. Mèo con một mắt (theo livescience)
http://www.livescience.com/imageoftheday/siod_060110.html


Cy là một chú mèo con bị dị tật bẩm sinh. Khi mới sinh ra Cy chỉ có một mắt và hoàn toàn không có mũi. Tên của Cy được đặt theo tên Cyclop, gã khổng lồ một mắt trong thần thoại Hi Lạp.

Cy được sinh ra cùng với một chú mèo khác nữa. Chú mèo con cùng sinh ra với Cy sống khỏe mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên Cy là một chú mèo vắn số, chú chỉ sống vỏn vẹn đúng một ngày sau khi sinh.

3. Gà không đầu (theo environmentalgraffiti.com)
http://www.environmentalgraffiti.com/news-chicken-who-lived-without-head


Mike bị mất đầu khi mới là một chú gà trống năm tháng tuổi. Một nhát búa chém qua đầu khiến Mike mất đi gần như toàn bộ đầu của mình. Tuy nhiên chú gà này vẫn còn sống sót được sau 18 tháng mất đầu.

Kể từ khi bị mất đầu, Mike không thể ăn uống và sinh hoạt bình thường như những chú gà khác được. Ông chủ của Mike phải có một chế độ chăm sóc đặt biệt dành cho chú. Thức ăn hàng ngày của chú là hổn hợp sữa, nước, ngũ cốc… tất cả các thức ăn này được ông chủ của Mike đưa vào hốc cổ bằng một ống nhỏ mắt.

4. Gấu bắc cực tím (theo freakyweirdanimals.com)
http://freakyweirdanimals.com/freaky-weird-animals-polar-bears/


Pelusa là một chú gấu bắc cực được nuôi dưỡng tại vườn thú Mendoza City Zoo thuộc Argentina. Chú gấu này thu hút sự hiếu kì của công chúng khi bỗng nhiên bộ lông màu trắng thường ngày của mình chuyển sang tím ngắt.

Bộ lông tím của Pelusa là kết quả của quá trình điều trị một bệnh ngoài da. Bộ lông tím của Pelusa chỉ tồn tại có vài ngày và sau đó nó đã trở lại màu trắng thông thường.

5. Loài vẹt có lông dài quá khổ (theo greenapple.com)
http://www.oddanimals.com/funnyanimals/featherduster.html

Đây là hình ảnh của một cái chổi lông gà? Không phải… đây là hình ảnh của một chú vẹt thuộc loài vẹt đuôi dài. Tuy nhiên do đột biến gen nên loài vẹt này có lông dài quá khổ so với các đồng loại khác của mình. Chính do lông dài quá khổ của loài vẹt này được ví như những cái chổi lông gà dùng để quét bụi.

6. Cá heo hồng (theo 2dolphins.com)
http://www.2dolphins.com/2006/01/pretty-in-pink_27/

Hầu hết các chú cá heo trên thế giới đều có màu trắng, xám hay vàng nhạt. Tuy nhiên một chú cá Heo được phát hiện ở vùng sông Pearl River Delta nằm giữa Hồng Kông và Macau lại có màu hồng.

Có nhiều giả thuyết cho màu của chú cá heo này. Có giả thuyết cho rằng khi không có sự xuất hiện của các loài cá ăn thịt như cá mập thì sự ngụy trang của cá heo là không cần thiết nên nó có màu hồng. Một giả thuyết khác cũng tồn tại song song đó là màu hồng giúp cá heo điều chỉnh thân nhiệt tốt hơn.

7. Bò sáu chân (theo weirdpicturearchive.com)
http://weirdpicturearchive.com/pics/6leggedcow.php
 
 

Một chú bò hai tháng tuổi ở Campuchia có đến sáu chân. Chú bò này được đặt tên là Cham Lek, trong tiếng Campuchia có nghĩa là “kì lạ”.

Chủ của chú bò này e sợ chú bò sáu chân sẽ đem đến những điều không mai mắn cho gia đình mình nên đã đem nó gửi vào một ngôi chùa tại địa phương gần thủ đô Phnom Penh.

8. Động vật có mũ che đầu (theo nature.ca)

http://www.nature.ca/notebooks/english/hoodseal.htm#moreimages

Đây là một loài động vật to lớn có tên khoa học là Cystophora cristata. Người ta thường gọi là “Mũ che đầu” vì loài này có một khối thịt nằm trên đầu kéo dài từ đỉnh trán cho đến mũi.

“Mũ che đầu” là một loài động vật có kích thước khá lớn, con đực trưởng thành có chiều dài trung bình khoảng 2.6 mét, nặng khoảng 410 kg. Con cái trưởng thành dài khoảng 2.03 mét, nặng khoảng 300 kg. Đây là một loài động vật khá quý hiếm, thường chỉ được tìm thấy ở vùng trung tâm và tây bắc Đại tây dương.

9. Loài cá được mệnh danh là “cối đá” (theo earthwindow.com)
http://www.earthwindow.com/mola.html#

 

Loài cá đại dương khổng lồ này có thể được xếp vào danh sách những loài cá kì lạ nhất trong đại dương. Tên Latin của loài cá này là Mola mola có nghĩa là “cối đá”.

Thân hình loài cá này được ví như một chiếc cối đá vì nó vừa dẹt vừa tròn. Con trưởng thành có thể cân nặng đến hai tấn và dài đến 3 mét. Chiều dài của đầu có thể chiếm đến một phần ba dộ dài cơ thể. Đây là một loài cá cực kì hiền lành, và sống được ở cả vùng biển nhiệt đới và ôn đới.

10. Động vật họ mèo lớn nhất trong tự nhiên (theo en.wikipedia.org)
http://en.wikipedia.org/wiki/Liger

Loài động vật nào thuộc họ mèo lớn nhất trong tự nhiên? Trước đây đã có nhiều giả thuyết cho rằng hổ Xi-bia (còn gọi là Xi-bê-ri) là giống thuộc họ mèo có kích thước lớn nhất. Nhưng thật sự loài thuộc họ mèo có kích thước lớn nhất là Liger (một dạng con lai của sư tử và hổ).

Cần phân biệt giữa Liger và Tiglon, cả hai loài này đều thuộc nhóm họ mèo và đều là con lai của hổ và sư tử. Tuy nhiên, Liger là con lai của con Sư tử đực và con Hổ cái. Còn Tiglon là con lai của con Hổ đực và con Sư tử cái.

Hiện nay Liger được biết đến là loài thuộc họ mèo có kích thước lớn nhất trong tự nhiên. Một con Liger đực trưởng thành có thể cân nặng đến 500 kg, xấp xỉ bằng khối lượng của loài Sư tử châu Mỹ đã bị tuyệt chủng.

(tổng hợp)
Hồ Quốc Nam

Dám thất bại

Những người thành công nhất trong cuộc sống mà bạn từng gặp không có nghĩa là họ ở trên đỉnh cao vinh quang đó bằng thành công này tiếp nối thành công khác. Nhiều người trong số họ đã gặp vô số những thất bại cai đắng trên con đường chinh phục những thành công ban đầu. Nhiều thất bại bắt buộc họ phải nổ lực làm việc cật lực hơn và thể hiện quyết tâm nhiều hơn để chinh phục thành công.

Trong cuộc sống, có thể đôi lần bạn bị vấp ngã, đôi lần bạn gặp thất bại hay thậm chí bị chà đạp. Hãy giữ những câu chuyện sau đây trong tâm trí bạn và hãy luôn nhắc nhở chính bản thân mình: “đôi khi chính những thất bại là bước khởi đầu cho thành công.” Những người thành công luôn luôn là những người đã từng thất bại.

Những doanh nhân thành đạt với những câu chuyện lập nghiệp hết sức thú vị sau đây có lẽ ngày nay đã quá nổi tiếng trên khắp thế giới. Khẩu hiệu mà chúng ta học được từ họ là: “Không thất bại thì sẽ chẳng bao giờ thành công.”

1. Henry Ford (1863 – 1947) 
 
Henry Ford với chiếc "ô tô" đầu tiên của mình

Henry Ford là người sáng lập ra công ty sản xuất xe hơi Ford danh tiếng của nước Mỹ. Ngày nay, công ty Ford đã là một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới. Tuy nhiên trước đó Henry Ford đã từng gặp không ít khó khăn trên bước đường khởi nghiệp công ty.

Ông sinh ra tại thành phố Dearborn, bang Michigan, Mỹ. Là con trai lớn nhất trong một gia đình nông dân có tổng cộng đến sáu người con, năm 16 tuổi Ford đã sớm rời gia đình của mình và trở thành một thợ máy học việc. Trong sự nghiệp kinh doanh và gầy dựng sự nghiệp của mình, Ford đã trải qua tất cả năm lần thất bại trước khi gầy dựng được danh tiếng của công ty Ford như ngày hôm nay.

Mặc dù Henry Ford không phải là người đầu tiên phát minh ra xe chạy bằng nhiên liệu nhưng ông chính là một trong những người mở đường đầu tiên giúp Mỹ trở thành quốc gia của những nhà sản xuất xe hơi.

2. Rowland Hussey Macy (1822 – 1877)

Rowland Hussey Macy là một doanh nhân người Mỹ, người sáng lập ra chuỗi cửa hàng bán lẻ Macy's rộng lớn có trụ sở đặt ở nhiều thành phố lớn của nước Mỹ như: Cincinnati, Ohio và New York. Ngày nay Macy’s đã trở thành thương hiệu quốc gia của Mỹ với nhiều sản phẩm được buôn bán hết sức phong phú và đa dạng: quần áo, giày dép, giường ngủ, nội thất, trang sức, mỹ phẩm, gia dụng…
Để có được thành công của chuỗi cửa hàng bán lẻ danh tiếng và thành công như ngày hôm nay Rowland Hussey Macy đã phải trải qua bảy lần thất bại trước khi khởi nghiệp công ty thành công ở thành phố New York.
 
3. Franklin Winfield Woolworth (1815 – 1929)

Frank Winfield Woolworth sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó ở bang New York, Mỹ. Công việc đầu tiên của Woolworth thời niên thiếu là một chân thư kí cho một cửa hàng bán lẻ. Woolworth là người sáng lập ra chuỗi nhà hàng bán lẻ Woolworth mang chính tên của ông và là một trong những hệ thống bản lẻ lớn nhất thế kỉ 20. Cửa hàng đầu tiên của Woolworth được thành lập vào năm 1987 bằng một khoản vay nợ trị giá 300 đô la.

Thành công của chuỗi cửa hàng Woolworth vào những năm 1890 và 1910 được xem là một hiện tượng phi thường. Vào những năm 1912, chuỗi cửa hàng có đến 631 đại lý kinh doanh với thu nhập hàng năm lên đến trên 60.5 triệu đô la. Năm 1913, Frank Winfield Woolworth đã xây tòa nhà Woolworth Building tại trung tâm thành phố New York và là tòa nhà cao nhất thời điểm bấy giờ.
 
4. Soichiro Honda (1906 – 1991)
 
 Soichiro Honda trên chiếc xe ông tự chế tạo
 
Soichiro Honda là người sáng lập ra công ty Mô tô Honda. Ông là một kĩ sư, một nhà tư bản công nghiệp vĩ đại của Nhật Bản. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khó rất đông anh em với bố là một thợ rèn và mẹ là một phụ nữ dệt. Là một người học hành không đến nơi đến chốn nhưng từ nhỏ ông đã chứng tỏ mình là một người rất am hiểu về máy móc thông qua việc tự lắp đặt cho mình chiếc xe đạp đầu tiên khi chỉ là một câu bé mới tám tuổi.

Trải qua rất nhiều thất bại trong khi xây dựng doanh nghiệp của mình. Năm 1922, Honda bỏ học để đến Tokyo nhằm tìm con đường của riêng mình. Do không có bằng cấp nên ông không được trọng dụng. Năm 1923, trong một trận động đất khủng khiếp, một tai nạn kinh hoàng đã xảy ra tại nhà xưởng nơi Soichiro Honda đang làm việc và cướp đi tất cả sinh mạng của cả chủ và nhân viên. Soichiro Honda là một trong hai người mai mắn thoát chết.

Đi lên từ đống đổ nát và sau đó chính Soichiro Honda đã làm nên điều thần kì. Khởi đầu với chiếc xe máy tự chế của mình, lúc đó, những ý tưởng mà Soichiro Honda đưa ra được xem là điên rồ trong thời điểm hiện tại như việc tìm mọi cách để mua lại động cơ hai kì đã hỏng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Thời điểm ấy người ta nghĩ Soichiro Honda là một kẻ khùng hay chỉ đơn giản là một kẻ chuyên kiếm sống bằng nghề buôn bán sắt vụn. Nhưng thực tế đã chứng minh Soichiro Honda đúng. Ngày nay Honda là công ty sản xuất mô tô hàng đầu thế giới.
 
5. Akio Morita (1921 – 1999)

Cũng giống như Soichiro Honda, Akio Morita là một doanh nhân Nhật Bản và đã từng chứng kiến sự thất bại thê thảm của Nhật Bản trong thế chiến thứ hai. Ông là một trong những nhà sáng lập ra Sony, một trong năm công ty hàng đầu thế giới có liên quan đến các lĩnh vực truyền thông.
 
Akio Morita cùng với một đồng nghiệp của mình thành lập Sony. Sản phẩm đầu tiên của công ty này là nồi cơm điện. Nhưng không mai mắn là sản phẩm đầu tiên này của Sony không có chức năng nấu cơm mà chỉ có tác dụng làm gạo bị cháy. Dòng sản phẩm đầu tiên của Sony bán được dưới 100 chiếc. Trở ngại ban đầu này không làm cho Akio Morita và các cộng sự của ông nản lòng và họ đã cùng ông xây dựng nên thương hiệu Sony.
 
Ngày nay Sony là công ty dẫn đầu về các linh kiện điện tử, video, các phương tiện truyền thông đại chúng, video game… Năm 1989, Sony mua lại Columbia Pictures, một trong sáu hãng phim lớn nhất nước Mỹ chuyên tham gia sản xuất phim cho Hollywood.
 
6. Bill Gates

Vị cựu chủ tịch tập đoàn Microsoft này được cho là người có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến ngành công nghệ thông tin hiện đại của nhân loại những năm cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21.

Năm 20 tuổi, Gates rời khỏi trường Đại học Harvard, một trong những đại học danh tiếng hàng đầu thế giới để bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình. Cùng với Paul Allen, người đồng sáng lập ra Microsoft, họ đã có những khởi đầu kinh doanh không mấy tốt đẹp. Đây được xem là một trong những thất bại đầu đời của Gates kể từ khi ông chính thức rời khởi Harvard.

Trong khi kế hoạch đầu tiên bị phá sản, Gates cùng với những cộng sự của mình vẫn tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu và phát triển Microsoft. Năm 1983, sau chính thức tám năm rời khỏi trường đại học, Bill Gates cùng Paul Allen đã chính thức kí kết được bản hợp đồng với IBM (tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia của Mỹ) trong việc hoàn thiện hệ điều hành dùng trong hệ thống máy tính để bàn của IBM. Đây cũng là một trong những thành công đầu tiên đặt nền tảng cho Microsoft trước khi trở thành đế chế Microsoft hùng mạnh như ngày hôm nay.

7. Harland David Sanders (1890 – 1980)

Harland David Sanders chính là cha đẻ của thương hiệu và chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Kentucky Fried Chicken (KFC). Trước khi gầy dựng nên thương hiệu KFC danh tiếng trên toàn thế giới thì Harland David Sanders đã làm rất nhiều nghề khác nhau: thủy thủ tàu chạy bằng hơi nước, nhân viên bán bảo hiểm, nhân viên chữa cháy đường sắt, nông dân. Năm 16 tuổi, Harland David Sanders đã tham gia quân đội và phục vụ cho quân đội Mỹ ở Cuba.

Lịch sử của công thức chế biến nên KFC cũng hết sức thú vị. Năm 1939, Harland David Sanders lần đầu tiên đem công thức chế biến của mình phục vụ cho thực khách khi đó ông là đầu bếp của một nhà hàng ở thành phố Corbin, bang Kentucky, Mỹ. Năm 1950, lúc đó Harland David Sanders đã 60 tuổi và với số tiền trợ cấp xã hội 105 đô la, ông đã lên đường bán những gói gia vị và công thức chế biến gà gán KFC trên khắp các bang nước Mỹ. Ngày nay công thức chế biến gà gán KFC đã được bảo hộ trên toàn thế giới nhưng ít ai biết rằng nó đã bị từ chối đến 1009 lần trước khi được một nhà hàng chấp nhận.
 
8. Walt Disney (1901 – 1966)
 Walt Disney bên cạnh chú chuột Mickey
 
Walt Disney đã gặp phải vô số khó khăn khi bắt đầu sự nghiệp của mình. Ông từng bị sa thải khi làm biên tập viên cho một tờ báo vì theo ông chủ của ông thì ông là một người theo đúng như mô tả của ông ấy, “Anh ấy thiếu trí tưởng tượng và không có những suy nghĩ sáng tạo.”
Sau khi bị sa thải ra khỏi tòa soạn, Walt Disney đã làm rất nhiều việc khác nhau và không lâu sau đó ông đã nộp đơn xin phá sản. Ít ai ngờ rằng chàng biên tập viên bị sa thải do thiếu “trí tưởng tượng” và đã từng nộp đơn xin phá sản đó sau này chính là ông chủ của Walt Disney Company, công ty truyền thông và giải trí lớn nhất thế giới.
Walt Disney là cha đẻ của bộ phim hoạt hình Bạch tuyết và bảy chú lùn (Snow White and the Seven Dwarfs), bộ phim đã nhận được giải Oscar dành cho phim hoạt hình. Ông cũng chính là cha đẻ của chú chuột Mickey, nhân vật hoạt hình được cả thế giới yêu thích. Ngày nay Disney có đến hàng triệu rạp chiếu bóng và công viên giải trí trên khắp thế giới.

(tổng hợp) 
30/9/2011
Hồ Quốc Nam
http://hoquocnam.blogspot.com

KHOA HỌC TRẢ LỜI CÂU HỎI LỚN NHẤT CỦA NHÂN LOẠI


“Cái nào có trước, quả trứng, hay con gà?” Đối với các triết gia cổ đại, câu hỏi con gà có trước hay quả trứng có trước còn gợi lên nhiều câu hỏi khác về sự sống và vũ trụ được hình thành như thế nào trong giai đoạn khởi thủy. Câu hỏi trên là đề tài tranh luận của con người trong suốt hàng nghìn năm qua. Nhưng gần đây một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc nước Anh đã tìm ra câu trả lời cho một trong những câu hỏi lâu đời nhất của nhân loại.

Chúng ta dễ dàng thấy được rằng câu hỏi trên đã làm rối rắm con người như thế nào. Những chú gà con được sinh ra từ những quả trứng, như vậy chắc chắn rằng những quả trứng có trước. Nhưng gà lại đẻ trứng, như vậy trong trường hợp còn lại, thì cái trứng chắc chắn sẽ có trước con gà. Nếu bạn tiếp tục suy nghĩ về vấn đề con gà hay cái trứng có trước bằng những lập luận như trên, thì chắc chắn, không bao lâu sau đó não của bạn sẽ quay như chong chóng trong đầu bạn. Đây là một bài toán nan giải nếu chỉ sử dụng những lập luận thông thường.

Tiến sĩ Colin Freeman thuộc đại học Sheffield University, cùng các đồng nghiệp của ông đến từ đại học Warwick University tin rằng bài toán con gà và cái trứng cuối cùng cũng đã tìm được lời giải. Đã từ lâu rồi người ta từng nghi ngờ rằng cái trứng có trước nhưng bây giờ chúng ta đã có bằng chứng khoa học chỉ ra rằng chính con gà mới là thứ có trước.

Các nhà khoa học đã khám phá ra một loại prôtêin có tên gọi là Ovocledidin-17 (OC-17), loại prôtêin này chỉ được tìm thấy trong buồng trứng của những chú gà và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên vỏ trứng. OC-17 đóng vai trò như chất xúc tác giúp chuyển biến canxi cacbonat (một loại chất hóa học) thành những tinh thể canxic góp phần cấu tạo nên vỏ trứng. Vì vậy có thể nói, nếu không có OC-17 thì không có vỏ trứng, và khi OC-17 chỉ được tìm thấy trong buồng trứng của gà thì điều chắn chắn là gà phải có trước.

Nhờ việc sử dụng siêu máy tính có tên gọi là HECToR, các nhà khoa học đã vén được bức màn bí mật đã tồn tại hàng nghìn năm nay. HECToR là một trong những siêu máy tính mạnh nhất Châu Âu trong thời điểm hiện tại, nó có sức mạnh gấp 12.000 lần các máy tính cá nhân thông thường. Nó có thể thực hiện đến 63 triệu phép tính một giây. Siêu máy tính HECToR cho phép các nhà khoa học thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học từ việc quan sát và phân tích các biến đổi khí hậu cho đến việc tìm ra các loại thuốc mới. Các nhà khoa học đã dùng HECToR để có những nghiên cứu chuyên sâu hơn trong cấu tạo và hình thành của vỏ trứng.

Bằng chứng khoa học cho việc gà có trước trứng gây thất vọng lớn lao cho những người từ trước đến giờ cho rằng trứng có mặt trước gà. Những chiếc áo thun tay ngắn in hình những quả trứng để khẳng định trứng có trước gà sẽ được cất vào những ngăn tủ bụi bặm và được dùng cho việc từ thiện, chúng sẽ không bao giờ được thấy nữa, cho đến khi 30 năm nữa chúng sẽ trở nên lỗi thời. Một số trang điện tử và trang mạng xã hội của những người cho rằng trứng có trước đã phải đóng cửa sau khi phát hiện thú vị này được công bố.

Việc phát hiện ra trứng có trước gà sẽ gây thất vọng cho những người cho rằng trứng có trước, nhưng đó là một phát hiện khoa học vĩ đại, giáo sư John Harding thuộc đại học Sheffield University nhận định. Phát hiện trên sẽ cung cấp nhiều manh mối cho việc phát minh ra những chất liệu mới trong tương lai.

(tổng hợp)
22/7/2010
Hồ Quốc Nam
http://hoquocnam.blogspot.com

Cùng một lúc làm giảng viên tại ba học viện Harvard

Việc được đứng trong đội ngũ ban giảng huấn của bất cứ học viện nào thuộc trường ĐH. Harvard – Hoa Kỳ là ước mơ của tất cả các giáo sư, giảng viên trên toàn thế giới. Thế nhưng Annette Gordon-Reed, nữ sử học gia đã giành được giải thưởng Pulitzer năm 2009 (giải thưởng danh giá được trao tặng hàng năm bởi hiệu trưởng trường ĐH. Columbia – Hoa Kỳ cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó tiêu biểu là: Báo Chí, Văn Học, Lịch Sử, Âm Nhạc) đã cùng một lúc được mời làm giảng viên của ba học viện danh tiếng của ĐH. Harvard: Trường Luật Harvard (Harvard Law School); Học viện Radcliffe dành cho các nghiên cứu sinh nghiên cứu nâng cao (Radcliffe Institute for Advanced Study); Khoa Nghệ thuật và Khoa học Harvard (Faculty of Arts and Sciences).

Annette Gordon-Reed là sinh viên tốt nghiệp từ trường Luật Harvard. Bà đạt được rất nhiều thành tích đáng nể: giải Pulitzer trong lĩnh vực Lịch Sử; giải thưởng do hiệp hội bình sách quốc gia bình chọn (National Book Award), bà là người phụ nữ gốc Phi đầu tiên nhận được giải thưởng danh giá này; Huân chương quốc gia vì con người do tổng thống Mỹ Barack Obama trao tặng (The National Humanities Medal). Bà từng làm việc tại trường Luật New York (New York Law School). Tại đây, bà giữ chức danh giáo sư khoa Luật. Bà cũng từng thành viên Hội đồng quản trị khoa Lịch Sử của trường ĐH. Rutgers, bang New Jersey. Mùa thu năm 2009, bà là giáo viên thỉnh giảng chuyên đề Lịch sử của ngành Luật nước Mỹ tại trường Luật Harvard. Mùa xuân năm 2010 này, Gordon-Reed là giáo sư thỉnh giảng ngành Luật tại ĐH. Luật thành phố New York (New York University School of Law).

 Gordon-Reed nhận giải Pulitzer tại ĐH. Columbia – Hoa Kỳ (Nguồn: pulitzer.org)
 
Martha Minow, hiệu trưởng trường Luật Harvard cho biết, “Tôi rất vui mừng khi Annette Gordon-Reed đã chấp nhận lời mời của chúng tôi để tham gia giảng dạy tại trường Luật.” Bà Martha Minow tin rằng, “Gordon-Reed có một kiến thức nền hết sức sâu sắc và phong phú, đó là sự kết hợp của một người có kiến thức uyên bác về Lịch Sử, sự phân tích có hệ thống về kiến thức Luật Pháp, và một người có khả năng trình bài các vấn đề khoa học một cách thu hút.” Hiện tại các sinh viên của ĐH. Luật Harvard đang rất háo hức khi có cơ hội làm việc cùng với bà cũng như khi nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực như: Lịch sử ngành Luật, chế độ nô lệ và lịch sử nhân loại.

Barbara J. Grosz, hiệu trưởng Học viện Radcliffe dành cho các nghiên cứu sinh nghiên cứu nâng cao cho biết, “Tôi rất vui mừng khi Annette Gordon-Reed sẽ tham gia nghiên cứu cùng chúng tôi tại học viện Radcliffe.” Các học giả, nhà khoa học và các nghệ sĩ đang làm việc tại học viện đang rất quan tâm đến sự có mặt của Annette Gordon-Reed. Bà hiệu trưởng cho biết thêm, “Tôi đang rất mong chờ sự tham gia của Gordon-Reed trong các chương trình học bổng của học viện và các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu.”

Ông Michael D. Smith, Trưởng khoa của Khoa Nghệ thuật và Khoa học Harvard cho biết, “Tôi rất vui mừng khi một học giả có kiến thức chuyên sâu như Annette Gordon-Reed sẽ tham gia vào nghiên cứu và giảng dạy tại khoa Lịch Sử.” Ông cho biết thêm, “Tôi rất lấy làm vinh dự khi các sinh viên của trường Harvard College (một trường thành viên của ĐH. Harvard chuyên giảng dạy và cấp bằng cử nhân) sẽ có cơ hội học tập trực tiếp từ một nhà sử học đã giành được các giải thưởng danh giá và là một trong những học giả rất nổi tiếng về Luật Pháp.”

Gordon-Reed là tác giả quyển sách “Thomas Jefferson and Sally Hemings”, một quyển sách nghị luận bàn luận về các vấn đề nổi trội trong xã hội Mỹ (quyển sách xuất bản năm 1997). Quyển sách đã thể hiện sự điêu luyện trong kỹ thuật viết lách của bà. Quyển sách đã giành được giải sách hay nhất trong năm của bang Virginia. Gần đây nhất là quyển “The Hemingses of Monticello” (2008) của tác giả kể về một gia đình có cả bốn đời đều là nô lệ. Quyển sách đã giành được rất nhiều giải thưởng danh giá của các nhà xuất bản và trường Đại Học ở Mỹ bao gồm: giải thưởng do hiệp hội bình sách quốc gia bình chọn, giải Pulitzer, giải thưởng dành cho sách của các nhà Sử học, giải thưởng George Washington, giải Anisfield-Wolf, giải thưởng sách của bang New Jersey, giải Frederick Douglass, giải thưởng Văn học và Lịch sử bang Virginia, giải thưởng dành cho các nhà sử học miền Nam nước Mỹ. Quyển sách trên cũng giành được giải thưởng do các nhà phê bình sách quốc gia bình chọn năm 2009. Cũng tại cuộc thi này, hai quyển sách cũng của bà là “Jefferson: A Reader on Race” và “Andrew Johnson” (viết về tổng thống Andrew Johnson (1808-1875) là tổng thống thứ 17 của Hoa Kỳ) cùng về thứ tư.

 Gordon-Reed nhận Huân chương quốc gia vì con người do tổng thống Mỹ Barack Obama trao tặng
Gordon-Reed cũng là đồng tác giả của quyển sách “Vernon Can Read!: A Memoir” (2001), đồng tác giả với bà trong quyển sách này là Vernon Jordan, ông là một luật sư và là một nhà kinh doanh. Quyển sách đã giành được giải thưởng Anisfield-Wolf (giải thưởng dành cho các tác giả có các tác phẩm văn học bàn về chủ nghĩa Phân biệt chủng tộc và tính đa dạng của văn hóa nhân loại). Bà cũng là biên tập viên của quyển sách về Luật rất nổi tiếng, “Race on Trial: Law and Justice in American History” (2002).

Gordon-Reed là thành viên của Hội đồng quan hệ Quốc tế (Council of Foreign Relations). Trước khi bước vào môi trường nghiên cứu chuyên sâu, bà từng là tư vấn viên tư vấn cho các nhà làm Luật tại Hội đồng thành phố New York (New York City Board) từ 1987 đến 1992. Trong khả năng và quyền hạn của mình, bà đã giúp xây dựng các chính sách, thủ tục khiếu nại, và pháp luật ảnh hưởng đến các tù nhân. Sau khi tốt nghiệp trường Luật Harvard, Gordon-Reed từng tham gia cộng tác tại Trung tâm tư vấn Pháp Luật Quốc Tế Cahill Gordon & Reindel tại thành phố New York.

Khi còn là sinh viên của trường Luật Harvard, Gordon-Reed từng là Biên tập viên của tờ nội san trường Luật Harvard (Harvard Law Review). Ngoài bằng tiến sĩ Luật (J.D) , bà còn có một bằng cử nhân của ĐH. Dartmouth chuyên ngành Lịch Sử, tiến sĩ danh dự Văn Học của ĐH. Ramapo. Gordon-Reed cũng sẽ nhận được bằng tiến sĩ danh dự của ĐH. William & Mary vào khoảng giữa tháng năm tới đây.

Chèn vào Box: Gordon-Reed cho biết, “Tôi rất hân hạnh khi một lần nữa được trở thành một phần của cộng đồng Harvard. Tôi mong muốn được làm việc cùng với các sinh viên và các giảng viên của trường Luật, khoa Lịch Sử, và tôi rất háo hức khi được làm việc trong một môi trường giàu tính học thuật như tại học viện Radcliffe.”

04/5/2010
Hồ Quốc Nam (tổng hợp)

Bốn mùa của cuộc sống

Đối phó với mùa đông

Hàng năm, mùa đông đều đến, đó là quy luật tự nhiên của cuộc sống. Hãy chuẩn bị thật kĩ càng để đối phó với mùa đông. Cho dù mùa đông có làm cho bạn phải thay đổi cách ăn mặc hay làm thay đổi cả cuộc sống hàng ngày của bạn. Bạn phải chuẩn bị sẵn sàng cho mùa đông, vì ai trong chúng ta cũng biết, mùa đông cuối cùng rồi cũng sẽ đến. Cuộc sống không phải lúc nào cũng giống như đi trên một con đường bằng phẳng từ đầu đến cuối. Vì vậy, việc bạn cần làm là chuẩn bị thật tốt cho bất cứ điều gì bất thường xảy ra trong cuộc sống để bạn không bao giờ phải ở trong hoàn cảnh bị lạnh buốt xương trong khi bên cạnh bạn không hề có một chiếc áo khoác nào trong suốt khoảng thời gian đông dài giá lạnh. Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho mùa đông trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Hãy bắt lấy các cơ hội khi mùa xuân đến

Hàng năm, sau một khoảng thời gian dài của mùa đông, mùa xuân sẽ đến. Đó là thời điểm mà các cơ hội sẽ đến với bạn. Các bông hoa sẽ nỡ và mang lại màu sắc muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống. Vạn vật sẽ bừng tỉnh sau một cơn ngủ sâu và dài của mùa đông. Điều đó cũng tương tự như cuộc sống của bạn. Sau một khoảng thời gian dài được thử thách, cuối cùng những cơ hội lớn trong cuộc sống cũng sẽ đến với bạn. Nhiệm vụ của bạn là hãy bắt lấy các cơ hội của mùa xuân khi nó vừa mới đến. Đó là thời điểm bạn phải gieo trồng những hạt giống cơ hội cho chính mình. Bạn sẽ không bao giờ thấy được tất cả các vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời vì mùa xuân sẽ không bao giờ đánh thức tất cả chúng dậy. Hãy thể hiện sự tồn tại của bạn khi mùa xuân đến. Hãy bắt con thuyền mùa xuân đưa bạn đến bất kì nơi nào mà bạn mong muốn đến.

Bảo vệ mùa hè của bạn

Khi bạn đã gieo trồng các hạt giống trong mùa xuân, mùa hè sẽ nhanh chóng đến. Đó là thời điểm thu hoạch thành quả của các hạt giống mà bạn đã trồng trong mùa xuân. Đây là khoản thời gian niềm vui và sự thoải mái sẽ đến với bạn, đây cũng chính là thời điểm mà bạn cần phải cẩn thận nhiều hơn, “Mọi thành quả đều phải chịu sự thử thách”. Nếu bạn không cẩn thận, thành quả mà bạn đã gieo trồng trong mùa xuân, nay đã đến thời điểm thu hoạch, đột nhiên bị đánh cắp hay bị hủy hoại… Vì vậy, việc bạn cần làm là bằng mọi giá phải bảo vệ được thành quả của bạn. Một khi bạn đạt được điều gì trong cuộc sống, bạn phải bảo vệ nó. Bạn phải tận hưởng thành quả của bạn và phải bảo vệ giá trị của nó. Nếu không bạn sẽ đánh mất thành quả của bạn.

Hãy nhận trách nhiệm khi mùa thu đến

Khi mùa thu đến, cây cối sẽ thay đổi màu sắc, những chiếc lá trên cây sẽ bắt đầu rụng và chúng sẽ rụng hết. Thời tiết lúc này cũng bắt đầu lạnh dần để chuẩn bị cho một mùa đông tiếp theo. Đây là thời điểm thích hợp nhất cho bạn xem xét lại tất cả những gì mình đã làm trong những khoản thời gian trước đây, cả những mặt tốt và những mặt xấu. Trong thời gian này, bạn có thể xem xét lại bản thân mình và xem xét lại những bài học mà bạn đã được học được trong các mùa trước. Hãy nhìn nhận lại mọi việc dưới nhiều góc cạnh khác nhau của cuộc sống. Có lẽ, mùa thu chính là khoản thời gian trong năm bạn cảm thấy phải chịu nhiều áp lực nhất. Đó chính là vì đa số mọi người đều không rút ra được bài học gì từ những chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Hãy nhận trách nhiệm khi mùa thu đến để bạn có thể chuẩn bị cho một mùa đông khác đang đến và hãy lên kế hoạch thật chu đáo cho mùa xuân và mùa hè tiếp theo.

04/5/2010
Hồ Quốc Nam (dịch)

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Mẹ Việt Nam ơi


Tiếng của má nhỏ lắm

Không thấu được trời xanh

Nước mắt má nhỏ xuống

Không mặn được biển sâu


Lũ khốn chúng bây không chịu học lịch sử:

Ngàn năm trước khi bóng giặc giày xéo ải Nam Quan

Má bồng con chờ cha giết giặc

Ngàn năm sau khi máu anh nhuộm đỏ Trường Sa, Hoàng Sa

Má ngày đêm ngóng biển đợi tin con


Chỉ trách:


25/9/2011
Hồ Quốc Nam
http://hoquocnam.blogspot.com

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Pháp Luật của dân đâu?

"Pháp Luật của dân đâu?

Pháp Luật của Dân đây!

Á Pháp Luật của Dân,

Ối Pháp Luật của dân,

Í Pháp Luật của dân

Ú Pháp Luật của thân (của khỉ)



Pháp Luật của dân đây!


Pháp Luật của Dân đây!

Pháp Luật ở trên cây,

Pháp Luật của dân đây!

Pháp Luật ở trên mây,

Pháp Luật của dân đây!"


 Nạn nhân Đinh Thị Kim Phượng trong ngày cưới - Ảnh do gia đình cung cấp

Chính trị - Xã hội

Vụ ăn nhậu trên phà: Công an kết luận nạn nhân tự té xuống sông 
02/09/2011 06:43

TT - Ngày 1-9, thượng tá Phạm Hữu Châu, chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Công an tỉnh Long An, đã công bố danh tánh những người tham gia nhậu trên chiếc phà ở sông Vàm Cỏ ngày 20-8 và kết quả điều tra ban đầu của Công an huyện Tân Trụ.

>> Thuê phà ăn nhậu, một cô gái chết đuối

Theo đó, ngoài hai người bán vé số được thuê đi theo nướng tôm, trên phà có 14 người đi nhậu.

Kết quả điều tra ban đầu

Trong số này có 9 người đàn ông gồm: ông Nguyễn Kim Đoạn (viện trưởng Viện KSND huyện Cần Giuộc, Long An), ông Nguyễn Hương Giang (viện phó Viện KSND huyện Cần Giuộc), Nguyễn Thành Trung (xã Tân Lân, huyện Cần Đước), Lê Văn Phổ (buôn bán ở huyện Cần Giuộc), Nguyễn Ngọc Ba (xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa), Nguyễn Nhật Tuấn (nhân viên viễn thông huyện Cần Giuộc), Nguyễn Thanh Lâm (xã Long Khê, huyện Cần Đước), Đào Ngọc Hưng (buôn bán ở Cần Đước) và Nguyễn Hoàng Nhã (ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM).

Theo thượng tá Châu, trên phà chỉ có năm cô gái chứ không phải sáu như các báo đưa tin ban đầu. Đó là Đinh Thị Kim Phượng (người bị chết đuối, ngụ xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc), Võ Thị Hoa (xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc), Mai Thị Ngọc (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp), Nguyễn Thị Hồng Cẩm (huyện Bình Minh, Vĩnh Long), Nguyễn Thị Mỹ Hằng (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang). Trong số này, công an xác định Cẩm và Hằng làm tiếp viên của quán PT ở huyện Cần Giuộc. Hoa làm công nhân ở Bến Lức (Long An). Nạn nhân Phượng thì đang thất nghiệp, còn Ngọc là bạn của Phổ.

Điều tra ban đầu cho biết sau khi ăn nhậu được một giờ thì Ngọc cùng một vài người nữ lên bờ đi vệ sinh và bị dính bùn đất nên xuống sông tắm. Mọi người trên phà thấy vậy cũng ùa xuống sông tắm. Riêng Phượng không biết bơi nên ở trên phà giữ điện thoại và chìa khóa của Hoa. Một lúc sau, Hằng tắm cách phà khoảng 5m nghe như có tiếng người ngã xuống nước và nhìn lên phà không thấy Phượng nên bơi tới tìm và gọi mọi người tìm. Đến 20g cùng ngày thì vớt được thi thể Phượng. Nhận được tin báo, lực lượng công an đã đến hiện trường để khám nghiệm với kết luận ban đầu nạn nhân chết là do ngạt nước, hiện đang chờ kết quả giám định.

Phó Công an xã Nhựt Ninh Nguyễn Chí Tâm cho biết khoảng 16g ngày 20-8 ông nghe tin báo vụ việc chết đuối tại khu vực ấp Nhựt Long nên đã đến tận hiện trường để ghi nhận sự việc và làm công tác bảo vệ hiện trường. Trước đó, người phát hiện vụ việc là ông Trần Văn Út. Ông Út đi giăng lưới gần khu vực phà neo từ 11g trưa 20-8. Đến gần 15g30, khi đang giăng câu cách phà neo khoảng 40-50m, ông Út thấy mọi người trên phà lao xao, lặn mò tìm kiếm người mất tích, ông yêu cầu giữ nguyên hiện trường để báo công an xã. Theo ông Út, khu vực đậu phà nước rất sâu nên những người trên phà đã đến chỗ khác cạn hơn để tắm.

Gặp người trong cuộc

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Nhật Tuấn cho biết hôm đó được Trung rủ đi chơi nên có rủ ông Nguyễn Kim Đoạn đi cùng vì hai người quen biết nhau, cùng sống chung trong khu tập thể bưu điện. Những cô gái có mặt trong cuộc nhậu, ông Tuấn không quen biết trước. Khi được hỏi ai mời các cô gái này đi nhậu chung, ông Tuấn nói tiếp viên của quán PT là do một người trong nhóm rủ. Những người khác thì ông không biết.

Lần theo địa chỉ do Công an tỉnh Long An cung cấp, chúng tôi tìm đến ấp Thanh Hà, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc tìm Võ Thị Hoa. Theo công an, Hoa là người đến nhà rủ Phượng đi Cần Đước nhậu.

Hoa kể có quen biết với ông Phổ (trước đây là chủ quán nhậu ở Cần Giuộc). Ngày 20-8 do công ty ngưng hoạt động nên Hoa điện thoại cho vài người bạn hỏi có ai đi đâu chơi thì cho Hoa đi ké. Khi điện cho ông Phổ thì ông này rủ đi Cần Đước chơi với những người bạn khác. Thế là Hoa cùng Phượng chạy xe máy đến bến phà đã hẹn trước. "Trong nhóm người trên phà em chỉ biết mặt anh Phổ và Phượng bạn em. Còn những người khác em không biết họ là ai" - Hoa nói.

Hoa khẳng định không nhìn thấy và không biết vì sao Phượng lại bị chết đuối như vậy. Đến giờ Hoa cũng không hiểu tại sao bạn mình rơi xuống sông.

Chiều 1-9, chúng tôi đã gặp được ông Nguyễn Kim Đoạn. Ông Đoạn khẳng định ngay từ đầu khi thấy nhiều cô gái xuất hiện trên phà ông đã thấy khó chịu nên không hỏi tên các cô này. Lúc tắm sông, ông bơi ra cách phà khoảng 40-50m tắm một mình, không có chuyện ông "hú hí" tắm chung với các cô này. Khi nghe có người rớt xuống sông, ông bơi lại phà phụ lặn tìm nhưng không có kết quả.

Không có tội phạm?

Theo thượng tá Phạm Hữu Châu, cơ quan công an xác định trong lúc tắm không có đùa giỡn, níu kéo Phượng dẫn đến té xuống nước chết đuối.

Một nguồn tin cho biết chiều 1-9, các cơ quan gồm Viện KSND huyện, TAND và Cơ quan điều tra Công an huyện Tân Trụ đã họp liên ngành về vụ này. Cuộc họp thống nhất kết luận Phượng bị trượt chân ngã xuống sông chết đuối chứ không có ai kéo, đẩy. Do vụ này không có tội phạm nên sẽ không khởi tố vụ án.

Trao đổi với phóng viên, ông Thái Văn Ô, phó bí thư thường trực Huyện ủy Cần Giuộc, cho biết trong ngày huyện ủy đã cử đoàn công tác đến làm việc với Cơ quan điều tra Công an huyện Tân Trụ để nắm vụ việc, làm căn cứ xử lý các cán bộ, đảng viên của huyện liên quan trong vụ này. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra Công an huyện Tân Trụ từ chối trả lời.

Theo ông Ô, huyện ủy đã nhận bản tường trình của ông Đoạn và ông Giang (viện trưởng và viện phó Viện KSND huyện). Do chưa có kết luận chính thức của cơ quan điều tra nên tạm thời huyện ủy chưa tổ chức họp kiểm điểm, xử lý gì đối với ông Đoạn và ông Giang. Theo Ủy ban kiểm tra huyện ủy, các ông Đoạn và Giang có dấu hiệu vi phạm về đạo đức lối sống khi đi nhậu và tắm sông chung với các cô gái. Ông Đoạn hiện là huyện ủy viên, bí thư chi bộ Viện KSND huyện Cần Giuộc.

N.HẬU - M.THUẬN - V.TR.

Đường dẫn bài viết: http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/Chinh-tri-Xa-hoi/72775,Vu-an-nhau-tren-pha-Cong-an-ket-luan-nan-nhan-tu-te-xuong-song.ttm
23/9/2011
Hồ Quốc Nam

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Hồ Gươm trong mắt ai?

Cơn mưa hơn 12h đêm gần hồ Gươm, Hà Nội

Mặt nước hồ Gươm vào một tối trời Thu tháng Tám trong xanh và phẳng lặng như nước ở trong thau. Từng hạt mưa nhỏ li ti bay nghiêng nghiêng qua những ngọn đèn đêm, mang theo hơi lạnh của ngày đầu Đông, rồi rơi nhè nhẹ lên vai của những đôi tình nhân trẻ ngồi cạnh bờ hồ đang vụng về âu yếm. Những cành me non của ngày vừa mới thay lá khẽ khàng đung đưa theo từng con gió nhẹ miên man. Tháp Rùa mờ ảo trong sương đêm, dáng rêu phong như đã trầm mặc hàng thế kỷ. Bên kia đường là tiếng “lốc cốc” âm vang của những người bán hủ tiếu đêm, họ đi qua những hàng me xanh, những con hẻm nhỏ, thấp thoáng trong đêm tựa như một góc của bức tranh sáng tối.

21/9/2011
Hồ Quốc Nam
http://hoquocnam.blogspot.com

Viết cho những con đường đi ngược lại

Hàng ngày, chúng ta vẫn đi về trên những con đường quen thuộc. Từ ngày đi làm đến nay, trừ những lúc đi công tác xa, tôi có hai con đường để đi về nhà sau tám tiếng ngồi viết kịch bản ở cơ quan: con đường ngắn nhất để về nhà và con đường không phải là con đường ngắn nhất.

Hôm qua là một ngày không bình thường trong những chuỗi ngày bình thường bất tận của cuộc đời tôi: tôi làm việc hiệu quả gấp đôi so với ngày bình thường và mất tập trung gấp đôi so với ngày bình thường. Những kịch bản bình thường phải mất đến hai ngày mới viết xong thì hôm qua chỉ cần mất một ngày và có lúc tôi tự giật mình vì không biết nãy giờ đầu óc mình ở nơi đâu?


Chiều về, tôi chọn đường về cho mình không phải là con đường ngắn nhất, không phải là con đường vẫn đi đi, về về hàng ngày. Con đường mà có lẽ chỉ cần ngồi lên xe là tôi tự động chạy về không cần suy nghĩ, và đầu óc lại được miên man trong những suy nghĩ vu vơ. Có những lúc, trong cuộc sống bận rộn này chúng ta không được chọn con đường ngắn nhất, có lúc phải đi đường vòng, có lúc không muốn đi con đường ngắn nhất vì đơn giản không muốn đi mà thôi. Hôm qua của tôi là một ngày như vậy.

Lang man trong những dòng suy nghĩ bất tận của công việc và cuộc sống ngày thường, đột nhiên tôi thấy ngọn đèn giao thông trước mặt mình chuyển sang đỏ. Tôi dừng xe lại giữa dòng người tấp nập. Nhìn về một góc đường, thấy một cô gái trẻ độ đôi mươi với khuôn mặt hình trái soan, đôi mắt to tròn đen lay láy và mái tóc dài thướt tha chấm ngang vai đang bối rối tìm cách băng qua đường giữa dòng người và xe đông đúc. Đèn đỏ mà mọi người cứ chạy, đúng là những gã ngốc. Rồi tôi chợt nhận ra chính mình mới là gã ngốc thật sự, vì đơn giản, đèn đỏ ở ngã ba đường thì xe máy được quyền đi thẳng.

Chạy giữa những con phố bồng bềnh, mờ ảo và đông người, tôi cảm giác như mình lạc giữa những cơn mơ, tôi thấy những người đi gần và xung quanh bắt đầu chạy ngược lại với mình. Tôi thấy xe tôi dường như lùi lại phía sau còn xe những người khác như đang tiến về phía trước. Cũng có lúc tôi thấy xe mình chạy lên phía trước còn xe những người khác lùi về phía sau. Nó có lúc bình yên, có lúc nhộn nhịp, có lúc hiền hòa và cũng có lúc dữ dội như chính cuộc sống chen lấn và xô đẩy ngày thường.

Đi trên con đường quốc lộ chật chội người và xe, đột nhiên tôi ước mình được nhắm mắt lại, nhắm mắt để quên đi những dòng suy nghĩ miên man cứ chảy như dòng thác ở trên cao xuống và nhắm mắt để nhớ ra rằng mình còn một bài học vỡ lòng vẫn chưa học xong….

20/9/2001
Hồ Quốc Nam
http://hoquocnam.blogspot.com
(viết cho những tháng ngày cứ mãi trôi)

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Tình yêu và những cánh chim sắt


Hai năm về trước, khi còn là sinh viên ở Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM, tôi cùng với những người bạn thân trong đội bóng rổ Ký túc xá vẫn thường dùng hai bàn tay đập vào nhau mỗi lần có một con chim sắt bay ù ù qua đầu chúng tôi. Tôi còn nhớ rõ, ở sân bóng rổ Ký túc xá, cứ mỗi 15 phút là có một con chim sắt bay ngang. Hàng đêm, chúng tôi cùng nhau chơi bóng rổ và cùng nhau đếm những con chim sắt. Lần cuối cùng chúng tôi đập hai bàn tay vào nhau và dừng lại ở con số 1.000. Chúng tôi quyết định dừng lại ở đó vì dù sao 1.000 cũng là một con số đẹp.
 
Muốn biết được phải mất thời gian bao lâu thì mới đếm được 1.000 con chim sắt? Bạn cứ làm phép tính nhẩm như thế này, cứ 15 phút có một con chim sắt bay ngang đầu chúng tôi, vậy để có thể đếm được 1.000 con, chúng ta sẽ mất khoảng (15*1.000)/60 = 250 giờ, tức khoảng 10.5 ngày liên tục ở trên sân bóng rổ chỉ để đếm chim sắt. Thuở ấy, chúng tôi là sinh viên Đại học quốc gia, chúng tôi học ở các trường khác nhau và chỉ gặp nhau có mấy tiếng vào mỗi buổi tối.

Nhiều người thắc mắc tại sao phải đếm chim sắt mà không phải là những thứ khác, ví dụ như xe buýt chẳng hạn. Ừ thì chim sắt đối với chúng tôi có một ý nghĩa đặc biệt khác. Mỗi lần chim sắt bay ngang, chúng tôi thường tự hỏi, trên những cánh chim sắt ấy có khoảng bao nhiêu người? Có bao nhiêu ngươi đang nhìn xuống mặt đất và cái Ký túc xá bé tí nơi chúng tôi đang đứng? Có bao nhiêu người trong đó là người thân của chúng tôi? Có bao nhiêu kẻ ngốc như chúng tôi đang nhìn lên bầu trời đêm đen kịch những đám mây của Ký túc xá chỉ để đếm chim sắt? Và quan trọng hơn nữa là những cánh chim sắt ấy đang bay về đâu?

Rồi mấy năm trôi qua, những cánh chim sắt cứ lần lượt mang những người thân của chúng tôi đi xa, đi về những phương trời xa lắm nơi mà chúng tôi chưa bao giờ có cơ hội đến được. Những cánh chim sắt ấy đã mang những người thân của chúng tôi đi về một đất nước nào đó xa xăm trên trái đất. Mang theo biết bao nhiêu sự nhớ thương, niềm tin và hi vọng được gửi vào những người thân khi họ đi về một phương trời mới nào đó. Mới hôm qua đây thôi cánh chim sắt ấy lại một lần nữa mang một người thân của tôi đi về một phương trời khác. Lại một cuộc chia tay, tôi tin rồi mấy năm nữa thôi cũng chính cánh chim sắt ấy sẽ đem người thân của tôi trở về như tôi đã từng chờ đợi và hi vọng.

Sẽ bao nhiêu lâu nữa tôi sẽ leo lên cánh chim sắt ấy và đi về một phương trời mới? Chắc chắn cũng không lâu nữa đâu. Tôi sẽ đi, sẽ leo lên cánh chim sắt ấy, đi về một miền xa lạ, và cũng chính bằng cánh chim sắt ấy, tôi sẽ quay về bên những người thân, bên bạn bè thân yêu. Bạn hỏi tại sao đi rồi lại quay về hả? Đơn giản thôi, vì tôi đã trót yêu những cánh chim sắt và lỡ yêu luôn những con người nhỏ bé ra sân bay để đưa người thân của mình về một miền xa lạ.

19/9/2011
Hồ Quốc Nam
http://hoquocnam.blogspot.com
(Tặng Đ ngày anh đi! Mong cho anh sức khỏe và bình yên!)

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Phim Roman Holiday: Phim của người làm báo

Một số phần trong bài viết này:
1. Giới thiệu khái quát về bộ phim Roman Holiday, những thành tựu phim đạt được.

2. Cuộc đời thường của nàng công chúa Princess Anne.

3. Roman Holiday: Lãng mạng hay hiện thực?

4. Roman Holiday: Công chúa và đời thật.

5. Nhà báo: Tình yêu và nghề nghiệp.

6. Lát cắt về nhà báo trong Roman Holiday.

7. Đánh giá về những hiệu quả truyền thông của Roman Holiday.

Mỗi phần (được đánh số từ 1 đến 7) trong bài viết này là một góc cạnh rất nhỏ xoay quanh bộ phim Roman Holiday, do đó khi đọc các bạn có thể đọc không theo thứ tự như khi viết. Dù sao đi nữa thì bài viết giới thiệu vẫn là bài viết giới thiệu, các bạn nếu muốn biết bộ phim thật sự hay như thế nào xin hãy xem qua bộ phim. Đây chỉ là ý kiến đóng góp của tôi sau khi xem qua bộ phim này.

Mặc dù cồ gắng hết sức nhưng chắc chắn bài viết này sẽ còn nhiều sai sót. Mọi ý kiến đóng góp xin liên hệ qua địa chỉ email: tentolanam@gmail.com.

Xin chân thành cảm ơn!
Hồ Quốc Nam

1. Những thành tựu quan trọng của Roman Holiday

Nhóm thực hiện:

Audrey Hepburn và Gregory Peck trong một cảnh phim

- Audrey Hepburn trong vai Princess Anne.

- Gregory Peck trong vai Joe Bradley (phóng viên).

- Đạo diễn : William Wyler.

- Diễn viên : Eddie Albert, Hartley Power, Harcourt Williams, Margaret Rawlings....

- Kịch bản: Dalton Trumbo, Ian McLellan Hunter.

- Hãng sản xuất : Paramount Pictures.

Giải thưởng:

- 1954 Oscar Winner for: Best Actress in a Leading Role (Audrey Hepburn), Best Costume Design/Black-and-White, Best Writing - Motion Picture Story (Ian McLellan Hunter, Dalton Trumbo). 1954 BAFTA awards winner for: Best British Actress (Audrey Hepburn).

- Golden Globe winner for: Best Motion Picture Actress - Drama (Audrey Hepburn).

Độ dài: 118 phút.

Nhận xét:

Với cách diễn xuất hài hước và không kém phần già dặn của hai diễn viên chính đã giúp cho bộ phim đoạt nhiều giải thưởng quốc tế danh giá. Với Roman Holiday, Audrey Hepburn - nữ diễn viên chính trong phim đã trở thành huyền thoại và mang lại cho cô giải Oscar duy nhất trong sự nghiệp điện ảnh của mình.

2. Cuộc đời thường của một nàng công chúa
Công chúa Princess Anne do Audrey Hepburn thủ vai

Công chúa Anne (Audrey Hepburn) chán ngấy với cuộc sống cung đình nên quyết định trốn ra ngoài du ngoạn thành Rome trong một ngày. Joe Bradley (Gregory Peck) - một phóng viên người Mĩ đã quyết định đưa cô đi thăm thú với ý định viết một bài phóng sự thật đặc biệt về công chúa. Nhưng điều cả hai không ngờ tới là một tình cảm đã nảy sinh giữa họ.

Roman Holiday - Bộ phim kinh điển lãng mạn nhất mọi thời đại với sự tham gia diễn xuất của huyền thọai Audrey Hepburn đã mang lại cho cô giải Oscar duy nhất trong sự nghiệp điện ảnh của mình. Cốt truyện đơn giản nhưng với sự đạo diễn tài hoa của William Wiler đã biến Roman Holiday thành phim hài kịch lãng mạn sau 54 năm vẫn còn trong tâm trí người yêu phim kinh điển.

Công chúa Anne thực hiện một chuyến công du vòng quanh các nước Châu Âu. Khi đến Rome, nàng bắt đầu phản kháng và muốn tìm cách thoát khỏi lịch trình làm việc dày đặc và cứng nhắc của một nàng công chúa. Một tối nọ, sau khi bị tiêm thuốc an thần để ngủ, nàng tìm cách trốn khỏi phòng, nấp trong một chiếc xe tải và ra khỏi tòa đại sứ. Tuy nhiên, vì thuốc đã ngấm nên nàng nhanh chóng ngủ gật trên một chiếc ghế đá công cộng và gặp được Joe Bradley, một phóng viên người Mỹ. Chàng đưa nàng về nhà trọ của mình. Sáng hôm sau, Joe thức dậy trễ và để lỡ cuộc họp báo với công chúa Anne. Khi chợt nhận ra người thiếu nữ đang ngủ say trong phòng mình là nàng công chúa cao sang quyền quý kia, Joe liền hứa với vị tổng biên tập là mình sẽ viết được một bài phóng sự đặc biệt về nàng và mọi chuyện bắt đầu…

3. Roman Holiday: Lãng mạn hay hiện thực?

Có hay không một câu chuyện cổ tích giữa đời thường?

Tựa phim là Roman Holiday nghĩa là “Kỳ nghĩ ở Rome” nhưng tôi cảm thấy đây quả là Romance Holiday (kỳ nghĩ lãng mạn) và không thể nào quên được.

Bộ phim Roman Holiday dành cho những người yêu điện ảnh kinh điển, cốt truyện đơn giản, lãng mạn, kết hợp với những pha hành động kịch tính hài hước. Bộ phim là những lát cắt và nghề báo và đời sống của hoàng gia.

Bộ phim lấy bối cảnh châu âu vào những năm 50 của thế kỷ trước. Sau 54 năm nhưng nó vẫn còn có giá trị cho tới ngày nay và được nhiều thế hệ những người xem điện ảnh yêu thích.

Roman Holiday thu hút khán giả ngay từ những phút giây đầu. Đây là một bộ phim đề cập nhiều đến đời sống cung đình của giới quý tộc, đề cập đến cuộc sống của những nhà báo, về cách sống của họ, cách lấy tin và cách họ đã làm như thế nào để có được một tin “không đụng hàng”.

Roman Holiday hấp dẫn khán giả không những bởi những vấn đề mà bộ phim nêu ra gợi mở cho chúng ta nhiều vấn đề. Mà nó còn đề cập đến cuộc sống của giới quý tộc, hoàng gia cung đình. Khi mà trong xã hội lúc bấy giờ tầng lớp đó vẫn tồn tại và được xem như là một tầng lớp trên của xã hội. Cuộc sống của những phóng viên báo chí như Joe Bradley.

Ngay từ những phút đầu của bộ phim khác giả đã tự hỏi câu chuyện của phóng viên Joe Bradley và Princess Anne sẽ đi về đâu khi mà bên cạnh một công chúa quyền cao chức trọng lại là một anh chàng phóng viên luôn muốn tìm mọi cách để lấy được những hình ảnh “độc nhất vô nhị” về công chúa Anne, tham vọng thực hiện một cuộc phỏng vấn nhầm lấy được số tiền thưởng khá lớn 5000$.

Vậy giữa cuộc sống của một nàng công chúa cung đình và một nhà báo có gì giống và khác nhau? Giữa họ có những điểm tương đồng như thế nào để hai con người này đã gặp nhau ở Roman Holiday? Có lẽ nên để phần tranh luận xem Roman Holiday là một bộ phim lãng mạn hay hiện thực dành lại cho những khán giả xem phim hơn là bàn luận!

4. Roman Holiday – Công chúa và đời thật


Có thể nói thời lượng 20 phút đầu của bộ phim Roman Holiday là một lát cắt tinh xảo về đời sống hoàng gia. Công chúa Anne hiện ra trước mặt các vị khách quý là một công chúa quyền cao chức trọng, là người sẽ nối ngôi nữ hoàng tương lai. Nhưng chỉ có những người thân cận nhất của công chúa mới có thể hiểu rõ được công chúa. Về những công việc quốc gia đại sự mà trọng trách của quốc gia đã đè nặng lên vai của nữ hoàng tương lai, những công việc đó đối với một phụ nữ ở tuổi Anne là quá sức chịu đựng. Công chúa xuất hiện ở đầu bộ phim theo cảm nhận của khán giả cô là một công chúa trẻ con, công chúa biết nũng nịu với người vú già, công chúa biết ăn bánh, uống sữa. Trách nhiệm đối với quốc gia đã khiến cô quá mệt mỏi, cuối cùng do không chịu đựng được nữa nên cô đã tìm cách trốn ra ngoài trên một chiếc xe tải, từ đó cũng là bắt đầu cuộc phiêu lưu của công chúa…

Thời lượng chủ yếu của phim dành cho những cảnh quay tại thủ đô Rome của Italia, công chúa Anne và chàng phóng viên Joe Bradley chu du trên chiếc xe Vespa cổ vòng quanh đường phố Rome. Thật ra đây là việc dàn dựng của anh chàng phóng viên và một người bạn nhà báo nhầm lấy được những tấm ảnh “không đụng hàng” về công chúa Anne, mục tiêu mà giới báo chí Italia và báo chí thế giới lúc này không ngừng săn đón. Nếu thực hiện được cuộc phỏng vấn đặc biệt này, ông chủ của tòa soạn nơi phóng viên Joe Bradley làm việc hứa sẽ trả anh nhuận bút 5000$, một khoảng tiền rất lớn vào thời đó, đặc biệt là với một phóng viên như anh.

Phần còn lại của thời lượng bộ phim được quay trong cung điện, nơi công chúa Anne cùng các cận thần hội hợp, đón chào các vị khác quý. Ở phần đầu tiên của bộ phim, khung cảnh xuất hiện thật hoành tráng. Công chúa Anne xuất hiện với một đoàn người ngựa, cận thần cùng cận vệ với sự chào đón nhiệt tình của nhân dân Rome, cho ta thấy được tình cảm mà nhân dân Rome dành cho một người đặc biệt như công chúa. Tiếp theo sau đó là khung cảnh cung đình với những buổi hợp trang nghiêm, những buổi tiệc cung đình linh đình, nhảy đầm.

Với 118 phút thời lượng phim, và 3 ngày trong thực tế (ngày đầu công chúa ở cung điện, ngày 2 công chúa cùng phóng viên Joe Bradley chu du trên chiếc Vespa cổ vòng quanh đường phố Rome, ngày thứ 3 công chúa với buổi hợp mặt), nhưng thời gian chủ yếu của bộ phim là dành cho ngày thứ 2. Ngày thứ 2 có thể được xem là ngày chủ chốt, quan trọng nhất của bộ phim khi nó dường như đã thể hiện hầu hết nội dung mà những người làm bộ phim muốn chuyển tải.

Nhưng cuộc phiêu lưu của chàng phóng viên Joe Bradley và công chúa Anne đã chiếm phần lớn thời gian của bộ phim. Vậy giữa con người thực tế (công chúa) và cô gái say rượu ngủ ngoài đường được cứu giúp thì đâu là hình ảnh mà những người làm phim chú ý nhiều hơn?

5. Nhà báo: Tình yêu và nghề nghiệp


Roman Holiday không phải là một câu chuyện cổ tích của phương Đông với những phép màu biến hóa hay những câu chuyện hoàng tử cứu công chúa rồi lập nên chiến công hiển hách của các nước phương tây. Đầu tiên tình cảm của họ có phải chỉ đơn giản là “vụ lợi”? Phóng viên Joe Bradley tình cờ gặp một cô gái say rượu ngoài đường, do không còn cách nào khác anh đành để cho cô gái kia ngủ trong nhà mình một đêm, chờ khi cô tỉnh lại sẽ đi.

Nhưng rồi do tình cờ nên anh phát hiện ra được người phụ nữ mà ngủ trong nhà anh đêm qua chính là Princess Anne. Từ đó trở về sau anh tìm mọi cách để thể làm được công việc “tác nghiệp” của mình. Câu chuyện tưởng như hết sức bình thường nhưng lại chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc. “Cuộc sống đâu phải lúc nào cũng như trong mơ?”, cơ hội sẽ đến với mọi người nhưng quan trọng hơn là có nắm bắt được cơ hội đó hay không? Joe Bradley đã rất vui mừng và tìm mọi cách để nắm bắt tốt cơ hội dành cho mình.

Khi phát hiện ra người phụ nữ đó chính là Princess Anne, Joe Bradley đã cố gắng thực hiện được “nhiệm vụ” của anh. Ban đầu anh chỉ hành động theo bản năng của một nhà báo, anh muốn công chúng có được những thông tin và hình ảnh “hot” nhất về Princess Anne, con người là đề tài cũng như mục tiêu săn đuổi của giới truyền thông trong thời gian hiện tại.

Phóng viên Joe Bradley không đáng khen khi anh đi với công chúa là một hành động có toan tính và vụ lợi, nhưng anh đáng khen khi ngoài bổn phận là một nhà báo, một con người của công chúng, làm việc cho công chúng, anh phải đem đến cho công chúng những cái họ cần. Lương tâm của một nhà báo không cho Joe Bradley bỏ qua thông tin một cách uổng phí, và đầu tiên anh đã hành động theo bản năng của mình, bản năng của một nhà báo.

Nhưng rồi càng về cuối cùng của bộ phim ta càng thêm yêu quý Joe Bradley, bởi anh đã dám hi sinh những lợi ích của bản thân, lợi ích sẽ trở thành một nhà báo nổi tiếng vì đã có những thông tin sốt dẻo nhất cùng với khoản tiền kếch xù 5000$. Phóng viên Joe Bradley đã hành động theo tình cảm của một con người chân chính, anh cảm thấy khi những thông tin mà anh đã có được nếu đưa lên mặt báo sẽ gây ra tổn thất danh dự cho công chúa Anne hay chính tình yêu với công chúa đã không cho anh làm điều đó? Mặc dù công sức của anh bỏ ra là xứng đáng và nó hoàn toàn hợp với “đạo đức nghề báo”…

6. Lát cắt về nghề báo trong Roman Holiday

Joe Bradley đang nghĩ gì? Tình yêu hay nghề nghiệp?

Roman Holiday đã cho ta có cái nhìn khái quát hơn về nghề báo. Nhà báo có thể làm mọi cách để có được thông tin, điều đó hoàn toàn đúng và đáng khen vì nhà báo là người của công chúng, công chúng có quyền đòi hỏi ở nhà báo những điều như thế. Nhưng rồi chính Joe Bradley đã từ bỏ cơ hội được trở thành một nhà báo nổi tiếng cộng với một khoản tiền thưởng kếch xù, không đưa những thông tin trị giá hàng nghìn USD lên mặt báo, những thông tin mà anh khó khăn lắm anh mới có được chỉ nhằm một thứ duy nhất: “Tình yêu của anh và Princess Anne”.

Khung cảnh cuối cùng của bộ phim Roman Holiday khép lại bằng hình ảnh phóng viên Joe Bradley đi một mình ra ngoài cung điện với nét mặt đăm chiêu, không một ai bên cạnh anh lúc đó? Là một nhà báo chân chính Joe Bradley đã thất bại hay thành công? Bộ phim với một kết thúc mở gợi cho ta nhiều dòng suy nghĩ. Nếu Joe Bradley chấp nhận bán những hình ảnh mà anh khó khăn lắm mới có được cho tòa soạn nơi mà anh đang làm việc để đổi lấy sự nổi tiếng và khoảng tiền thưởng 5000$. Có lẽ bọ phim sẽ đi vào một kết cục buồn chán nếu như Joe Bradley quyết định bán những thông tin mà mình có cho tòa soạn, nhưng cũng như cách Joe Bradley có được thông tin như thế nào thì cách anh giữ “kín” thông tin cũng khó khăn như thế ấy.

Joe Bradley đã hơn một lần làm ngã người bạn đồng nghiệp của mình nhầm tránh thông tin bị lộ ra. Anh cũng đã tìm đủ mọi cách để từ chối với ông chủ tòa soạn về việc cung cấp các hình ảnh mà mình có được. Đối với công chúng, Joe Bradley là người có lỗi khi anh chưa làm tròn nghĩa vụ của mình đối với công chúng. Bản thân là một nhà báo Joe Bradley hiển nhiên hiểu được giá trị những tấm ảnh mà khó khăn lắm anh mới có được, nhưng anh đã chọn một giải pháp cho mình, giao trả tất cả các tấm ảnh mà mình và người bạn có được cho Princess Anne. Đó có lẽ là một món quà mà công chúa khi nhìn thấy sẽ không bao giờ quên những kỷ niệm mà mình đã có với thành Rome. Princess Anne đã nói: “Mỗi thành phố đều có một vẻ đẹp riêng, và những kỷ niệm mà tôi đã có với thành phố Rome sẽ không bao giờ quên được” (trích trong Roman Holiday).

Có lẽ ta ta nên hài hước một chút khi gợi ý đưa bộ phim Roman Holiday vào trình chiếu cho Sinh viên báo chí xem trong học phần chuyên ngành về “Đạo đức nghề báo”. Bản thân là một nhà báo, chúng ta còn là một con người, thông tin là vàng bạc, ta có thể bằng mọi cách để có được thông tin nhưng việc đưa thông tin đó lên mặt báo cần được cân nhắc cụ thể. Joe Bradley đã chọn một con đường, con đường mà có lẽ khó ai có thể làm được như anh!

7. Đánh giá về hiệu quả truyền thông của bộ phim Roman Holiday

Bộ phim Roman Holiday là một tác phẩm kinh điển được nhiều thế hệ khán giả trên khắp thế giới yêu mến.

Roman Holiday không phải là một tác phẩm giải trí ăn theo mô-típ của các nhà làm phim trong xã hội đương đại. Xem xong bộ phim ta có cảm giác trong phim có những chi tiết rất thật, rất sống động gần gũi với những sự vật, hiền tượng đang xảy ra trong xã hội đương thời.

Có thể nói Roman Holiday là một tác phẩm hiện thực và lãng mạn đang xen. Nó không phải là một câu chuyện với những mô-típ quen thuộc từ trước tới nay. Ở đó không có những tình yêu xét đánh, những nhân vật trong phim gặp nhau như những người xa lạ, đầu tiên không có một tình cảm nào thân thiết với nhau, không có một sợi dây nào kết nối họ với nhau. Sau đó do những điều kiện khách quan và chủ quan họ đã sát cánh bên nhau và tình cảm cũng nãy sinh từ đó.

Đầu tiên mối quan hệ của họ có thể được nói là “vụ lợi”, họ lợi dụng lẫn nhau. Hai anh nhà báo đi theo Princess Anne vì biết cô chính là công chúa, là đối tượng mà giới truyền thông hiện tại đang săn đón. Họ có thể vì sự nổi tiếng, vì tiền hay cũng có thể là vì muốn chiếm được tình cảm của Princess Anne. Họ hành động trước tiên nhất là theo bản chất của nhà báo, những con người tìm kiếm thông tin và đem thông tin đó phục vụ công chúng. Nếu đem Roman Holiday đi so với các tác phẩm điện ảnh đương đại thì Roman Holiday có lẽ hơn những bộ phim khác một bậc ở chất hiện thực.

Vẫn là đề cập đến những vấn đề thời sự nóng bỏng như việc thành lập Liên minh châu Âu EU, bộ phim cũng đề cập đến cuộc sống của những nhà báo và hoàng gia nên nó đã hấp dẫn khán giả ngay từ những phút giây đầu tiên. Bộ phim ca ngợi tình yêu trong sáng, đan xen những chi tiết rất hài hước phim cũng có những chi tiết hành động không kém phần hấp dẫn. Có thể nói Roman Holiday ra đời định hướng cho những tác phẩm điện ảnh sau này ra đời sau nó.

Roman Holiday còn là lát cắt về nghề báo và đời sống hoàng gia, bộ phim giúp khán giả tiếp cận được với cuộc sống của giới nhà báo và giới quý tộc, những tầng lớp khá “đặc biệt” trong xã hội. Roman Holiday có thể được sử dụng trong giáo trình đào tạo Báo chí về “Đạo đức nhà báo” vì những chuyện mà phim đề cập rất thật, rất gần gụi, những chuyện ấy những “nhà báo tương lai” hoàn toàn có thể gặp trong thực tế.


17/9/2011
Hồ Quốc Nam
http://hoquocnam.blogspot.com

Giáo dục nhân cách, nhà trường hay gia đình?

Ông cha ta thường nói, “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện” có nghĩa là con người sinh ra đã có sẵn cái tánh thiện trong mình. Vậy mà sau khoảng mười mấy năm ngồi trên ghế nhà trường, và cũng mười mấy năm đó được cha mẹ dạy dỗ, con người lại đánh mất luôn cái tánh thiện của mình. Một học sinh trung học cơ sở cỡ như lớp tám thì ít nhất cũng đã ngồi trên ghế nhà trường được tám năm. Chưa tính luôn các lớp mầm, lớp chồi, lớp lá… Vậy tính ra cũng ngót chục năm ngồi trên ghế nhà trường, và mười mấy năm ở nhà cùng cha mẹ.

Từ chuyện nữ sinh đánh nhau
Gần đây báo chí đưa tin suốt ngày về mấy cái vụ nam sinh đánh nữ học sinh, rồi một đám nữ học sinh đánh hội đồng một nữ học sinh khác. Có bậc làm cha, làm mẹ lại cho là chuyện bình thường, “Ôi mấy đứa nhỏ, bụng dạ còn non kém thì đánh nhau cũng là chuyện bình thường,”. Nhưng hễ mà có ai chứng kiến mấy vụ việc đó, hay được xem qua các đoạn băng ghi hình mà hàng loạt trang điện tử đăng trên mạng thì mới thấy được mức độ tai hại của nó. Một đám học sinh nữ, đang vỗ tay, hò reo, cỗ vũ cho một học sinh nữ đánh đập một học sinh nữ khác. Cả hai đầu tóc rũ rượi, áo quần xốc xếch. Một người thì nằm dài dưới đất, còn người kia thì dùng giày cao gót đạp thẳng vào mặt của bạn mình. Các em học sinh nam thì làm ngơ, vì có lẽ mấy em này nghĩ, “Đây chỉ là chuyện của chị em phụ nữ thì mình cũng không nên xía vào làm gì,”. Nếu có một nam học sinh nào đó vì thấy xót cho bạn quá nhảy vô can ngăn thì chắc chắn nhận được những câu đại loại như, “Đây là chuyện của con gái, để con gái xử lý, bạn nhảy vào làm gì?”.

Vậy tại sao gần một chục năm ngồi lên ghế nhà trường, được dạy về những môn học như “Rừng vàng biển bạc”, “Đẹp vô cùng đất nước ta ơi”… thì các em nữ sinh vốn chân yếu, tay mềm kia lại trở thành những con người hết sức hung hãn, sẵn sàng dùng gót giày cao gót để đạp thẳng vào mặt bạn mình. Kể cũng lạ, mấy chục năm nay, không khi nào thấy một bài học nào của các em nói về, “Làm sao để tránh được cơn giận giữ”… Văn hóa Việt Nam ta ngày xưa vốn đâu có vậy. Đàn bà, phụ nữ vốn là chân yếu tay mềm, luôn được thương yêu, bảo vệ và chiều chuộng. Chuyện nam học sinh đánh nhau thì thiếu gì, sao không có nghe báo nào nói hết vậy? Đâu đó vẫn còn nghe tin một số em học sinh nam phải trốn nhà, bỏ học vì bị một bạn nam khác hâm dọa đánh. Như vậy chuyện đánh nhau chắc chắn không chỉ là nữ sinh đánh nhau rầm rộ như các báo đưa tin mà đánh nhau chính là vấn nạn chung của cả thế hệ học trò và nền giáo dục Việt Nam hiện nay.

Tôi còn nhớ, hồi còn nhỏ, khi đi học ở quê nhà, thiếu thốn đủ thứ, từ quần áo, đến sách vở… Có chuyện gì gây tức lắm, ví dụ như chuyện thằng Tí con bác Tám đầu xóm dùng bút mực vẫy mực vào áo. Tôi không có dám méc cô giáo, vì biết méc cô giáo xong rồi nó vẫn sẽ tiếp tục vẫy mực vào áo tôi, thâm chí có thể đánh tôi nữa. Mẹ tôi chỉ có một mình tôi là con thôi còn cô giáo có tới bốn, năm chục đứa nhỏ như tôi. Làm sao mà một mình cô có thể giải quyết hết chuyện của bốn, năm chục đứa nghịch ngợm như bọn tôi được? Tức anh ách nhưng chỉ dám về nhà nói với mẹ. Mẹ tôi phán cho một câu, “Không sao đâu con, để mẹ qua nói cho bác Tám biết,”. Vậy mà hay, cuối cùng thì thằng Tí cũng xin lỗi tôi và từ đó không bao giờ dám lấy bút mực vẫy vào áo tôi nữa. Tôi với thằng Tí cũng chơi thân với nhau chứ có bao giờ dám dùng một cây sắt để đập vào đầu nhau bao giờ? Ôi cái tình làng xóm láng giềng và sự quan tâm của các bậc làm cha, làm mẹ thật đáng quý lắm thay…

Đến chuyện nghiện game online 
 Nhân cách của con trẻ bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường sống và cách giáo dục

Ngày nay, các bật cha mẹ thường cắm đầu, cắm cổ quần quật vào công ăn, việc làm. Ít có bậc cha mẹ nào để ý đến con cái mình làm gì ở trường, chơi với bạn như thế nào… Nên ít có ai có thời gian để chịu lắng nghe xem con cái của họ nói cái gì, cứ để mọi chuyện cho nhà trường giải quyết. Rồi phó mặc mọi thứ cho nhà trường. Xem như là con họ do nhà trường hoàn toàn dạy dỗ. Các bậc cha mẹ quên rằng, muốn cho một đứa trẻ nên người thì gia đình chính là yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự hình thành nhân cách nơi đứa trẻ. Gia đình phải dạy dỗ chỉ từ một đến hai đứa trẻ, trong khi nhà trường phải chịu trách nhiệm dạy dỗ hàng nghìn đứa trẻ. Không biết có phải do tình cờ hay không mà đa số những chuyện học sinh đánh hội đồng lẫn nhau diễn ra đa số ở các thành phố lớn. Nơi mà các bậc cha mẹ hiếm khi có thời gian để lắng nghe các em. Không lẽ, khi cuộc sống vật chất ngày càng cao thì nhân cách và đạo đức của học trò ngày càng xuống dốc? Gia đình đứng ở đâu trong những chuyện này? Có ai trách một gia đình có một nghìn đứa con mà có mười trong số chúng là những đứa con hư?

Tôi còn nhớ một lần đi tham gia chương trình Cai nghiệm game online của trung tâm Thanh Thiếu Niên Miền Nam. Có một em tên là Quân, gia đình giàu có, cha mẹ là những người thành đạt. Nhưng tiếc thay, Quân là một người bị nghiện game online loại nặng. Mỗi ngày em bỏ ra mười mấy giờ liền chỉ để chơi game. Ở nhà không cho chơi, em ăn cắp tiền gia đình ra ngoài tiệm net chơi. Xin tiền, mẹ không cho, Quân sẵn sàng ăn cắp mấy trăm nghìn của bố, mẹ để đi chơi game. Có lần Quân đi lâu quá, không thấy về nhà, người mẹ mới thấp thỏm đi tìm, gặp con, mừng không xiết, chưa kịp chạy lại ôm con thì đã bị Quân chỉ thẳng vào mặt, “Bà tránh ra, bà tránh ra, bà làm tui mang nhục với bạn bè!”. Sau này, trong một lần tình cờ gặp mẹ quân ở sân bay khi đưa Quân đi cai nghiện game online ở Hà Nội về, tôi mới biết, mẹ quân là một chuyên gia chuyên nghiên cứu các vấn đề Giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy, giáo dục nhân cách của trẻ, ai chịu trách nhiệm chính, nhà trường hay gia đình của trẻ đang sinh sống? Trẻ em vốn là những người vốn dễ dàng thay đổi được nhận thức một khi chịu sự tác động. Từ trước đến giờ chúng ta cứ hay đỗ thừa cho nhà trường và nền giáo dục đã dạy dỗ không đúng cách con em chúng ta. Đúng! Nhà trường phải chịu trách nhiệm nếu học sinh gây gỗ, đánh nhau, hoặc suy đồi về đạo đức. Nhưng chúng ta đang quên rằng, gia đình cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục đạo đức và nhân cách của các em. Gia đình chính là tế bào của xã hội, một khi gia đình quản lý con em mình không nghiêm thì đừng mong chờ gì tới sự giáo dục của nhà trường vì xét cho cùng, vai trò của nhà trường cũng chỉ là thứ yếu sau sự dạy dỗ của gia đình. Gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ. Muốn thay đổi được nhận thức, nhân cách của trẻ phải thay đổi từ ngọn nguồn, đó chính là gia đình nơi các em đang sống. 

17/9/2011
Hồ Quốc Nam

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Phim The Butterfly circus: Nơi tình yêu và nghị lực lên tiếng

Đại suy thoái Kinh tế ở Mỹ diễn ra khoảng từ năm 1930 cho đến năm 1940. Cuộc khủng hoảng đã làm cho đời sống người dân lâm vào cảnh khó khăn, đặc biệt là nông dân khi giá của lương thực giảm đến 60%, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên hơn sáu lần so với những năm trước đó, chiếm đến 25% tổng dân số. Lúc đó có một đoàn biểu diễn nghệ thuật di động đã đi qua những khung cảnh hoang tàn của nước Mỹ. Trên đường đi, đoàn biểu diễn nghệ thuật đã chiếm được toàn vẹn tình yêu của công chúng. Trong một lần đoàn thăm một lễ hội có trưng bài những con người có hình thù kì dị khác thường, họ đã gặp một con người không có tay có chân và đã nhận người này đi cùng với đoàn xiếc của mình.

Một cảnh trong phim
 
Mỗi nhân vật trong đoàn xiếc là một cuộc đời, một số phận riêng biệt, nhưng ở họ có một điểm chung là trước khi gặp nhau, họ đều là những con người phải hứng chịu nhiều bi kịch trong cuộc đời. Họ đã đến với đoàn xiếc này, yêu thương, đùm bọc nhau để vượt qua những khó khăn, vất vả trong cuộc sống. Phim nói về những con người bình thường trong bối cảnh xã hội Mỹ vào những năm khủng hoảng. Chủ để của phim là tình yêu giữa người với người, số phận và những nỗ lực phi thường của các nhân vật để vượt qua số phận, tất cả hòa quyện lại tạo thành một phim ngắn nhẹ nhàng với những thông điệp dễ đi vào lòng người.
 
Các bạn có thể xem phim trực tiếp theo đường dẫn sau đây:
 
16/9/2011
Hồ Quốc Nam
http://hoquocnam.blogspot.com